Trước thế kỷ VII, vùng đất Nam Bộ là lãnh thổ thuộc vương quốc cổ Phù Nam, tồn tại trong khoảng thế kỷ I-VII, có lãnh thổ rộng lớn, bao gồm Nam Bộ và một phần Trung Bộ của nước ta ngày nay. Qua các bi ký cổ và thư tịch cổ Trung Quốc như Tấn thư, Tống Thư, Nam Tề thư, Lương thư, Tuỳ thư, Ầ và những kết quả khai quật khảo cổ học từ năm 1944 của L. Malleret tại Óc Eo (xã Vọng Thê, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang) đã cung cấp thêm nhiều tư liệu, di vật góp phần quan trọng vào việc nghiên cứu nước Phù Nam.
Theo ghi chép trong Tấn thư: ỘPhù Nam, cách Lâm Ấp về phắa tây hơn 3000 dặm, nằm giữa vịnh lớn trong biển, diện tắch khoảng 3000 dặmỢ [39, tr.67]. Lương thư chép: Ộnước Phù Nam ở phắa nam quận Nhật Nam, trong một vịnh lớn ở phắa tây biển. Nước cách Nhật Nam chừng 7000 lắ và cách Lâm Ấp hơn 3000 lắ về phắa Tây nam. Đô thành cách biển 500 lắ. Một con sông lớn từ Tây bắc chảy về phắa đông và đổ ra biển. Nước rộng hơn 3000 lắ. Đất thấp và bằng phẳng. Khắ hậu và phong tục đại để giống Lâm ẤpỢ [70, tr.73]. Vào khoảng năm 671-695, nhà tu hành Nghĩa Tĩnh đã du hành đến Đông Nam Á, ông đã ghi chép trong hành trình của mình: Ộrời khỏi Champa, đi tiếp một tháng về phắa Tây Nam thi đến nước Pa-nan trước kia gọi là Phù NamỢP0F
1
P
, Ầ Qua các trắch dẫn đó, có thể nhận thấy, lãnh thổ của Phù Nam nằm ở phắa nam và tây nam của vùng đất Trung bộ Việt Nam nay nay, tiếp giáp với vịnh Thái Lan, trong đó Ộđô thị cảng Óc Eo giữ vai trò trung tâm kinh tế văn hoá quan trọng và là trung tâm mậu dịch quốc tế lớn nhất của Phù NamỢ [49, tr.10].
Về nguồn gốc nhân chủng của cư dân Phù Nam đến nay vẫn là vấn đề khoa học đang đặt ra và chưa rõ ràng, thống nhất chung. Dựa trên các kết quả nghiên cứu của các nhà khảo cổ học, nhân chủng học và những miêu tả trong các thư tịch cổ của Trung Quốc thì cư dân Phù Nam là những người Indonesien hay cư dân thuộc các nhóm tộc người nói các thứ tiếng thuộc hai ngữ hệ lớn ở Nam Á và Nam Đảo là tiếng Môn Ờ Khmer và tiếng Malayo Ờ Polynesian, những cư dân sống chủ yếu ở vùng ven biển, hải đảo. Qua những ghi chép trong thư tịch cổ, di vật khảo cổ học có