Theo nhà nghiên cứu Trương Minh Đạ tỜ nhà nghiên cứu Hà Tiên và nhiều nhà nghiên cứu khác như GS.Phan Khoang, GS.Phan Huy Lê, Nguy ễn Hữu Hiếu, Ầ đều có chung nhận định về sự kiện Mạc Cửu

Một phần của tài liệu chính quyền đại việt và quá trình xác lập chủ quyền lãnh thổ phía nam (thế kỷ xi – xviii) (Trang 116 - 118)

D ẫn theo Trần Đình Hằng, Tiếp xúc văn hóa Việ tỜ Champa ở miền Trung: nhìn từ làng xã vùng Huế (bản điện tử)

10 Theo nhà nghiên cứu Trương Minh Đạ tỜ nhà nghiên cứu Hà Tiên và nhiều nhà nghiên cứu khác như GS.Phan Khoang, GS.Phan Huy Lê, Nguy ễn Hữu Hiếu, Ầ đều có chung nhận định về sự kiện Mạc Cửu

chúa Nguyễn tiến lên phắa Bắc, xác lập và thực thi chủ quyền của mình trên toàn vùng đất Nam bộ.

Sự kiện Nguyễn Hữu Cảnh kinh lược xứ Đồng Nai Ờ Gia Định (1698) và Mạc Cửu dâng đất Hà Tiên cho chúa Nguyễn (1708) có ý nghĩa hết sức quan trọng trong quá trình thực thi và xác lập chủ quyền lãnh thổ của Đại Việt trên vùng đất Nam bộ. Gia Định và Hà Tiên vô tình trở thành hai gọng kìm, kẹp chặt những vùng đất còn lại từ bờ sông Tiền tới sông Hậu, việc chắnh quyền chúa Nguyễn tiến tới xác lập và thực thi chủ quyền chỉ là vấn đề thời gian.

Song song với việc tổ chức bộ máy hành chắnh để quản lý dân cư, đất đai, trên vùng đất mới chắnh quyền chúa Nguyễn còn đặt ra hệ thống lệ thuế cho các thuyền buôn nước ngoài đến thông thương buôn bán, đồng thời có những quy định riêng cho các loại thuyền đi chở thuế ở mỗi khu vực, định ra các chức quan để trông coi việc thu thuế và quản lý các đội thuyền thu thuế của triều đình. Đây là những việc làm cho thấy chúa Nguyễn thực sự đã làm chủ được vùng đất Đồng Nai, Gia Định, việc định lệ thuế với tư cách là chủ của vùng đất chứ không phải như việc xin triều đình Chân Lạp đặt trạm thu thuế như trước đây. Đại Nam thực lục chép: ỘMùa thu, tháng 7 (1700), bắt đầu định sắc cờ cho thuyền vận tải, ra lệnh cho thuyền các hạt chở thuế, mỗi hạt có sắc cờ riêng: Thăng Hoa thì cờ vàng, Điện Bàn cờ xanh, Quảng Ngãi cờ đỏ, Quy Ninh cờ trên đỏ dưới trắng, Phú Yên cờ trên trắng dưới đen, còn Bình Khang, Diên Ninh, Bình Thuận, Gia Định thì cờ trên xanh dưới đỏ, để cho dễ nhậnỢ [125, tr.113]. Đến năm 1714, Ộsai Ngoại hữu chưởng cơ Tống Phước Diệu, Ký lục Lê Quang Hiến, Cai bạ Phạm Hữu Huệ, Đô tri Thận Đức, Ký lục Nguyễn Đăng Đệ, Tri bạ Nguyễn Khoa Chiêm bàn định thể lệ vận tải và hiện trữ của các thuyền chở. Trước là từ Quảng Nam trở vào, hàng năm thường vận chuyển thóc thuế ở các địa phương về Chắnh dinh để sung chi cấp, đặt quan tào vận để coi việc ấy. Những thuyền tư của dân buôn từ châu Bố Chắnh đến Gia Định đều phải khai sổ, lấy trung tâm thuyền ngang rộng bao nhiêu để định lệ thuế (như trung tâm ngang 10 thước thì tiền thuế 10 quan, 9 thước tiền thuế 9 quan, 4 thước tiền thuế 4 quan, Ầ). Mỗi năm tháng 3, tháng 6 vận chuyển hai chuyếnỢ [125, tr.131]. Trong Phủ biên tạp lục, Lê Quý Đôn cũng đã ghi chép lại việc định lệ thuế xuất

