Dẫn theo Michael Vickery (Hà Hữu Nga dịch), Phù Nam nhìn lại (bản điện tử)

Một phần của tài liệu chính quyền đại việt và quá trình xác lập chủ quyền lãnh thổ phía nam (thế kỷ xi – xviii) (Trang 33 - 41)

thể nhận thấy, hoạt động kinh tế của Phù Nam chủ yếu là nông nghiệp, khai thác lâm thổ sản và đặc biệt là phát triển mạnh kinh tế từ biển và thương mại.

Trong những thế kỷ đầu công nguyên, khu vực miền nam Đông Nam Á là nơi sinh sống của nhiều tộc người, sau đó đã hình thành những quốc gia sơ kỳ đầu tiên, như quốc gia của người Khơ-me ở lưu vực Sê-mun, các quốc gia của người Môn ở hạ lưu Chao Phya. Từ những kết quả khảo cổ học ở Óc Eo, cùng với những tài liệu từ bi ký chúng ta biết thêm về sự tồn tại của Ộmột quốc gia cổ trên miền tây sông Hậu (địa phận An Giang Ờ Kiên Giang) Ờ nước Na-ra-va-ra (nước Chắ Tôn)Ợ [70, tr.76]. Qua đó, có thể thấy, vương quốc Phù Nam là một tập hợp các tiểu quốc thuộc nhiều tộc người khác nhau, có trình độ kinh tế - xã hội khác nhau. Với tiềm lực về kinh tế và quân sự hùng mạnh, Phù Nam đã thôn tắnh các nước nhỏ, trở thành nước tôn chủ, bắt các nước khác phải thần phục và cống nạp. Trong thời kỳ phát triển hưng thịnh nhất, Phù Nam đã phát triển thành một đế chế hùng mạnh, cương vực lãnh thổ rộng lớn bao gồm Nam Bộ của Việt Nam, nước Campuchia, một phần Nam Lào, một phần lãnh thổ Thái Lan và bán đảo Mã Lai, trong đó vùng đất Nam Bộ giữ vị trắ trung tâm.

ỘTừ cuối thế kỷ V, do sự phát triển của nghề hàng hải và kinh tế của các nước trong khu vực Đông Nam Á lục địa và hải đảo, hải trình qua eo biển Kra chuyển dần xuống phắa Nam qua eo biển Malacca và Sunda. Từ thế kỷ VI, hải trình này ngày càng giữ vai trò chi phối trên con đường buôn bán từ Thái Bình Dương sang Ấn Độ Dương, từ Trung Quốc qua Đông Nam Á sang Ấn ĐộỢ [49, tr.13]. Do vậy, nền mậu dịch của Phù Nam bị ảnh hưởng nghiêm trọng, làm cho nền kinh tế của Phù Nam bị ảnh hưởng nghiêm trọng, khiến cho Phù Nam ngày càng suy yếu. Đến đầu thế kỷ VII, nhân lúc Phù Nam suy yếu, Chân Lạp Ờ quốc gia của người Khơ-me đã nổi dậy chấm sự lệ thuộc Phù Nam và thực hiện quyền tự chủ của mình. Theo Tuỳ thư: Nước Chân Lạp ở phắa tây nam Lâm Ấp, vốn là một thuộc quốc của Phù Nam. Cách quận Nhật Nam 60 ngày đi thuyềnỢ [39, tr.70]. Đây là quốc gia của người Khơ-me, sống ở lưu vực Sê-mun (cao nguyên Cò Rạt), trung lưu sông Mê-kông và xung quanh Biển Hồ. Cư dân Khơ-me giỏi săn bắn và khai thác

lâm sản. Họ cũng trồng lúa và dựa vào các thềm cao ven sông, hồ để trữ nước. Nền văn hoá của họ chịu ảnh hưởng của Ấn Độ và Phù Nam.

Trên các cơ sở các kết quả nghiên cứu từ thư tịch cổ Trung Quốc, về nhân chủng học, hoạt động kinh tế, đặc điểm văn hoá có thể khẳng định Phù Nam và Chân Lạp là hai quốc gia riêng biệt. Chân Lạp vốn là thuộc quốc của Phù Nam, nhân cơ hội Phù Nam suy yếu đã nổi dậy lật đổ sự thống trị của Phù Nam và chiếm lấy toàn bộ lãnh thổ của Phù Nam Ờ đó là kết quả của những cuộc chiến tranh.

