Theo GS Lương Ninh: ỘNăm 1693, Ầ, bộ phận đáng kể trong nhândân Chăm, những người lao động và g ắn bó với mảnh đất của mình, có những người theo đạo Hồi trong số những người giữ tắn ngưỡng Ấn Độ

Một phần của tài liệu chính quyền đại việt và quá trình xác lập chủ quyền lãnh thổ phía nam (thế kỷ xi – xviii) (Trang 78 - 85)

D ẫn theo Trần Đình Hằng, Tiếp xúc văn hóa Việ tỜ Champa ở miền Trung: nhìn từ làng xã vùng Huế (bản điện tử)

5Theo GS Lương Ninh: ỘNăm 1693, Ầ, bộ phận đáng kể trong nhândân Chăm, những người lao động và g ắn bó với mảnh đất của mình, có những người theo đạo Hồi trong số những người giữ tắn ngưỡng Ấn Độ

giáo, kết hợp với thờ cúng tổ tiên đã ở lại trên quê hương của mình. Ở đây từ sự kỳ thị do các tầng lớp phong kiến thống trị gây nên, người Chăm dần trở thành một bộ phận, một tộc, hòa hợp với những dân tộc khác trong cộng đồng. Họ có thể và thực tế đã đồng cảm với những người nông dân Việt và thượng nguyên, với tư

Lại nữa từ Thuận Hóa và Nam, xưa là nước Chiêm Thành, nay là của nước nhà. Được nước của người, há làm tuyệt sự thờ cúng của người hay sao? Vậy cũng nên theo lệ, phong cho một chỗ, để việc cúng tế của nước Chiêm được tồn tạiỢ

[127, tr.495-496]

ỘẦ Từ nay về sau, chuẩn cho con cháu được thế tập để giữ việc thờ cúng của Chiêm Thành. Nếu người nào có tài năng phẩm cách đáng dùng thì Nhà nước cũng lại cất nhắc, chứ không có ý phân biệt vì cho là người ở nơi biên viễnỢ [127, tr.629].

** **

*

Thế kỷ X-XV, được xem là giai đoạn xác lập và phát triển thịnh đạt của các vương quốc cổ ở Đông Nam Á. Mỗi vương quốc dân tộc lấy một bộ tộc đông và phát triển làm nòng cốt. Trên con đường xác lập vương quốc dân tộc, mỗi dân tộc đều cố gắng khẳng định chỗ đứng của mình, nên đã không tránh khỏi những cuộc xung đột, va chạm, đôi khi là các cuộc chiến tranh quyết liệt. Trong mối quan hệ Ộmạnh được yếu thuaỢ, một số dân tộc đã không thể tiếp tục phát triển, tồn tại.

Lịch sử đã chứng kiến người Môn và các quốc gia cổ của họ đã không thể đứng vững trước cuộc thiên di và đồng hoá của người Thái và người Miến từ phương Bắc xuống. Người Khơ-me cũng không thể giữ được chủ quyền, quyền lực của mình trên những lãnh thổ rộng lớn ở Mê-nam, Cò-rạt, ở Champa trước sự tấn công của người Thái. Cuộc đối đầu giữa quốc gia Đại Việt và vương quốc Champa cũng không tránh khỏi quy luật đó.

Trong các thế kỷ XI - XVI, các triều đại phong kiến Đại Việt luôn chú trọng việc ổn định xã hội, tập trung sản xuất, đoàn kết dân tộc, dẹp yên loạn lạc, mở rộng khai hoang, lấn biến, ràng buộc lỏng lẽo các tù trưởng miền núi. Nhà nước đã thực hiện nhiều cuộc đưa dân đi khai phá các vùng đất ven biển, lập xóm làng, khuyến

cách là người lao động phải đứng trước và cùng phải chịu gánh nặng của sự áp lực, bóc lột của chắnh quyền phong kiến và thực dân sau nàyỢ [75, tr.220 Ờ 221]

