Người Việt và quá trình khai phá vùng đất Đông Nam bộ

Một phần của tài liệu chính quyền đại việt và quá trình xác lập chủ quyền lãnh thổ phía nam (thế kỷ xi – xviii) (Trang 85 - 101)

D ẫn theo Trần Đình Hằng, Tiếp xúc văn hóa Việ tỜ Champa ở miền Trung: nhìn từ làng xã vùng Huế (bản điện tử)

Chương 3 QUÁ TRÌNH XÁC LẬP CHỦ QUYỀN LÃNH THỔCỦA CHÍNH QUYỀN ĐẠI VIỆT TRÊN VÙNG ĐẤT NAM BỘ (thế kỷ XVI Ờ

3.1.1.1. Người Việt và quá trình khai phá vùng đất Đông Nam bộ

Vùng đất Đồng Nai Ờ Gia Định vốn là vùng đất của Chân Lạp (chiếm được của Phù Nam từ thế kỷ VII), nhưng Chân Lạp chưa bao giờ thiết lập được chắnh quyền, và tổ chức việc quản lý trên vùng đất này, dù là trong giai đoạn phát triển hưng thịnh (thời kỳ Ăng-kor)hay giai đoạn đất nước bị chia cắt thành Lục Chân Lạp và Thuỷ Chân Lạp.

Từ thế kỉ XVI, Chân Lạp không còn đủ sức để mở rộng các cuộc chiến tranh xâm lược như trước nữa. Lãnh thổ bị thu hẹp dần, cư dân co cụm về vùng Biển Hồ để sinh sống. Chắnh quyền Khơme bị mất dần (vào tay người Thái) các vùng đất đai đã xâm chiếm trước đây và trở thành nước bị tấn công, phải chạy loạn khắp nơi. Sự thất bại của Chân Lạp trước những cuộc tấn công của quân Xiêm xuất phát từ nội lực suy yếu mà nguyên nhân chắnh là nội bộ triều đình rối ren, các cuộc chiến tranh quyền đoạt vị xảy ra liên tục, đặc biệt là từ thế kỉ XVII. Chắnh bối cảnh đó đã tạo điều kiện cho các lực lượng bên ngoài, cụ thể là hai thế lực Việt (lúc bấy giờ là chắnh quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong) - Xiêm có điều kiện can thiệp ngày càng sâu vào chắnh trường Chân Lạp. Do sự can thiệp của Xiêm, triều đình Chân Lạp bị chia rẽ sâu sắc và dần bước vào thời kì suy vong, hầu như không có điều kiện quan tâm đến vùng đất còn ngập nước ở phắa đông và trên thực tế đã không đủ sức quản lý vùng đất này. Qua những ghi chép của Lê Quý Đôn trong Phủ biên tạp lục, thì tới thế kỷ XVII, vùng đấtĐồng Nai, Gia Định vẫnỘtoàn là rừng rậmỢ.Trong bối cảnh đó những cư dân Việt với nhiều thành phần và bằng những cách khác nhau từ vùng đất Thuận Quảng đã vào vùng Mô Xoài, Đồng Nai (miền Đông Nam Bộ) khai khẩn đất hoang, lập làng sinh sống.

Vùng đất xứ Mô Xoài - Bà Rịa có trắ quan trọng trong công cuộc khai phá vùng đất Nam bộ của lưu dân người Việt. Đây là nơi mở đầu cho công cuộc khẩn

hoang, là nơi định cư, lập nghiệp đầu tiên của người Việt, là bàn đạp để chắnh quyền chúa Nguyễn với kế sách Ộdân đi trước nhà nước theo sauỢ đã từng bước Ộchiếm hữuỢ và đón nhận những món quà Ộchuyển nhượngỢ từ chắnh quyền Chân Lạp, xác lập chủ quyền lãnh thổ của mình trên vùng đất Nam bộ.

