Năm 1800, đổi thành Vĩnh Trấn Năm 1808, đổi thành trấn Vĩnh Thanh Đến năm1836, chia thành hai tỉnh là Vĩnh Long và An Giang.

Một phần của tài liệu chính quyền đại việt và quá trình xác lập chủ quyền lãnh thổ phía nam (thế kỷ xi – xviii) (Trang 118 - 122)

D ẫn theo Trần Đình Hằng, Tiếp xúc văn hóa Việ tỜ Champa ở miền Trung: nhìn từ làng xã vùng Huế (bản điện tử)

11 Năm 1800, đổi thành Vĩnh Trấn Năm 1808, đổi thành trấn Vĩnh Thanh Đến năm1836, chia thành hai tỉnh là Vĩnh Long và An Giang.

Mạc Thiên Tứ làm Đô đốc Trấn Hà Tiên. Cho 3 chiếc thuyền long bài được miền thuế, sai xuất dương tìm mua các của quý báu để nộp. Lại sai mở cục đúc tiền để tiện việc trao đổi. Thiên Tứ chia đặt nha thuộc, kén bổ quan ngũ, đắp thành luỹ, mở phố chợ, khách buôn các nước đến họp đôngỢ [125, tr.146].Sau khi thay cha giữ chức Đô đốc trấn Hà Tiên, Mạc Thiên Tứ không chỉ ra sức xây dựng và phát triển Hà Tiên trở thành một trung tâm kinh tế phồn thịnh, mà còn nêu cao ý thức bảo vệ chủ quyền với tư cách là người được giao trách nhiệm bảo vệ vùng biên giới cực Nam đất nước. Năm 1739, Mạc Thiên Tứ lập thêm bốn huyện là Long Xuyên (Cà Mau), Kiên Giang (Rạch Giá), Trấn Giang (Cần Thơ) và Trấn Di (Bắc Bạc Liêu). Cũng vào thời gian này, ỘNặc Bồn nước Chân Lạp lấn Hà Tiên... Thiên Tứ đem hết quân bản bộ ra đánh, đuổi tới Sài Mạt, ngày đêm đánh hăng, lương thực không tiếp kịp. Vợ là Nguyễn Thị đốc suất vợ lắnh vận lương đến nuôi quân, quân không bị thiếu ăn, hăng hái cố đánh phá được quân Bồn. Tin thắng trận báo lên, Chúa cả khen ngợi, đặc biệt cho Thiên Tứ chức Đô đốc tướng quân, ban cho áo bào đỏ và mũ đai, phong Nguyễn Thị làm Phu nhân. Do đó Chân Lạp không dám nhòm ngó Hà Tiên nữaỢ [125, tr.148].

Tình hình nước Chân Lạp sau đó cũng không hề yên ổn, sự tranh giành quyền lực giữa các phái trong nội bộ triều đình, giữa hai phe thân Xiêm và thân chúa Nguyễn đã khiến cho Chân Lạp luôn rơi vào tình cảnh Ộtranh giành quyền lựcỢ. Do vậy, chắnh quyền Đàng Trong phải thường xuyên điều động lực lượng quân sự can thiệp vào Chân Lạp, với mục đắch ổn định tình hình Chân Lạp, bảo vệ lưu dân của mình đang sinh sống trên vùng đất thuộc chắnh quyền Thuỷ Chân Lạp. Tuy nhiên, có thể nhận thấy rấy, mối nguy cơ từ Chân Lạp đối với lưu dân Đại Việt đang sinh sống, làm ăn trên đất Nam bộ lúc bấy giờ không phải là lớn, cũng không phải quá nguy hiểm đối với chắnh quyền chúa Nguyễn. Mục đắch của chắnh quyền Đàng Trong chắnh là áp đặt sự ảnh hưởng và thiết lập bộ máy chắnh quyền quản lý trên vùng đất Nam bộ, nơi mà chắnh quyền Đàng Trong đã nhận thấy chắnh quyền Chân Lạp không thể quản lý nổi, hơn nữa là ngăn chặn ảnh hưởng và mưu đồ bành trướng của Xiêm La trên vùng đất Nam bộ.