* Vùng đất Nam Bộ dưới thời Chân Lạp

Sau khi lật đổ sự thống trị và chiếm được lãnh thổ Phù Nam, người Khơ-me bắt đầu thực hiện cuộc di cư của mình từ lưu vực Sê-mun xuống phắa nam trên lãnh thổ của nước Phù Nam cũ. Tuy nhiên, họ vốn là những cư dân quen với việc trồng lúa nước, khai thác lâm sản, không quen với việc sông nước nên cuộc di cư của họ đã dừng lại ở Ta-keo, Prây-veng, trung lưu sông Mê Ờkông và đông bắc Biển Hồ. Do vậy, vùng đất Nam Bộ của nước ta hầu như không có người Khơ-me tới sinh sống. Đến đầu thế kỷ VIII, những bất ổn về chắnh trị, vương quốc Chân Lạp rơi vào tình trạng phân liệt thành hai nước: Lục Chân Lạp và Thuỷ Chân Lạp.

Sau khi Phù Nam bị Chân Lạp chiếm, vùng đất Nam Bộ được gọi là Thuỷ Chân Lạp, một vùng đất của những Ộđầm lầy lớnỢ, nơi mà người Khơ-me với số dân tắ ỏi đã tập trung chủ yếu vào Lục Chân Lạp đã không thể tổ chức khai thác và quản lý vùng đất này. Sau khi lãnh thổ được thống nhất trở lại, chắnh quyền Chân Lạp cũng không thể kiểm soát được vùng đất ở phắa nam là Thủy Chân Lạp. Nguyên nhân quan trọng là do tiềm lực của đất nước đã bị vắt kiệt vào việc xây dựng những công trình đồ sộ và tiến hành những cuộc chiến tranh nhằm củng cố quyền lực và tranh giành lãnh thổ. Những cuộc tấn công liên tục của Srivijaya và sau đó là người Thái đã làm cho Chân Lạp suy yếu. Người Khmer bị đẩy dần về phắa Đông Nam, gần Nông Pênh ngày nay.

Thời kỳ Ăng-kor (802-1434), vương quốc của người Khơ-me phát triển hưng thịnh dưới thời vua Giay-a-vác-man II và Giay-a-vác-man VII, người Khơ-me thu phục vùng trung và hạ lưu sông Mê-nam, tiến xa về phắa bắc cao nguyên Cò-rạt, đến Say-phong (gần Viêng Chăn) và bao trùm lên cả lưu vực sông Chao Phaya. Tuy

vậy, người Khơ-me lại có xu hướng tập trung sinh sống tại khu vực bắc Biển Hồ. Do vậy, trong giai đoạn phát triển hưng thịnh nhất, những dấu tắch của văn hoá Khơ-me và văn minh Ăng-kor trên vùng đất Nam Bộ của nước ta hết sức mờ nhạt.

Qua những ghi chép của Châu Đạt Quan trong chuyến đi sứ của ông đến nước Chân Lạp trong khoảng thời gian 1296-1297 thì vùng đất Nam Bộ vẫn Ộtoàn là cây mây cao vút, cổ thụ, cát vàng, lau sậy trắng, thoáng qua không thể nhìn biết được lối vào...Ợ [85, tr.22], ỘẦ hầu hết cả vùng đều là bụi rậm của khu rừng thấp, những cửa rộng của con sông lớn chạy dài hàng trăm lý, bóng mát của những cây cổ thụ và cây mây dài tạo thành nhiều chỗ trú xum xuê. Tiếng chim hót và thú vật kêu vang dội khắp nơi. Vào nửa đường trong cửa sông, người ta mới thấy lần đầu cánh đồng ruộng bể hoang, không có một gốc cây nào. Xa hơn tầm mắt chỉ toàn là cỏ kê đầy rẫy. Hàng trăm, hàng ngàn trâu rừng tự họp từng bầy. Tiếp đó nhiều con đường dốc đầy tre chạy dài hàng trăm lýỢ[85, tr.73]. Qua đoạn ghi ghép này có thể thấy, đoàn sứ thần nhà Nguyên đi vào Chân Lạp như đi vào chỗ không người, và cũng thấy dấu hiệu nào cho thấy khu vực này đã là một khu vực hành chắnh, có thôn ấp hoặc làng bản của người Khmer. Chi đến khi Chu Đạt Quan và đoàn sứ thần vào sâu tận trong lãnh thổ Chân Lạp (phần Lục Chân Lạp) chúng ta mới thấy những ghi chép về cuộc sống của con người nơi này.

