Chương 2 QUÁ TRÌNH XÁC LẬP CHỦ QUYỀN LÃNH THỔCỦA CHÍNH QUYỀN ĐẠI VIỆT TRÊN VÙNG ĐẤT VƯƠNG QUỐC CỔ
2.1. Quá trình xác lập chủ quyền lãnh thổ
Quá trình xác lập và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ phắa nam của chắnh quyền Đại Việt trên lãnh thổ của vương quốc cổ Champa trải qua nhiều triều đại khác nhau, dưới nhiều hình thức. Trong đó, những chiến thắng về quân sự với mục đắch ban đầu là tự vệ, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ trước sự xâm phạm của Champa đóng vai trò quan trọng. Sau những chiến thắng quân sự, các nước bại trận thường phải cắt, dâng đất để chuộc tội, xin đầu hàng, những nước thắng trận nhận những phần đất đó như những chiến lợi phẩm của cuộc chiến tranh. Trong quan hệ giữa Đại Việt và nước láng giềng Champa ở phắa Nam cũng không năm ngoài quy luật đó. Những chiến thắng quân sự trong những lần giao tranh giữa hai bên không kể một lư do nào đó, đã mở đường cho sự mở rộng lãnh thổ của Đại Việt. Không chỉ mở rộng lãnh thổ bằng con đường quân sự, việc mở rộng lãnh thổ còn được tiến hành theo hình thức hòa bình (hệ hôn nhân giữa công chúa Huyền Trân của Đại Việt với vua Chế Mân của Champa). Dù dưới hình thức nào, nhà nước phong kiến Đại Việt đều giành được những thắng lợi lớn, quan trọng. Sau khi tiếp nhận phần lãnh thổ từ Champa, chắnh quyền Đại Việt đã cử quan lại, binh lắnh đến trấn trị, bảo vệ, sau đó sáp nhập vào lãnh thổ của Đại Việt, tổ chức bộ máy chắnh quyền, di dân tới khai khẩn và sinh sống, nhằm xác lập chủ quyền lãnh thổ của mình trên vùng đất mới có được.
Trong các thế kỉ XI-XVII, mối quan hệ bang giao giữa Đại Việt với nước láng giềng ở phắa nam Champa có nhiều chuyển biến mạnh mẽ theo từng thời kỳ, khi thì quan hệ hòa hiếu, Champa chịu thần phục, có khi luôn trong tình trạng chiến tranh, xung đột. Có những giai đoạn vương quốc Champa chủ động tấn công quấy phá ở vùng biên giới phắa nam của nước ta. Đại Việt muốn bảo vệ lãnh thổ, giữ gìn biên cương đã phải mang quân tấn công đáp trả lại những hành động của Champa. Các cuộc chiến tranh phong kiến giữa Đại Việt và Champa diễn ra liên tục trong
suốt chiều dài lịch sử của hai nước, hậu quảcác cuộc chiến tranh đó để lại là sự hao tổn binh lực, tiền tài của hai nước, nhưng quan trọng hơn là sự suy yếu của Champa. Trãi qua các triều đại từ Lý, Trần, Hồ, Lê sơ đến thời kỳ phân liệt Đàng Trong Ờ Đàng Ngoài, bằng các hoạt động quân sự, ngoại giao, chắnh quyền Đại Việt đã từng bước xác lập chủ quyền của mình trên toàn bộ lãnh thổ của vương quốc cổ Champa.
Năm 1043, Champa đem quân sang cướp bóc vùng ven biển nước ta, vua Lý Thái Tông đã sai Đào Xử Trung mang quân đi đánh dẹp. Sau sự kiện này đã họp bàn và hỏi ý kiến của triều thần. ỘVua hỏi tả hữu rằng: Tiên đế mất đi, đến nay đã 16 năm rồi, mà Chiêm Thành chưa từng sai một sứ giả nào sang là cớ gì? Uy đức của trẫm không đến họ chăng? Hay là họ cậy có núi sông hiểm trở chăng? Các quan đáp: Bọn thần cho rằng đó là vì đức của bệ hạ tuy có đến nhưng uy thì chưa rộng. Sao thế? Vì từ khi bệ hạ lên ngôi đến giờ, họ trái mệnh không đến chầu, bệ hạ chỉ ban ơn để vỗ về, chưa từng ra oanh dùng võ để đánh phạt, đó không phải là cách làm cho người ta sợ oai. Bọn thần e rằng các chứ hầu khác họ trong nước đều như Chiêm Thành cả, há chỉ riêng mình người Chiêm mà thôi đâu. Vua từ đấy quyết ý đánh Chiêm ThànhỢ [54, tr.99]. Hiểu được ý của quần thần, vua Lý Thái Tông đã quyết định năm sau mang quân đi đánh Champa. Qua đó có thể thấy được mục đắch của nhà Lý trong quan hệ với nước láng giềng Champa là thể hiện Ộcái uy của nước lớnỢ, muốn Champa phải chịu thần phục, cống nạp hàng năm cho Đại Việt.