Năm 1753, lấy cớ quân Chân Lạp hiếp đáp người Côn Man (tức người Chiêm Thành) và xâm phạm biên giới, để bảo vệ con dân Đại Việt, chúa Nguyễn Phước Khoát đã Ộhạ lệnh cho Cai-đội Thiện chánh hầu làm Thống suất, Ký lục Nghi-biểu-hầu Nguyễn Cư Trinh làm Tham mưu, điều khiển tướng 5 dinh: Bình Khương (Năm Canh Ngọ thứ 4 cải phủ Bình Khương làm dinh Bình Khương), Bình Thuận, Trấn Biên, Long Hồ đem đi kinh lược Cao Miên, đồn trú ở xứ Bến Nghé kết lập dinh trại gọi là Đồn dinh huấn luyện quân ngũ, trù tắnh lương thực, lập kế khai thác đất đaiỢ [21, tr.13]. Năm 1754, Nguyễn Cư Trinh và Thiện Chắnh kéo quân đi theo hai hướng. Quân của Nguyễn Cư Trinh tiến đến đâu giành chiến thắng tới đó, giải thoát được người Côn Man đưa về nước. Quân của Thiện Chắnh bị quân Chân Lạp đánh úp không kịp đối phó. Nguyễn Cư Trinh sau đó đã đem quân tới ứng cứu, rồi cùng Trương Phước Du (chúa Nguyễn cử thay thế Thiện Chắnh bị giáng chức xuống làm Cai đội) thống lĩnh binh lắnh tiếp tục tiến đánh hai phủ Cầu Nam và Nam Vinh. Quân Chân Lạp thua trận, bị thiệt hại nặng nề, quốc vương Chân Lạp là Nặc Nguyên đã chạy sang Hà Tiên nương nhờ Mạc Thiên Tứ, sau đó xin dâng đất hai phủ Tầm Bôn (Tân An) và Lôi Lạp (Gò Công) để chuộc tội, song chúa Nguyễn không ưng thuận vì cho rằng Nặc Nguyên đã nhiều lần phản trắc. Sự kiện này được Trịnh Hoài Đức chép trong Gia Định thành thông chắ như sau: ỘTháng 6 năm Giáp Tuất (1754), binh ở Gia Định chia làm hai đạo, Nghi Biểu hầu đem cơ binh từ sông Bát Đông tiến đánh, quân đến đâu địch đều tan rã. Lần lần đến Tần Lê Bắc rồi ra Đại-giang hiệp cùng chắnh binh Tiền Giang của Thiện Chắnh hầu hội ở Lò Yêm rồi đồn trú tại bốn phủ Xoài Lạp (Soi Rạp), Tầm Đôn, Cầu Nôm và Nam Vang, Cao Miên đều hàng. Quân ta bèn sai thuộc tướng Cai đội Chấn Long hầu đến phủ Tầm Phong tiêm phủ chiêu dụ Tỳ Man ở Thuận Thành để làm thanh thế ...

... Mùa xuân năm Ất Hợi (1755), đại binh của Thiện Chắnh hầu đã về trước ở đồn Mỹ Tho, rồi lệnh cho người Côn Man Thuận Thành phải bỏ vùng Ca Khâm đem hết bộ lạc xe cộ xuống đồn trú ở Bình Thanh, quân tinh tráng có trên vạn người, khi đến đất Vô Tà Ân liền bị hơn một vạn binh của Cao Miên thừa cơ tập kắch, quân Côn Man sức yếu và thế cô, liền đem xe kết thúc lại làm thành lũy đồng tâm chống giữ và cấp báo với Thiện-chánh-hầu. Thiện-chánh-hầu bị ao rừng ngăn

trở khó bề ứng cứu cho mau được. Duy có Nghi-biểu-hầu đem 5 đội tùy binh đến cứu viện. Cao Miên trông thấy oai phong phải rút lui. Nghi-biểu-hầu đem bọn Côn Man cả nam nữ hơn 5000 người đem về cư trú dưới núi Bà Đinh và hạch tấu Thiện- chánh-hầu về tội làm thất cơ nghi, rút quân không kỷ luật, bỏ những người mới qui phụ mà không viện trợ, để cho quân giặc bắt đi. Tấu trạng dâng lên, triều đình ra lệnh tra vấn, giáng chức Thiện-chánh-hầu làm Cai đội, thâu quyền Thống suất lại, rồi giao cho Khâm sai Cai-đội Du-chánh-hầu Trương Phước Du làm Thống suất dùng Côn Man làm hướng hai đạo qua đánh phủ Cầu nâm và Nam Vang giết vài Nha-ốc. Vua nước ấy cả sợ chạy sang nương dựa Tôn-đức-hầu là Mạc Thiên Tứ ở Trấn Hà Tiên, nhờ Tứ thay lời tâu rõ: Việc đáng tiếc ấy là do biên tướng Cao Niên là Chiêu Thùy Ếch lén tập kắch bọn Côn-Non, nay vua nước ấy xin chịu tộiỢ [21, tr.14-15]. Nguyễn Cư Trinh thấy vậy đã dâng sớ về triều đình trình bày mọi lẽ thiệt hơn và đề ra kế sách mở mang vùng đất Tây Nam của tổ quốc: ỘTừ xưa, sở dĩ dùng đến binh, chẳng qua là muốn giết đứa cừ khôi, mở mang bờ cõi mà thôi. Nay Nặc Nguyên đã hối quá, biết nộp đất, hiến của. Nếu không cho nó hàng thì nó sẽ chạy trốn; mà từ Gia Định đến La Bắch, đường sá xa xôi, không tiện đuổi đánh. Vậy muốn mở mang bờ cõi, chi bằng hãy lấy hai phủ ấy, giữ chặt phắa sau cho hai dinh (Phiên Trấn và Trấn Biên). Năm xưa, đi mở phủ Gia Định, trước phải mở phủ Hưng Phúc (Biên Hòa), rồi mở đến phủ Lộc Dã (Đồng Nai) để quân dân đoàn tụ, rồi sau mới mở đất Sài Côn. Đó là kế Ộtằm ăn dâuỢ đó. Nay từ Hưng Phúc đến Sài Côn đường đi chỉ hai ngày, mà dân cư còn chưa yên tập, quân giữ cũng có đứa chưa khỏe; phương chi từ Sài Côn đến Tầm Bôn, đường đi trong sáu ngày, thú binh trú phòng thực sự chưa đủ. Thần thấy người Côn Man đánh đường bộ rất tài, quân Chân Lạp cũng đã chột dạ. Nếu cho người Côn Man ở đấy, sai nó ngăn chống, cũng là kế hay. Vậy nên xin cho nước Chân Lạp chuộc tội, lấy hai phủ ấy, cho thần xem xét hình thế, đạt lũy đóng quân, cấp điền sản cho quân dân, chia địa giới, lấy châu Định Viễn để thâu cả toàn bứcỢ [125, tr.165-166]. Nhận thấy đây thực sự là kế sách lâu dài, mang lại lợi ắch cho quốc gia, chúa Nguyễn Phước Khoát đã chuẩn tấu theo tấu trình của Nguyễn Cư Trinh.