Công cuộc khai phá vùng đất Đồng Nai Ờ Gia Định có vai trò quan trọng của lưu dân người Việt với sự Ộhỗ trợỢ của chắnh quyền chúa Nguyễn. Với chắnh sách Ộdân đi trước nhà nước theo sauỢ và thông qua mối quan hệ ngoại giao với các cách thức đóng vai trò quyết định như đàm phán, trao đổi, thương lượng...để dẫn đến sự dâng hiến, biếu tặng đất đai một cách tự nguyện của các vị vua Chân Lạp. Ngoài ra, việc dùng kết hợp sức mạnh quân sự cũng có ý nghĩa như một biện pháp hỗ trợ, làm hậu thuẫn để tăng cường vị thế của Đàng Trong trong quá trình thực hiện con đường ngoại giao, đồng thời nhằm bảo vệ được chủ quyền đối với vùng đất mới. Đây là một phương thức mang tắnh hòa bình, mềm dẻo (phù hợp với mối quan hệ quốc tế lúc bấy giờ) để đi đến kết quả cao nhất, có được đất và được lòng dân.

Trước thế kỉ XVI, vùng đất Đồng Nai Ờ Gia Định nói riêng và cả Nam bộ nói chung hầu như là một vùng đất hoang vắng, cỏ lau rậm rạp, có rất ắt dân cư sinh sống, thành phần cư dân chủ yếu sinh sống rải rác trên vùng đất này là người Khmer. Những lưu dân người Việt không phải là những cư dân đầu tiên tới sinh sống ở vùng đất này, nhưng chắnh họ là những người đầu tiên mang lại bộ mặt mới cho vùng đất mà nơi thấp trũng nhiều hơn chỗ cao này.

Sau khi vương quốc Phù Nam sụp đổ (thế kỷ VII) bởi những cuộc tấn công của Chân Lạp, người Khơ-me là cư dân chủ yếu ở miền Tây và một phần miền Đông Nam bộ đã tới lưu vực sông Bến Nghé (nay là sông Sài Gòn) sinh sống. Họ sống rải rác trên các giồng đất cao, nhưng họ chỉ dừng lại ở đó mà không tiến sâu xuống phương Nam. Cho đến khi Chân Lạp bị phân chia thành Lục Chân Lạp và Thủy Chân Lạp thì vùng đất Thủy Chân Lạp ở phắa Nam vẫn còn rất hoang vu, dân cư thưa thớt, trong đó có những vùng đất chưa có dấu chân của con người. Ở lưu vực sông Đồng Nai đã có một số dân tộc ắt người sinh sống trên các vùng đồi núi. Chắc chắn là lớp cư dân thứ hai này tiếp tục khai phá đất đai để làm ăn sinh sống. Nhưng chúng ta vẫn chưa thể biết rõ họ khai thác và sinh sống như thế nào, nhưng

có lẽ cuộc sống của họ vẫn gắn liền với trồng trọt và sinh sống ở nhưng nơi có nhiều điều kiện thuận lợi. Tuy nhiên, do số lượng cư dân ắt ỏi cùng với trình độ kỹ thuật thấp kém, nên kết quả mở mang khai phá đất đai của họ còn rất hạn chế, nhất là đối với những vùng trũng thấp, sình lầy. Cũng như lớp cư dân đầu tiên, trong lớp cư dân thứ hai này, cá biệt có thể đã có người khai phá, những khu đất trũng để trồng lúa nước hoặc làm vườn trồng cây ăn quả, nhưng số này không nhiều. Họ cũng khai thác các nguồn lợi về rừng núi, sông hồ, làm nghề săn bắn, đánh cá và hái lượm.

Đầu thế kỉ XVII, bộ mặt của vùng Nam bộ dần được thay đổi và khoác lên mình nó bộ mặt mới bởi sự xuất hiện của nhưng lưu dân người Việt tới sinh sống. Họ thuộc nhiều thành phần khác nhau trong xã hội Đại Việt lúc bấy giờ. Trong số những lưu người Việt di cư hồi tụ tập về đây, thành phần chủ yếu chắnh là những người nông dân và thợ thủ công nghèo khổ ở các tỉnh phắa ngoài (vùng Quảng Bình, Quảng Trị, Nghệ An-nơi chiến sự giữa Đàng Trong và Đàng Ngoài thường xuyên diễn ra) và vùng Thuận Hoá. Đời sống bị cùng cực, điêu đứng vì tai họa chiến tranh, vì bị giai cấp phong kiến áp bức bóc lột tàn bạo, không thể sống nổi, buộc lòng họ phải rời bỏ quê hương làng xóm của mình. Để phục vụ cho những nhu cầu của cuộc chiến, các tập đoàn phong kiến Trịnh Ờ Nguyễn đã vơ vét cùng kiệt nhân, vật, tài lực của dân chúng, gây nên cảnh đói khổ lầm than phổ biến khắp nơi. Và trong những lần chúa Nguyễn đánh ra Đàng Ngoài, sau khi rút về đã bắt theo những người dân nghèo nơi đó di cư vào Nam, bao gồm cả việc bắt lắnh trong nhân dân phục vụ cho mục đắch chiến tranh.