Năm 1044, vua Lý Thái Tông đã thân chinh mang quân đi đánh Champa. Trong cuộc giao chiến này, với ưu thế về sức mạnh quân sự, quân của Đại Việt đã nhanh chóng đánh bại được Champa, vua Chăm bị tướng Quách Gia Di chém đầu.
Đại Việt sử ký toàn thưchép: ỘGiáp thân,{Minh Đạo}, năm thứ 3. Mùa xuân, tháng giêng, phát khắ giới trong kho, ban cho các quân. Ngày Quý Mão, vua thân đi đánh Chiêm Thành, cho Khai Hoàn Vương làm Lưu thủ Kinh sưẦBắnh lắnh chưa chạm mà quân Chiêm đã tan vỡ, quan quân đuổi chém được 3 vạn thủ cấp. Quách Gia Di chém được đầu vua Chiêm là Sạ Đẩu tại trận đem dâng. Đoạt được hơn 30 voi thuần, bắt sống hơn 5000 người, còn thì bị quan quân giết chết, máu nhuộm gươm giá, xác chất đầy đồngỢ[54, tr.100-101]. Nhưng chiến thắng của vua Lý Thái Tông cũng chỉ dừng lại ở việc bắt tù binh đem về nước, thị uy lực lượng nhằm buộc
Champa phải giữ lệ triều cống của một nước chư hầu, chứ chưa đặt ra vấn đề chiếm đất của Champa. ỘMùa xuân, tháng 2 (1069), vua thân đi đánh Chiêm Thành, bắt được vua nước ấy là Chế Củ và dân chúng 5 vạn người Ầ Mùa hạ, tháng 6 đem quân về. Mùa thu, tháng 7, vua từ Chiêm thành về đến nơi, dâng tù ở Thái Miếu, đổi niên hiệu là Thần Vũ năm thứ 1. Chế Củ xin dâng ba châu Địa Lý, Ma Linh, Bố Chắnh để chuộc tội. Vua bằng lòng, tha cho Chế Củ về nướcỢ [54, tr.107-108]. Đến năm 1075, vua Lý Nhân Tông đã cho đổi châu Địa Lý thành Lâm Bình, châu Ma Linh thành châu Minh Linh. Cũng năm đó, vua sai ỘLý Thường Kiệt tổng lĩnh các quân đi đánh Chiêm Thành, không thắng được. Thường Kiệtbèn họa địa đồ hình thế núi sông của ba châu Bố Chắnh, Địa Lý, Ma Linh rồi về. Đổi châu Địa Lý làm châu Lâm Bình, châu Ma Linh là châu Minh Linh, chiêu mộ dân chúng đến đấy ởỢ[54, tr.110].Sự kiện triều đại nhà Lý sau khi được vua Champa dâng ba châu Địa Lý, Ma Linh, Bố Chắnh cho đổi gọi tên hai châu Địa Lý và Ma Linh thành Lâm Bình và Minh Linh, cùng với việc Lý Thường Kiệt vẽ địa đồ vùng đất này và tổ chức chiêu mộ dân tới sinh sống đã khẳng định: chắnh quyền Đại Việt đã xác lập chủ quyền lãnh thổ của mình trên vùng đất cũ của Champa là Bố Chắnh, Địa Lý, Ma Linh (tương đương với vùng đất thuộc tỉnh Quảng Bình và phắa bắc tỉnh Quảng Trị ngày nay), vùng đất từ Quảng Bình vào đến phắa Bắc Quảng Trị đã chắnh thức trở thành lãnh thổ của nhà nước Đại Việt.