Năm 1757, vua Chân Lạp là Nặc Nguyên qua đời, triều đình Chân Lạp đại loạn, xảy ra cảnh tranh giành quyền lực, chém giết lẫn nhau để cướp ngôi. Nặc Nhuận đã xin hiến đất Srok Treang (tức đất Ba Thắc gồm Sóc Trăng, Bạc Liêu) và Préah Trapeang (tức đất Trà Vang gồm Trà Vinh - Bến Tre) cầu xin chúa Nguyễn phong làm vua. Nhưng không lâu sau đó, Nặc Thuận bị con rễ là Nặc Hinh giết chết và cướp ngôi. Cháu Nặc Thuận là Nặc Ông Tôn muốn lên làm vua đã nhờ Mạc Thiên Tứ giúp. Mạc Thiên Tứ đã dâng sớ xin chúa Nguyễn Phúc Khoát phong cho Nặc Ông Tôn làm vua Chân Lạp. Chúa Nguyễn ưng thuận, sau đó cử Trương Phước Du (Thống suất Ngũ dinh tại Gia Định) đem quân cùng Mạc Thiên Tứ tiến đánh Nặc Hinh, đưa Nặc Tôn về nước va phong làm Phiên vương. Để đền ơn chúa Nguyễn, Nặc Ông Tôn đã dâng vùng đất Tầm Phong LongP11F

12

P

cho chắnh quyền Đàng Trong. Sự kiện này được Trịnh Hoài Đức chép trong Gia Định thành thông chắ như sau: ỘNăm thứ 20 (Đinh Sửu - 1757) nước Cao Miên có loạn, Vương tôn là Nặc- ong-Tôn chạy sang nương náu ở Hà Tiên rồi xin làm con nuôi Tôn-đức-hầu (Mạc Thiên Tứ), Tôn-đức-hầu đem việc tấu lên, vua phong cho Nặc-ong-Tôn làm quốc vương Cao Miên, rồi hộ tống về nước. Sau khi được sắc phong, Nặc-ong-Tôn đem đất 5 phủ Chân-sum, Sài-mạt, Cần-bột, Linh-quỳnh, Vũng-thơm dâng cho Tôn-đức- hầu để tạ ơn giúp đỡ. Tôn-đức-hầu đem dâng đất ấy lên triều, và vua hạ chỉ chuẩn đặt 5 phủ thuộc trấn Hà Tiên quản hạt. Tôn-đức-hầu lại lập đạo Kiên Giang ở xứ Rạch Giá, lập đạo Long Xuyên ở xứ Cà-mau, đều đặt quan lại cai trịỢ [21, tr.82].Để tiện quản lý vùng đất mới, bảo vệ biên cương, Nguyễn Cư Trinh đã tâu xin chúa Nguyễn xin dời dinh Long Hồ lên xứ Tầm Bào (Vĩnh Long), Ộđem xứ Sa-đéc đặt làm đạo Đông Khẩu, xứ cù lao ở Tiền Giang đặt làm đạo Tân Châu, xứ Châu Đốc ở Hậu Giang đặt làm đạo Châu Đốc. Đem binh ở dinh Long Hồ đến trấn thủ ngăn chặn chổ yếu hại nơi địa đầuỢ [21, tr.16].

Sự kiện năm 1757 có ý nghĩa lịch sử quan trọng, đó không chỉ là sự kết thúc sự hiện diện của chắnh quyền Chân Lạp trên vùng đất Nam bộ, đó còn là sự khẳng định chủ quyền chắnh quyền Đại Việt trên vùng đất cực nam của tổ quốc. Đến lúc

12Theo nghiên cứu của Nguyễn Văn Hầu, đất Tầm Phong Long có bề dài từ biên giới Việt - Miên chạy dọc sông Tiền và sông Hậu xuống tới Trà Vang (Trà Vinh) và Ba Thắc (Sóc Trăng và Bạc Liêu). Bề ngang từ

Một phần của tài liệu chính quyền đại việt và quá trình xác lập chủ quyền lãnh thổ phía nam (thế kỷ xi – xviii) (Trang 118 - 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)