Những ghi chép của Lê Quý Đôn trong Phủ biên tạp lụcthì đến đầu thế kỷ XVIII, vùng đất Nam Bộ vẫn chỉ là vùng đất hoang vu, hầu như không có người sinh sống:ỘPhủ Gia Định, đất Đồng Nai, từ các cửa biển như Cần Giờ, Soài Rạp, cửa Đại, cửa Tiểu đi vào, toàn là rừng rậm, rộng hơn ngàn dặmỢ[23, tr.345].Tình trạng này được kéo dài cho đến tận khi có những lưu dân người Việt tới sinh sống. Người Phù Nam một số trở lại vùng lãnh thổ xưa của miền rừng núi mà hậu duệ của họ ngày nay chắnh là những người sinh sống trên vùng đất Nam Tây Nguyên Ờ Đông Nam Bộ như người Mạ, Châu ro, StiêngẦ Người Khmer vốn là những người chuyên sản xuất nông nghiệp, đại bộ phận dân cư của họ tập trung sinh sống ở vùng châu thổ màu mỡ của sông Mê Kông và ven Biển Hồ nhiều tôm cá, có nguồn nước, đất đai thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, chứ không muốn đến sinh sống khai phá ở vùng đầm lầy Thủy Chân Lạp.

Từ giữa thế kỷ XIV, vương quốc của người Thái được thống nhất (vương quốc Ayuthaya hình thành), đã phát triển ngày càng hùng mạnh, thực hiện các cuộc tấn công, cướp phá và lấn đất của Chân Lạp. Cho đến cuối thế kỷ XVI, người Thái đã chiếm toàn bộ lưu vực sông Mê Nam và vùng cao nguyên Cò Rạt, đẩy đường biên giới phắa tây và bắc của Chân Lạp về đường biên giới hiện nay. Suốt gần hai thế kỷ phải lo đối phó với các cuộc tấn công của người Thái, chắnh quyền Chân Lạp đãkhông đủ sức để thực hiện việc di dân đến khai hoang, sinh sống và thiết lập chắnh quyền cai quản ở vùng đất Nam bộ.Đầu thế kỷ XVII, trước những cuộc tấn công, uy hiếp của người Thái, những bất ổn trong nội bộ giới cầm quyền, giới cầm quyền Chân Lạp bị phân liệt thành hai phe, khi thân Việt, khi thân Thái, và hầu như không có điều kiện quan tâm đến vùng đất hoang vắng, còn ngập nước ở phắa đông, và trên thực tế đã không thể quản lý vùng đất này.