Để có được một lực lượng quân sự hùng hậu đủ sức chống chọi với đối phương, các tập đoàn phong kiến họ Nguyễn cũng như họ Trịnh đã tiến hành việc bắt lắnh một cách ráo riết và tràn lan, việc bắt lắnh vì vậy trở thành một kiếp nạn chung cho mọi người, nhất là những người nông dân và thợ thủ công nghèo khổ, không có thế lực và điều kiện để trốn tránh: Ộcứ mỗi năm vào khoảng tháng 3, tháng 4, quân nhân ra các làng bắt dân 16 tuổi trở lên, thể chất cường tráng, xiềng cổ bằng một cái gông treẦđem về sung quân, cho học một nghề chuyên môn, học thành nghề rồi phân bắt vào đội chiến thuyền để luyện tập, lúc hữu sự ra trận để

đánh giặc, vô sự bắt làm công dịch trong quan phủ, chưa được 60 tuổi, chưa cho về làng, vì thế dân còn lại đều ốm yếu, tàn tật, ắt có người tráng kiệnỢ, và Ộdân trong nước, một lúc đã biên tên vào sổ lắnh, trọn năm phải phục dịch cửa quan, chẳng

được về làng, thăm viếng vợ con cha mẹỢ[90, tr.43].Cùng với đó là chế độ thuế khóa nặng nề, sự nhũng nhiễu của quan lại đã gây ra cho nhân dân nhiều khổ cực trong cuộc sống.ỘDân Quảng Nghĩa chịu thống thuộc nhiều nơi, đã chịu lệnh của nha trường sai dư, lại chịu lệnh của nha trường điền tô, lại chịu lệnh các nha biệt tải, biệt nạp, lại chịu lệnh của các nha sai viên, vi tử, lại chịu lệnh các nha sai viên đầu nguồn, lại chịu lệnh bản phủ, lại chịu lệnh quan lại nha môn, lại chịu lệnh các sai nhân, lại chịu lệnh người đi săn ngang dọc, há chẳng phải 10 con trâu đến 9

người chăn? Nghèo khổ, thất nghiệp thật là đáng thươngỢ[59, tr.20]. Cuộc sống khổ cực, họ buộc phải rời bỏ mảnh đất chôn nhau cắt rốn của mình để tìm một vùng đất mới, nơi mà họ tin rằng cuộc sống của mình sẽ bớt khổ hơn.

Những di dân người Việt di cư vào phắa nam chủ yếu là tự phát, họ thường đi lẻ tẻ, từng người một hoặc có khi mang cả gia đình, dòng họ. Trong bối cảnh lúc bấy giờ, có lẽ người Việt tới sinh sống trên vùng đất Nam bộ bằng hai con đường là đường biển và đường bộ. Nhà sư Thắch Đại Sán trong chuyến hành trình ở Đàng Trong cũng nhận ra một điều, để di chuyển từ nơi này sang nơi khác trên vùng đất Đàng Trong thì dùng thuyền là cách di chuyển tốt nhất: ỘẦĐất nước Đại Việt chỉ là một dải núi dọc theo mé biển, các đô ấp đều tựa núi day mặt ra biển, núi cao sông hiểm, cây rừng rậm rạp, nhiều tê tượng hùm beo, các phủ không có đường lối thông nhau, mỗi phủ đều do một cửa biển đi vào; muốn đi từ phủ này qua phủ khác tất do đường biển, thuyền đi biển khó đi gần bờ vì gặp sóng lớn; gặp gió xuôi đi chừng một ngày, nếu ngược không chừng mười ngày, nữa tháng mới có thể thông từ cửa này qua cửa khácẦNúi cao nắng gắt, trèo qua rất khó, nên đi thuyền theo đường biển tiện hơnỢ[90, tr.132]. Họ men theo đường biển bằng những ghe thuyền nhỏ, đặt chân đến vùng đất mới, nơi mà chổ trũng nhiều hơn chổ khô ráo. Nhưng ở đó họ có thể tự do khai phá, mở rộng đất đai để sản suất, sinh sống mà không gặp phải sự hăm dọa, chiếm đoạt nào.