khắch nhân dân sản xuất. Nhờ đó mà diện tắch sản xuất được mở rộng, đáp ứng nhu cầu đất đai sinh hoạt và cư trú của nhân dân. Đối với các châu huyện ở miền núi, biên cương, việc ổn định và ràng buộc lỏng lẽo các tù trưởng là việc mà các triều đại luôn coi trọng. Thông qua hôn nhân, ban bổng lộc, phẩm tước mà các triều đại đã ràng buộc được các tù trưởng với triều đình. Đây chắnh là nhân tố giúp duy trì sự ổn định đất nước và góp phần chống lại những âm mưu xâm lấn biên cương của các nước láng giềng. Thắng lợi của nhân dân ta trong các cuộc kháng chiến chống xâm lược có những đóng góp quan trọng của các đồng bào dân tộc ắt người. Đối với các cuộc đấu tranh, chống đối lại triều đình của các tù trưởng, chắnh quyền phong kiến thực hiện chắnh sách mềm dẻo nhưng cương quyết không khoan nhượng trước những kẻ kiến cố chống đối triều đình. Đối với các cuộc nổi dậy, khởi loạn trong nhân dân, nhà nước phong kiến dùng lực lượng quân sự hùng mạnh của mình để đàn áp, dập tắt. Nhưng đến cuối mỗi triều đại, vua chúa, quan lại thường ham chơi, đam mê tửu sắc, không quan tâm đến sự phát triển đất nước và đời sống của nhân dân, làm cho đất nước ngày càng suy yếu. Trong nước nhân dân nổi dậy chống đối, biên cương ngoại bang nhòm ngó. Đây chắnh là nguyên nhân dẫn tới sự sụp đổ của các vương triều. Những vấn đề đó đã cho thấy rằng, nhu cầu sống còn của mỗi vương triều phụ thuộc vào sự lớn mạnh của chắnh quyền và sự yên ổn của nhân dân. Bởi vậy mà các triều đại phong kiến Đại Việt đã thực hiện nhiều chắnh sách để ổn định, phát triển đất nước, duy trì quyền lực và vị thế của mình với các nước láng giềng.

Vương quốc Champa với lịch sử lập quốc và phát triển lâu đời (trước Đại Việt gần 10 thế kỷ), cũng luôn tìm cách để bành trước thế lực của mình với các nước láng giềng, trong đó có Đại Việt ở phắa Bắc và Chân Lạp ở phắa Nam và Tây Nam. Những cuộc xung đột với vương quốc của người Khơ-me, đã khiến cho mối hiềm khắch giữa Champa và Chân Lạp ngày càng sâu sắc và mở đầu cho một cuộc chiến kéo dài, Ộcuộc chiến tranh một trăm nămỢ (1113-1220). Đã có những quãng thời gian Champa bị Chân Lạp đánh chiếm, cai trị và trở thành thuộc địa, một tỉnh của vương quốc Chân Lạp trong một thời gian dài. Champa cũng đã đánh chiếm và cai trị Chân Lạp trong những khoảng thời gian nhất định.

Nhưng một vương quốc với những ông vua hiếu chiến, trình độ sản xuất và đời sống kinh tế ngày càng tụt hậu, đời sống nhân dân ngày càng đói kém, địa bàn sinh sống ngày một thu hẹp. Trong khi đó, những mâu thuẫn, tranh giành, chia rẽ trong nội bộ bộ máy vương quyền đã làm cho vương quốc Chiêm Thành ngày một suy yếu. Tiềm lực quốc gia không còn, nội bộ bất ổn, những cuộc chiến tranh, xung đột thường xuyên với các nước láng giềng đã khiến Chiêm Thành trượt dài trên con đường diệt vong. Những cuộc chiến tranh điên cuồng, tranh giành lãnh thổ với Đại Việt, rồi có lúc dồn hết sức lực để đối đầu cùng lúc với Đại Việt và Chân Lạp đang phát triển triển cực thịnh (thế kỷ XI - XIV) đã khiến Chiêm Thành hứng chịu những tổn hại không thể bù đắp, người dân Chăm mệt mỏi, không thể gánh vác tổn hại quá sức của vương quốc, đẩy vương quốc tới chổ kiệt quệ và suy vong.