Đến thời Trần, quan hệ giữa Đại Việt và Champa tiếp tục được duy trì tốt đẹp trong thế kỉ XII-XIII. Đó là quảng thời gian mà hai nước Việt Ờ Chăm đã cùng nhau đánh bại âm mưu xâm chiếm lãnh thổ của quân Mông Cổ. Quan hệ giữa hai nước được duy trì bền vững dưới triều vua Chăm Sinhavarman III (Chế Mân). Sang thế kỷ XIV, quan hệ hai nước lại càng được thắt chặt hơn bằng cuộc hôn nhân Ộcó lợiỢ cho Đại Việt. Năm 1306, vua Chế Mân vì muốn xin được cưới một công chúa của nước Đại Việt nên đã cắt đất dâng hai châu Ô, Lý làm sắnh lễ lên vua Trần. Trước mối lương duyên có lợi này, vua Trần Anh Tông đã Ộgả công chúa Huyền Trân cho chúa Chiêm Thành Chế MânỢ [54, tr.218].Đến năm 1307, vua Trần Anh Tông đã Ộđổi hai châu Ô, lý thành châu Thuận và châu HoáỢ [54, tr.219], lãnh thổ của nước ta đã được mở rộng thêm một phần lãnh thổ trên vùng đất của Champa(từ
huyện Hải Lăng tỉnh Quảng Trị đến phần phắa bắc tỉnh Quảng Nam ngày nay). Việc đổi tên gọi thành Thuận châu và Hoá châu là sự khẳng định chủ quyền của Đại Việt, Thuận Châu và Hóa Châu chắnh thức trở thành một bộ phận lãnh thổ của Đại Việt.
Tuy nhiên, người Chăm vẫn không chấp nhận thực tế đó. Vua Chăm đã nhiều lần cho người sang đòi lại các vùng đất này, và tổ chức các cuộc tấn công, xâm lấn vào lãnh thổ của Đại Việt, với mục đắch cướp phá vùng đất biên cương, giành lại các vùng đất đã mất. Năm 1104, Ộvua Chiêm Thành là Chế Ma Na nhân thế đem quân vào cướp, lấy lại 3 châu Địa LýỢ [54, tr.115].Vua Lý Nhân Tông đã cử Lý Thường Kiệt đem quân đi chinh phạt, vua Chăm Chế Ma Na buộc phải dâng lại đất ba châu ấy, từ đó giữ lệ triều cống thường xuyên cho Đại Việt. Đời vua Chăm Chế Chắ đã nhiều lần đem quân tấn công vào lãnh thổ Đại Việt, với ý định đòi lại hai vùng đất Ô, Lý. Trong các năm 1361, 1362, 1366, quân Chăm đã ra kéo quân ra đánh phá các châu Bố Chắnh, Hoá Châu, Lâm Bình. Trước việc quân Chiêm thường xuyên cho quân sang xâm lấn lãnh thổ, cướp phá các vùng đất biên cương, năm 1367, vua Trần đã Ộsai Trần Thế Hưng làm Thống quân hành khiển đồng tri thượng thư, Đỗ Tử Bình làm phó, đi đánh Chiêm ThànhỢ [54, tr.259]. Tuy nhiên, đến Chiêm Động, Trần Thế Hưng đã bị giặc Chiêm phục kắch bắt, Đỗ Tử Bình phải rút quân về. ỘTháng 2 (1368), Chiêm Thành sa Mục Bà Ma sang đòi lại đất biên giới Hóa ChâuỢ [54, tr.259].Quan hệ giữa Đại Việt và Champa lại trở nên căng thẳng, Champa đã nhiều lần đem quân đánh phá vùng biên cương và tiến sâu vào sâu trong lãnh thổ Đại Việt, tấn công vào tận kinh thành Thăng Long (1371, 1378).
Suốt một thời gian dài (từ 1360 đến 1391), quân Chăm đã nhiều lần tấn công vào lãnh thổ Đại Việt, nhất là trong giai đoạn nhà Trần suy yếu, còn Champa dưới sự trị vì của vua Chế Bồng Nha. Tham vọng giành lại đất đai của người Chăm với Đại Việt chỉ thực sự dừng lại khi vua Chăm Chế Bồng Nga tử trận (1391). Chắnh quyền Đại Việt với quyền hành nằm trong tay Lê Quý Ly, đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm bảo vệ vùng đất biên cương. ỘMùa xuân, tháng 2 (1391), LêQuý Ly đem quân đi tuần châu Hóa, xét duyệt quân ngũ, xây sửa thành trìỢ [54, tr.284]. Nhà Trần còn tiếp nhận những người Chăm sang hàng sinh sống trên đất đai của Đại Việt. Năm 1397, Ộtướng Chiêm Thành là Chế Đa Biệt cùng với em là Mộ Hoa Từ
Ca Diệp đem cả nhà sang hàng.Ban tên cho Đa Biệt là Đại Trung, phong là Kim Ngô vệ tướng quân, Ca Diệp làm Cấm vệ đô, đều banhọ Đinh, lại cho trấn thủ Hóa Châu để chống giữ Chiêm ThànhỢ [54, tr.292].