Từ cuối thế kỷ XVI, đã có nhiều người Việt đến hai xứ Đồng Nai và Mô Xoài để khẩn hoang, lập làng sinh sống. Theo ghi chép của Trịnh Hoài Đức trong

Gia Định thành thông chắ,vùng đất ỘMỗi XuyỢ (Mô Xoài Ờ Bà Rịa) là nơi đầu tiên người Việt đặt chân tới, sau đó tiến dần lên Đồng Nai với các điểm định cư sớm nhất là: Bàn Lân, Bến Gỗ, Bến Cá, An Hoà, Long Thành, Cù Lao Phố, Cù Lao Rùa, Cù Lao Tân Chánh, Cù Lao Ngô, Cù Lao Tân Triều. Những lưu dân người Việt khi đến một vùng nào đó tự tiện lựa chọn nơi ở, lựa chọn khu vực đất đai để khai phá với số lượng nhiều ắt tùy theo khả năng của bản thân và gia đình. Bởi vì Nam bộ lúc bấy giờlà vùng đất Ộnhiều khe rạch, đường thuỷ chằng chịt, không tiện đi bộẦ Từ cửa biển đi lên đầu đến đầu nguồn, phải đi đến sáu bảy ngày đường, đều qua đồng ruộng bao la, mắt nhìn chẳng thấy bờỢ [23, tr.256], đất đai hầu hết đều chưa được khai phá, cho nên ai có sức bao nhiêu thì khẩn hoang bấy nhiêu, không bị ngăn trở hoặc hạn chế gì. Vốn quen với truyền thống làm nông nghiệp lúa nước, vì vậy họ thường chọn nơi định cư và khai khẩn trồng trọ ở vùng có nguồn nước tưới. Những vùng đất ven sông là nơi đất tốt và thuận lợi cho việc cày cấy. Theo ghi chép trong

Gia Định thành thông chắ thì dân chúng tới đây được tự do chọn địa điểm cư trú, sinh sống. Họ muốn khai hoang, sản xuất chổ nào cũng được, mà không bị chắnh quyền can thiệp hay ngăn cấm.

Bước sang thế kỷ XVII, sự thất bại của Chân Lạp trước những cuộc tấn công của người Thái, đã tạo điều kiện thuận lợi để chắnh quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong can thiệp sâu hơn vào nội bộ chắnh trường Chân Lạp, người Việt có điều kiện thuận lợi hơn để tới sinh sống trên vùng đất Nam bộ dưới sự bảo hộ của chắnh quyền chúa Nguyễn. Vua Chân Lạp là Chey Chetta II muốn tìm đối lực để chống lại người Xiêm, đã xin cưới một công chúa của chúa Nguyễn làm hoàng hậu, với ý mong muốn nhận được sự ủng hộ của triều định Thuận Hoá trong việc chống lại người Xiêm. Sự kiện này đã được ghi chép lại trong Niên giám của hoàng gia Cao Miên như sau: ỘĐể quân Xiêm không quấy nhiễu nữa, Quốc vương Chey Chett II cưới một công chúa người Việt hầu dựa vào thế lực của triều đình HuếỢ [34, tr.23].

Năm 1620, theo lời cầu hôn của vua Chey Chetta II, chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên đã quyết định gả công nương Ngọc Vạn cho vua Chân Lạp. Công nương