Xuyên suốt chiều dài lịch sử từ thế kỷ XI đến cuối thế kỷ XVII, quan hệ giữa chắnh quyền Đại Việt với vương quốc Chiêm Thành đã trải qua nhiều giai đoạn với những thái độ khác nhau. Trong đó nhà nước phong kiến Đại Việt luôn giữ vị thế là một nước lớn đối với quốc gia Chiêm Thành ở phắa nam. Chắnh quyền phong kiến Đại Việt muốn Chiêm Thành là một nước chư hầu của mình, có nghĩa vụ cống nạp hàng năm cho Đại Việt. Không chỉ riêng vớiChiêm Thành, đối với các nước láng giềng khác (trừ Trung Quốc) trong khu vực, Đại Việt đều muốn thể hiện cái uy thế của một nước lớn với các nước nhỏ. Trong quan hệ với nước Chiêm Thành ở phắa nam, có những lúc giữa hai nước là mối quan hệ hòa hiếu, láng giềng thân thiện. Mối quan hệ đó càng được gắn chặt hơn bằng các cuộc hôn nhân, triều cống giữa hai nước. Đặc biệt là cuộc hôn nhân giữa vua Chăm là Chế Mân với công chúa Huyền Trân của Đại Việt dưới thời nhà Trần.

Đối Đại Việt, Chiêm Thành thường xuyên gây ra các cuộc chiến tranh xung đột tại vùng biên giới, có những lần đã tấn công vào lãnh thổ Đại Việt, đốt phá và cướp bóc nhân dân Đại Việt dọc các vùng biên giới. Trước những hành động quấy phá, cướp bóc nhân dân và xâm lấn lãnh thổ củaChiêm Thành, các triều đại phong kiến Đại Việt đã tiến hành các cuộc chiến tranh vớiChiêm Thành, trước là để tự vệ, bảo vệ lãnh thổ, cư dân của mình. Trong các cuộc chiến tranh, xung đột xảy ra giữa hai bên, với tiềm lực về kinh tế, quân sự, Đại Việt luôn là nước giành được thắng

lợi. Sau mỗi thắng lợi, chắnh quyền Đại Việt muốn Chiêm Thành quan hệ với mình trong tư thế của một nước nhỏ chư hầu và phải cống nạp hàng năm cho Đại Việt. Thành quả mà các cuộc chiến tranh với Chiêm Thành mang lại cho Đại Việt không chỉ dừng lại ở đó, sau mỗi lần thất bại, các vua Chăm đã tiến hành cắt đất đai của mình dâng cho Đại Việt để tạ lỗi. Chắnh điều đó khiến cho lãnh thổ của Đại Việt được mở rộng thêm, dù trước đó không có ý chiếm đoạt lãnh thổ.

Nhưng mối quan hệ hòa bình giữa hai bên không được duy trì lâu dài do những hành động Ộkhông phụcỢ Đại Việt củaChiêm Thành. Những ông vua kế tục các triều vua trước vẫn có những hành động quấy phá, xâm lấn biên giới Đại Việt, họ còn tham vọng đòi lại những vùng đất mà các triều vua trước đã cắt dâng cho Đại Việt. Chiến tranh lại xảy ra, Chiêm Thành luôn là những người gây hấn trước. Trước những hành động đó, nhà nước phong kiến Đại Việt buộc phải tiến hành các cuộc chiến tranh tự vệ để bảo vệ lãnh thổ, chủ quyền của mình. Cuối triều đại nhà Trần, nhà nước phong kiến Đại Việt suy yếu, lâm vào khủng hoảng và đã không tự bảo vệ được lãnh thổ của mình trước các cuộc tấn công của người Chăm. Chiêm Thành đã nhiều lần tấn công vào tận kinh đô Thăng Long của Đại Việt, cướp bóc, đốt phá rồi rút đi. Vương quốc Chăm cũng dành lại việc kiểm soát các vùng đất của mình trước đó bị Đại Việt chiếm. Những hành động đó càng chứng tỏ rằng, mối quan hệ giữa Đại Việt và Chiêm Thành đều diễn ra theo quy luật phát triển tất yếu của các quốc gia phong kiến lúc bấy giờ. Những nước mạnh thường gây ra các cuộc chiến với các nước nhỏ yếu xung quanh, chiến lợi phẩm của các cuộc chiến tranh là vàng bạc, châu báu, tù binh và đôi lúc là lãnh thổ của đối phương. Champa đã đã có lúc đánh bại được Đại Việt, đã dành lại được các vùng lãnh thổ của mình, nhưng vương quốc của người Chăm đã không đủ thực lực để có thể đương đầu lâu dài với Đại Việt.