Nhà Hồ (1400 Ờ 1407) được thành lập, chủ quyền của người Việt trên vùng đất biên cương không những được củng cố vững chắc, lãnh thổ của Đại Việt tiếp tục được mở rộng về phắa nam. Năm 1402, Hồ Hán Thương dẫn đại quân tiến đánh Champa, quân Chăm thất bại nặng nề. ỘChúa Chiêm Ba Đắch Lại sợ, sai cậu là Bố Điền dâng một voi trắng, một voi đen và các sản vậtđịa phương, lại dâng đất Chiêm Động để xin rút quânỢ [54, tr.299]. Khi Bố Điền tới, Hồ Quý Ly Ộbắt épphải sửa tờ biểu là dâng nộp cả động Cổ Lũy. Rồi chia đấy ấythành bốn châu Thăng,Hoa, Tư, Nghĩa. Đặt An phủ sứ và An phủ phó sứ lộ Thăng Hoa để cai trị; miềnđầu nguồn đất ấy thì đặt trấn Tân NinhỢ [54, tr.299]. Đất Chiêm Động tương đương với các huyện Thăng Bình, Tam Kỳ, Quế Sơn, Duy Xuyên tỉnh Quảng Nam ngày nay. Đất Cổ Luỹ gồm các huyện Bình Sơn, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Mộ Đức, Đức Phổ tỉnh Quảng Ngãi ngày nay. Để khẳng định chủ quyền của mình trên vùng đất này, Hồ Hán Thương đã Ộđiều An phủ sứ lộ Thuận Hóa Nguyễn Cảnh Chân làm An phủ sứ lộ Thăng HoaỢ [54, tr.299], Ộlấy Hiệu Chắnh hầu Chế Ma Nô Đà Nan làm Cổ Lũy huyện thượng hầu, trấn giữ châuTư, Nghĩa, chiêu dụ, vỗ về dân chúng người Chiêm để mưu tiến đánhỢ[54, tr.299]. Không chỉ vậy, ỘHán Thương khai Liên Cảng từ Tân Bình đến địa giới Thuận HóaỢ[54, tr.302], để phục vụ cho nhu cầu sản xuất, giao thương và quốc phòng của đất nước, chỉ tiếc là không thể thực hiện được.
Những chắnh sách của triều đại nhà Hồ trong khoảng thời gian ngắn ngủi đã góp phần quan trọng vào việc xác lập chủ quyền lãnh thổ của người Việt trên vùng đất từ Đà Nẵng vào đến Quảng Ngãi. Những cư dân người Việt trên đất Thăng, Hoa, Tư, Nghĩa vẫn tiếp tục sinh sống cùng với người Chăm mặc dù nhà Hồ bị sụp đổ (1407). Vùng đất này sau đó bị người Chăm giành lại khi nước ta bị nhà Minh đô hộ, nhưng thực tế không thể phủ nhận, đất Thăng, Hoa, Tư, Nghĩa đã thực sự là đất đai của người Việt. ỘHai châu Thái Chiêm và Cổ Lũy trước là đất của ta, đời gần đây bị mất về nước ChiêmỢ [53, tr.470], lời khẳng định của vua Lê Thánh Tông là minh chứng hùng hồn khẳng định chủ quyền của người Việt trên vùng đất này.
Dưới ách cai trị của nhà Minh, năm 1414, ỘTrương Phụ và MộcThạnh nhà Minh chiêu dụ, vỗ về Tân Bình, Thuận Hóa, chia đặt quan cai trị để cùng làm việc với thổquan, khám xét nhân khẩu, gộp làm sổ hộỢ [54, tr.322]. Trong khi đó, Ộphủ Thăng Hoa tuy có đặt quan, nhưng Chiêm Thành vẫn có trưởng lộ chiếm giữ cai trị,nên nhà Minh chỉ ghi tên không mà thôiỢ [54, tr.322].