NgọcVạn trở thành Hoàng hậu nước ChânLạp với tước hiệu là Somdach Prea Peaccayo dey Preavoreac. Sau cuộc hôn nhân này, công chúa Ngọc Vạn đã có nhiều tác động đến chắnh quyền Chân Lạp, tạo điều kiện thuận lợi cho những cư dân Đại Việt được tới sinh sống trên đất của Chân Lạp. Đi theo công chúa Ngọc Vạn sang Chân Lạp còn có nhiều người Việt, có nhiều người đã được giữ các chức quan quan trọng trong triều đình, bà cũng như lập xưởng thợ và mở các nhà buôn gần kinh đô Oudong, họ được chắnh quyền Chân Lạp cho phép tự do sinh sống, hành nghề trên đất Chân Lạp. Một bộ phận dân cư đã xin tới sinh sống ở vùng Bà Rịa, Đồng Nai bởi ở đó có nhiều điều kiện thuận lợi cho cuộc sống vốn quên với sản xuất nông nghiệp trồng lúa nước của họ. Buổi ban đầu tơi sinh sống trên vùng đất mới, cư dân người Việt cũng gặp phải muôn vàn khó khăn, trong đó, khó khăn lớn nhất chắnh là sự hoang vu, vắng vẻ của vùng đất nhiều cá sấu, rắn rết, cọp beoẦhơn là con người. Đáp lại, chắnh quyền chúa Nguyễn cũng đã hai lần cử binh lắnh sang giúp chống lại các cuộc tấn công của quân Xiêm. Sự kiện này được giáo sĩ Christophoro Borri ghi chép trong cuốn hồi ký của mình: ỘChúa còn chuẩn bị vũ khắ liên tục và mộ binh giúp vua Campuchia, cung cấp cho vua này thuyền chiến và quân binh để cầm cự với vua XiêmỢ [7, tr.84].

Trên cơ sở mối quan hệ giao hảo tốt đẹp giữa hai bên, năm 1623, chắnh quyền chúa Nguyễn đã cử một sứ bộ đến kinh đô Oudong đề nghị vua Chân Lạp cho lập một đồn thuế ở Prei Kor (tức vùng Sài Gòn ngày nay) và Kas Krobey (Bến Nghé, tức Sài Gòn ngày nay)và lập một dinh điền ở Mô Xoài (khu vực Bà Rịa ngày nay). Nhờ sự tác động của hoàng hậu Ngọc Vạn, chắnh quyền Chân Lạp đã chấp thuận các yêu cầu của chúa Nguyễn. Tập Niên giám viết tay ở Thư viện Hoàng gia Cao Miên dưới triều vua Chey Chetta II, trang 369, ghi lại sự việc này như sau:

ỘNăm 2169 Phật lịch, tức là năm 1623 dương lịch, một sứ giả vua An Nam dâng lên vua Cao Miên Chey Chetta một phong thư, trong đó vua An Nam ngỏ ý mượn của nước Cao Miên xứ Prey Nokor và Kas Krobey (Bến Nghé) để đặt làm nơi thâu quan thuế. Vua Chey Chetta sau khi thao khảo ý kiến của đình thần, đã chấp thuận lời yêu cầu trên và phúc thư cho vua An Nam biết. Vua An Nam bèn ra lệnh cho quan chức đặt Sở Quan thuế tại Prey Nokor và Kas Krobey và từ đó

bắt đầu thâu quan thuếỢ[34, tr.24]. Sự kiện nàycũng đượcG. Maspéro sau khi tham khảo kỹ Biên niên sử Khơmer đã viết trong cuốn LỖEmpire Khơmer (Đế quốc Khơmer) rằng: ỘVị vua mới lên ngôi là Chey Thetta II cho xây một cung điện tại Oudong, ở đây ông làm lễ thành hôn với một công chúa con vua An Nam. Bà này rất xinh đẹp, về sau có ảnh hưởng lớn đến vua. Nhờ bà mà một phái đoàn An Nam đã xin và được vua Chey Thetta II cho lập thương điếm ở miền nam Cao Miên, nơi này nay gọi là Sài GònỢ [116, tr.302].

Sự kiện năm 1620 và 1623 đã có tác động và ý nghĩa quan to lớn đối với cả Chân Lạp và chắnh quyền Đàng Trong. Về phắa Chân Lạp, họ đã có được sự Ộbảo hộỢ của triều đình Thuận Hoá để ngăn cản người Xiêm. Về phắa Đại Việt, chắnh quyền chúa Nguyễn đã bắt đầu khẳng định được vị thế của mình, thiết lập được mối quan hệ giao hảo Ộđồng minhỢ, tạo điều kiện thuận lợi đẩy mạnh công cuộc khai

Một phần của tài liệu chính quyền đại việt và quá trình xác lập chủ quyền lãnh thổ phía nam (thế kỷ xi – xviii) (Trang 85 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)