Những vùng đất mà nhà nước Đại Việt chiếm được của Chiêm Thành chủ yếu được định đoạt bằng những thắng lợi quân sự trong những lần xung đột với Chiêm Thành (ngoại trừ việc vua Chế Mân cắt đất hai châu Ô, Lý cho Đại Việt để làm sắnh lễ cưới Huyền Trân công chúa). Mỗi khi triều đại mới của Đại Việt được thành lập, đều tiến hành các cuộc chiến tranh để thảo phạtnhằm lập lại trật tự cũ:

Chiêm Thành chịu cống nạp cho Đại Việt, dành lại các vùng đất vốn đã thuộc về Đại Việt mà Chiêm Thành chiếm lại. Ban đầu chỉ là những hành động tự vệ, nhưng khi thực sự lớn mạnh, tham vọng xâm chiếm lãnh thổ Chiêm Thành đã xuất hiện trong tư tưởng của nhà nước phong kiến Đại Việt. Nhà Hồ đã tiến hành các cuộc chiến tranh nhằm xâm chiếm lãnh thổ, họ còn muốn tiến xa hơn nữa trong việc xâm chiếm lãnh thổ Chiêm Thành nhưng bất thành. Dưới triều đại vua Lê Thánh Tông, chắnh quyền Đại Việt đã chủ động tiến hành cuộc chiến tranh tấn công vương quốc Chiêm Thành (1471) với mục đắch Ộchỉ mong yên dân giữ nướcỢ, đòi lại các vùng đất mà Chiêm Thành đã chiếm của Đại Việt. Với sức mạnh của mình, Đại Việt đã dành thắng lợi và giành lại các vùng đất cũ của Chiêm Thành mất về Đại Việt lúc trước.

Bước sang các thế kỷ XVI Ờ XVII, Chiêm Thành đã suy yếu, không còn là bước cản trở trên con đường Nam tiến của dân tộc Việt Nam nữa, nhưng người Chăm vẫn thường xuyên tổ chức các cuộc tấn công vào lãnh thổ nước Nam Bàn, Hoa Anh và thường xuyên quấy phá vùng biên giới với Đại Việt. Việc xuất quân tấn công quân Chiêm lúc này không chỉ là Ộmong yên dân giữ nướcỢ nữa, mà đó còn là vì lý do sinh tồn của dòng họ Nguyễn. Chắnh quyền chúa Nguyễn đã từng bước lấy nốt phần đất còn lại của người Chăm (từ Phú Yên tới Ninh Thuận) và sáp nhập vào lãnh thổ của Đại Việt, người Chăm trở thành một dân tộc trong 54 dân tộc của Việt Nam. Từ 1069 đến 1693, từ Quảng Bình tới Đồng Nai, suốt hơn 15 thế kỷ, bằng các hoạt động về quân sự, chắnh sách ngoại giao vừa cương quyết vừa mềm dẻo, chắnh quyền Đại Việt từng bước sáp nhập toàn bộ lãnh thổ của vương quốc cổ Chiêm Thành vào lãnh thổ của Đại Việt.

Đối với các vùng đất lấy được củaChiêm Thành, chắnh quyền Đại Việt đã từng bướcxác lập chủ quyền của mình thông qua việc sáp nhập các vùng đất này vào lãnh thổ của Đại Việt, tổ chức quan lại tới trấn trị, tiến hành di dân tới sinh sống, khẩn hoang trên vùng đất mới. Ngoài bộ phận những lưu dân tự ý bỏ quê hương, đa phần là những cư dân đi theo chắnh sách khẩn hoang của các triều đại phong kiến. Trong đó chủ yếu là những nông dân nghèo ở miền Bắc, vùng đất Thanh Hoá, Nghệ An và Thuận Hoá, họ đã cùng với những kiều dân cũ đến đây từ

trước tiến hành khai khẩn đất đai, lập làng để sinh sống. Trong đó nhà nước phong kiến đóng vai trò quan trọng đối với việc khẩn hoang, khai phá vùng đất mới. Cùng với bộ phận những cư dân bản địa sinh sống trên vùng đất cũ củaChiêm Thành, những cư dân người Việt đã từng bước hòa nhập vào cuộc sống mới.

Chương 3. QUÁ TRÌNH XÁC LẬP CHỦ QUYỀN LÃNH THỔCỦA CHÍNH QUYỀN ĐẠI VIỆT TRÊN VÙNG ĐẤT NAM BỘ (thế kỷ XVI Ờ

Một phần của tài liệu chính quyền đại việt và quá trình xác lập chủ quyền lãnh thổ phía nam (thế kỷ xi – xviii) (Trang 78 - 85)