nhập cảng đối với các thuyền buôn của nước ngoài khi đến buôn bán. ỘXét lệ thuế do lệnh sử tàu cũ là Võ Chân Đại kê khai thì tàu Thương Hải lệ thuế đến 3000 quan, thuế về là 300 quan, tàu Quảng Đông lệ thuế đến là 3000 quan, lệ thuế về là 300 quan, tàu ở Phúc Kiến lệ thuế là 2000 quan, thuế về là 200 quan, tàu Hải Nam thuế đến là 500 quan, thuế về là 50 quan, tàu Tây Dương lệ thuế đến là 8000 quan, thuế về là 800 quan, tàu Mã Cao lệ thuế đến là 4000 quan, thuế về là 400 quan, tàu Nhật Bản lệ thuế đến là 4000 quan, thuế về là 400 quan, tàu Xiêm La lệ thuế đến là 2000 quan, thuế về là 200 quanỢ [23, tr.213].

Tổ chức bộ máy hành chắnh, cắt cử quan lại trông coi, định lệ thuế đối với các thuyền buôn, đồng thời thực hiện chắnh sách can thiệp ngày càng sâu vào trong nội bộ triều đình Chân Lạp, chắnh quyền chúa Nguyễn đã từng bước thiết lập một cách vững chắc chủ quyền của mình trên vùng đất Nam bộ.

Năm 1731, đang lúc triều đình Chân Lạp rối ren, thủlĩnh Sa Tốt (người Lào) đem quân cướp phá, giết hại dân chúng. Chúa Nguyễn Phúc Chu Ộsai Thống suất Trương Phúc VĩnhỢ [125, tr.141] đem quân đi đánh, dẹp yên giặc. Sau khi dẹp loạn, Ộchúa Túc Tông buộc Nặc Tha cắt hai vùng Peam Mesar (Mỹ Tho) và Longhor (Vĩnh Long) dâng chúa để chuộc tội. Hai tỉnh này tuy lưu dân người Việt đã chiếm ngụ từ lâu nhưng trên pháp lắ vẫn là đất của Chân LạpỢ [45, tr.332]. Để đảm bảo giữ vững an ninh nơi biên cương, chúa Nguyễn Phúc Chu còn Ộđặt riêng một nha lỵ ở phắa nam dinh Phiên Trấn gọi là dinh Điều khiểnỢ[125, tr.142]. Năm sau, 1732, chúa Nguyễn chia đất Gia Định Ộđặt châu Định Viễn (nay là phủ Định Viễn) và dựng dinh Long HồP10F

11

P

(tức tỉnh Vĩnh Long ngày nay)Ợ [125, tr.143]. Như vậy sau sự kiện 1731, cương vực lãnh thổ của chắnh quyền Đàng Trong đã chắnh thức mở rộng tới sông Tiền Giang, bộ máy quản lý chắnh quyền của chúa Nguyễn trên vùng đất này được củng cố vững chắc, bởi tại đó những cư dân người Việt đã tới sinh sống và ổn định cuộc sống của mình từ lâu.

Năm 1735, Mạc Cửu qua đời, ông được chúa Nguyễn truy phong Khai trấn Thượng trụ quốc Đại tướng quân Võ Nghị Công. Năm 1736, chúa Nguyễn phong

Một phần của tài liệu chính quyền đại việt và quá trình xác lập chủ quyền lãnh thổ phía nam (thế kỷ xi – xviii) (Trang 116 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)