Bước sang thế kỷ XV, khi đang dốc sức mình cho cuộc kháng chiến chống quân Minh, Lê Lợi vẫn ý thức được vai trò quan trọng của vùng đất biên cương phương Nam. Nhà vua đã ra lệnh ban lời dụ cho Tướng Tá quân nhân lộ Tân Bình và Lộ Thuận Hóa rằng: "Trước kia, nước Chiêm Thành trái mệnh, xâm lấn bờ cõi của ta, cha ông các ngươi đã dốc chắtrung thành lo báo đền nhà nước, đánh giết bọn giặc lấy lại cõi bờ, tiếng thơm, công lớn còn sáng ngờitrong sử sách. Ngày nay, giặc Minh vô đạo, trái mệnh trời, hung hăng hiếu chiến, hòng mở rộng mãi đấtđai, khiến cho sinh dân lầm than đã hơn hai chục năm rồi. Ngày ở kinh lộ của ta cũng chưa thấy có aidốc lòng hết sức, lập công nêu danh mà bọn các ngươi là bề tôi ở chốn phên dậu biên cương lại biết nghĩtới công sức của ông cha ngày trước, hết lòng với vua mà đánh giặc, lập công trước" [54, tr.348-349].Năm 1425, Lê Lợi đã sai tư đồ Trần Nguyên Hãn và Thượng tướng Lê Nỗ đánh chiếm lại phủ Tân Bình và Thuận Hoá. Sau đó, Ộsai tiếp Lê Ngân, Lê Bôi, Lê Văn An đem 70 chiếc thuyền chiến vượt biểnđến thẳng chổ đó. Đến khi được tin thắng trận của Nỗ, liền thừa thắng đánh vào các xứ ở Tân Bình,Thuận Hóa. Quân và dân các nơi bị giặc chiếm đều quy thuậnẦ Thế làThuận Hóa, Tân Bình đều thuộc về ta cảỢ [54, tr.336].Sau khi lên ngôi vua, Lê Thái Tổ chia nước ta thành 5 đạo: Đông, Tây, Nam, Bắc (tương đương vùng Bắc Bộ ngày nay) và Hải Tây (gồm các lộ Thanh Hoá, Nghệ An, Tân Bình và Thuận Hoá). Như vậy, dưới triều vua Lê Thái Tổ, Đại Việt vẫn chưa lấy lại đất Thăng, Hoa, Tư, Nghĩa bị Chămpa chiếm giữ khi nước ta bị giặc Minh đô hộ.
Dưới các triều vua Lê Thái Tông và Lê Nhân Tông, nhà Lê cũng nhiều lần sai tướng đi đánh Champa, trước là để tự vệ, sau đó là ngăn chặn các hành động quấy phá, xâm lấn lãnh thổ nước ta (chủ yếu ở vùng đất Hóa Châu): ỘMùa hạ, tháng 5 (1444), chúa Chiêm Thành là Bắ Cai vào cướp thành châu Hóa, cướp bắt nhândânỢ[54, tr.407], vua Lê đã sai Thái bảo Lê Bôi và Tổng quản Lê Khả đem 10
vạn quân đi đánh. Năm 1445, Champa lại ra cướp phá Hoá Châu, vua Lê sai Tư đồ Lê Thận và Lê Xắ đi đánh. Năm 1446, vì Ộchúa Chiêm Thành là Bắ Cai nhiều lần dốc quân cả nước vào cướpỢ[54, tr.407] vua Lê đã sai Ộnhậpnội đô đốc bình chương Lê Thụ, Lê Khả, Nhập nội thiếu phó thamdự triều chắnh Lê Khắc Phục đem hơn 60 vạn quân đi đánh Chiêm ThànhỢ [54, tr.407]. Đại quân của Đại Việt đã đánh bại quân Chiêm ở Chiêm Động và Cổ Lũy, tiến thẳng đến cửa biển Thị Nại, chiếm được đô thành và bắt cả vua Chiêm đem về Thăng Long. Việc vua Lê Nhân Tông, sau khi đánh bại quân Chiêm không những không lấy lại đất trước kia Chiêm Thành chiếm thời nhà Minh đô hộ nước ta, mà còn lập Quý Lai làm vua đã chứng tỏ: Đại Việt xuất quân tiến đánh Chiêm Thành trước hết là để tự vệ, đáp trả, ngăn