Bởi vậy, những lưu dân người Việt đến sinh sống trên lãnh thổ của Thủy Chân Lạp muốn ở đâu thì ở, muốn khai thác chỗ nào cũng được. Sự kiện năm 1698, Nguyễn Hữu Cảnh vào Ộkinh lượcỢ xứ Đồng Nai, Gia Định đã lấy luôn cả một phần lãnh thổ rộng lớn, tương đương với miền Đông Nam Bộ ngày nay (thuộc đất Thủy Chân Lạp) nhưng chắnh quyền Chân Lạp vẫn không có phản ứng gì. Đến đầu thế kỷ XVIII, Mạc Cửu đã đem vùng đất Hà Tiên (vốn thuộc đất Thuỷ Chân Lạp) dâng cho chắnh quyền chúa Nguyễn, chắnh quyền Chân Lạp cũng không có hành động nào phản đối. Điều đó càng khẳng định: vùng đất Nam Bộ vốn không phải là vùng đất khởi thuỷ của người Khơ-me (và trong lúc thuận lợi nhất họ cũng không tới đây sinh sống), đó là vùng đất mà bằng những cuộc chiến tranh, họ đã đánh bại Phù Nam và chiếm lấy vùng đất này. Từ khi chiếm được nó (thế kỷ VII), chắnh quyền Chân Lạp đã không thể tổ chức bộ máy chắnh quyền để quản lý, cũng như di dân tới sinh sống. Những cuộc chiến tranh với người Thái, chắnh quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong, những mối ràng buộc trong quan hệ ngoại giao, vùng đất Nam Bộ dần dần chuyển thành vùng đất của người Việt (chủ yếu thông qua con đường hoà bình), cũng như việc vùng đất lưu vực sông Mê Nam, cao nguyên Cò Rạt (người Khơ-me chiếm được thời thịnh trị) đã bị người Thái chiếm và trở thành lãnh thổ của người Thái cho tới bây giờ, tất cả đều phù hợp với bối cảnh lịch sử, quy luật phát triển

Ộmạnh được yếu thuaỢ, quan hệ bang giao giữa các quốc gia phong kiến ở Đông Nam Á.

Như vậy, có thể khẳng định Phù Nam và Chân Lạp là hai giai đoạn khác nhau trong lịch sử vùng đất Nam bộ. Giai đoạn Chân Lạp là sự tiếp nối, kế thừa Phù Nam. Mỗi giai đoạn có một chủ thể khác nhau khai phá vùng đất này. Sự kế thừa của Chân Lạp là sự kế thừa không trọn vẹn, tạo nên những vùng đất Ộgần như vô chủỢ để từ đó bằng nhiều con đường khác nhau, các lớp cư dân người Việt đã tìm đến khai phá và xác lập chủ quyền của mình [111, tr.23].

** **

*

Trong các thế kỷ XI Ờ XVIII, những thành tựu đạt được về phát triển kinh tế, chắnh trị, quân sự và trong chắnh sách đối ngoại của chắnh quyền Đại Việt từ triều Lý, Trần đến thời Lê sơ và cả Đàng Trong sau nàyđã minh chứng cho sự phát triển vững mạnh của nhà nước quân chủ Đại Việt. Đất nước phát triển, những nhu cầu về quốc phòng, an ninh để bảo vệ đất nước cũng được các triều đại chú trọng quan tâm nhiều hơn. Trong mỗi triều đại, lực lượng quân đội lúc nào cũng có một số lượng đông đảo, được huấn luyện theo binh pháp, tổ chức chặt chẽ, kỷ luật nghiêm minh. Sự phát triển và hoàn thiện của bộ máy chắnh quyền, tiềm lực về kinh tế, sức mạnh về quân sự chắnh là những yếu tố quan trọng giúp chắnh quyền Đại Việt có thể dẹp yên được các cuộc nổi loạn trong nước, đồng thời còn đánh bại được các ý đồ xâm chiếm, quấy phá biên cương của các nước lân bang, giữ vững và bảo vệ được chủ quyền lãnh thổ.Trong các thế kỷ tiếp theo (XVI-XVIII), những cuộc chiến tranh giữa các thế lực phong kiến đã làm cho đất nước bị chia cắt về mặt lãnh thổ và chắnh quyền trong một thời gian dài. Nhưng trong bối cảnh như thế nào, chắnh quyền Đại Việt vẫn luôn có ý thức bảo vệ vùng đất chủ quyền lãnh thổ, nhất là vùng đất Ộphên dậuỢ phắa nam đất nước.

Trong giai đoạn mà các quốc gia phong kiến trong khu vực đang cố gắng khẳng định sức mạnh và vị thế của mình với các nước láng giềng thì chiến tranh

xảy ra là điều không thể tránh khỏi. Lịch sử khu vực Đông Nam Á đã chứng kiến các quốc gia cổ của người Môn bị người Thái, người Khmer xóa sổ, vương quốc cổ Phù Nam cũng bị diệt vong bởi vương quốc Chân Lạp. Những cuộc chiến tranh phong kiến giữa Chân Lạp với Champa, Ayuthay với Chân Lạp, Lang Xang, giữa các quốc gia hải đảo với nhau vẫn thường xuyên diễn ra. Hậu quả của các cuộc chiến tranh phong kiến để lại rất lớn, đất nước bị tàn phá, sự sụp đổ của các vương triều, bắt tù binh, vàng bạc, châu báu và cả đất đai là những chiến lợi phẩm của mỗi cuộc chiến. Càng về sau, quy mô của các cuộc chiến củng ngày càng lớn và chiến lợi phẩm mà nước thắng trận dành được củng theo đó mà lớn hơn. Vương quốc Ayuthay của người Thái đã dần chiếm hết cao nguyên Cò Rạt của người Khmer và tham vọng xâm chiếm toàn bộ lãnh thổ của Chân Lạp. Những mối quan hệ diễn ra theo quy luật phát triển của nó, có tồn tại và diệt vong.

Quan hệ giữa Đại Việt và các nước láng giềng phắa Nam cũng không nằm ngoài quy luật đó. Ban đầu, chắnh quyền Đại Việt chỉ muốn duy trì hòa bình, giữ vững biên cương, chủ quyền lãnh thổ của mình. Những hành động xâm lấn lãnh thổ, quấy phá, cướp bóc vùng đất biên cương của các nước láng giềng, Đại Việt kiên quyết đáp trả bằng những cuộc xung đột quân sự, chiến tranh để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ biên cương của mình. Có lúc chắnh quyền Đại Việt bị động đối phó lại những hành động xâm lấn, quấy phá, cướp bóc vùng lãnh thổ biên cương; có lúc chủ động tấn công quân sự nhằm tiêu diệt, làm suy yếu kẻ thù để giữ vững hòa bình, bảo vệ biên cương, khẳng định chủ quyền lãnh thổ của mình.

Vào cuối mỗi triều đại, các nhà nước Đại Việt thường không quan tâm, chăm lo đến đời sống của nhân dân, kinh tế ngày càng thất kém, mất mùa xảy ra liên miên. Vua quan ăn chơi xa xỉ, tiềm lực của đất nước không còn vững mạnh như trước nữa. Đời sống nhân dân khổ cực, mùa màng thất bát, đất đai sản xuất ngày bị thoái hóa và thu hẹp lại. Nhu cầu về đất sản xuất, địa bàn cư trú, sinh sống mới của nhân dân nghèo đói trở nên lớn hơn. Điều đó đã làm cho số lượng dân đi li tán, bỏ quê hương đi nơi khác kiếm sống ngày càng nhiều. Họ rời bỏ gia đình, quê hương của mình để đi tìm một vùng đất mới có thể cho họ cuộc sống tốt đẹp hơn. Một bộ phận đã di cư về phắa Nam bằng đường bộ và cả trên những chiếc thuyền nhỏ đến

cư trú sinh sống trên lãnh thổ của các vương quốc phắa nam Đại Việt là Champa, Chân Lạp. Trong đó, lãnh thổ chiếm được của Champa chủ yếu là chiến lợi phẩm do chiến tranh, do hôn nhân Việt Ờ Chiêm mà có phần đất được mở rộng trước, sau đó chắnh quyền Đại Việt mới di dân đến khai khẩn, cộng cư với người Chiêm, mở mang lãnh thổ. Còn đất Thủy Chân Lạp là tặng phẩm của thiên nhiên, Đại Việt có được do kết quả của quan hệ đối ngoại là chắnh, không phải chiến lợi phẩm của chiến tranh. Những lưu dân người Việt đã tới đây khai phá trước, sau đó nhà nước mới thụ đắc, quản lý. Họ chắnh là một lực lượng quan trọng trong quá trình mở rộng lãnh thổ của Đại Việt. Nhưng quan trọng hơn cả là trong mỗi triều đại phong kiến, lúc đất nước phát triển đến giai đoạn cao nhất thì các triều đại luôn thực hiện chắnh sách nhằm thế hiện quyền uy của một nước lớn mạnh ở khu vực.

Một phần của tài liệu chính quyền đại việt và quá trình xác lập chủ quyền lãnh thổ phía nam (thế kỷ xi – xviii) (Trang 33 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)