Công cuộc khai phá, mở đất Miền Tây Nam bộ

Một phần của tài liệu chính quyền đại việt và quá trình xác lập chủ quyền lãnh thổ phía nam (thế kỷ xi – xviii) (Trang 101 - 108)

D ẫn theo Trần Đình Hằng, Tiếp xúc văn hóa Việ tỜ Champa ở miền Trung: nhìn từ làng xã vùng Huế (bản điện tử)

Chương 3 QUÁ TRÌNH XÁC LẬP CHỦ QUYỀN LÃNH THỔCỦA CHÍNH QUYỀN ĐẠI VIỆT TRÊN VÙNG ĐẤT NAM BỘ (thế kỷ XVI Ờ

3.1.1.2. Công cuộc khai phá, mở đất Miền Tây Nam bộ

Với kế sách Ộdân đi trước nhà nước theo sauỢ, chắnh sách ngoại giao khôn khéo, với sự hỗ trợ của sức mạnh quân sự, chắnh quyền chúa Nguyễn đã Ộbảo hộỢ cho công cuộc khai phá của cư dân người Việt, sau đó từng bước cử tướng lĩnh tới thực thi và xác lập chủ quyền của mình trên vùng đất Đông Nam bộ. Những bất ổn trong nội bộ chắnh trường Chân Lạp tiếp tục được chắnh quyền Đàng Trong lợi

dụng, với kế sách Ộtàm thựcỢ, chúa Nguyễn đã lần lượt sáp nhập toàn bộ vùng đất miền Tây Nam bộ vào lãnh thổ Đại Việt.

Người Việt tiếp tục tiến xuống phắa Nam. Cùng với cư dân người Việt, công cuộc khai phá vùng đất miền Tây Nam bộ còn có người Hoa, người Khmer. Với kinh nghiệm trồng lúa nước, người Việt đã đẩy mạnh công cuộc khẩn hoang vùng đất miền Tây Nam bộ. Cũng như vùng đất Đồng Nai, Gia Định, trên danh nghĩa vùng đất này thuộc lãnh thổ Chân Lạp, nhưng thực tế chắnh quyền Chân Lạp chưa thiết lập được bộ máy hành chắnh để quản lý. Do vậy, cư dân người Việt cùng với người Hoa, người Chăm được tự do chọn nơi sinh sống, làm ăn, tự do khai khẩn đất đai tuỳ ý. Họ chọn những vùng đất thuận lợi cho việc sinh sống và trồng trọt, đó là các vùng đất giồng ven sông, ven biển, các cù lao màu mỡ.

ỘNgoài việc áp dụng những chế độ canh tác thắch hợp với từng loại đất đai, người nông dân Việt trong quá trình khai hoang còn phải làm thủy lợi. Đây là một trong những yếu tố quan trọng có tắnh chất quyết định đối với việc khai phá thành công vùng đất mới vì ở đồng bằng sông Cửu Long nơi thì thiếu nước, nơi thì ngập úng sình lầy, nơi thì chua đất mặn. Do điều kiện khai phá buổi đầu còn thiếu thốn công cụ, vốn liếng, kỹ thuật yếu kém và lối làm ăn còn phân tán Ầ những người Việt khai hoang đã lợi dụng hệ thống kênh rạch chằng chịt của vùng này như một hệ thống thủy nông lớn sẵn có và phải tạo nên những công trình thủy lợi nhờ gắn liền mảnh ruộng của họ vào hệ thống sông rạch để dẫn nước tưới tiêu hoặc rửa phènỢ[94, tr.136-137].

Trong các thế kỷ XVII, XVIII, lưu dân người Việt cũng lần lượt đến định cư và tiến hành khai khẩn ở bờ sông Vàm Cỏ Tây, bờ Bắc sông Tiền và các cù lao nơi cửa sông Tiền [45, tr.91].Thành phần lưu dân di cư xuống các tỉnh đồng miền Tây Nam bộ chủ yếu từ Biên Hòa, Sài Gòn Ờ Bến Nghé. Ở vùng đất còn hoang vu, rậm rạp, nhiều sình lầy, việc khai phá không hề dễ dàng. Theo ghi chép của Trịnh Hoài Đức thì vùng Đồng Nai, Gia Định gồm hai loại ruộng đất là sơn điền thảo điềnP6F

7

P

.

Có lẽ, đối với các vùng đất thấp ở miền Tây như Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh,

7Theo Lê Quý Đôn trong Phủ biên tạp lục: phủ Gia Định, Đồng Nai là nơi đất tốt bực nhất, ruộng khai phá gồm hai loại chắnh là ruộng núi và ruộng cỏ[24, tr.147]. gồm hai loại chắnh là ruộng núi và ruộng cỏ[24, tr.147].

Sóc Trăng, Kiên Giang, Cà Mau thì chủ yếu tập trung loại ruộng đất thảo điền. Đối với loại ruộng đất cao Ộmùa nắng, đốn chặt cây cối, đợi cho khô đốt làm phân tro, khi mưa xuống trồng lúa không cần cày bừa, trong ba, bốn năm thì đổi làm chổ khácỢ[22, tr.30]. Đối với các vùng đất thấp, nhiều sình lầy, cư dân ngoài việc dùng trâu bò còn phải Ộđợi có nước mưa đầy đủ, dầm thấm, nhiên hậu mới hạ canh, mà trâu cày phải lựa chọn con nào có sức mạnh, móng chân cao mới kéo cày được, nếu không như vậy thì ngã ngập trong bùn lầy, không đứng dậy nổiỢ [22, tr.31].Còn ở những nơi bùn sâu, không thể dùng trâu để cày thì Ộphải đợi lúc hạ thu giao thời, có nước mưa đầy dẫy, cắt cỏ lùng lác, cào cỏ đắp làm bờ, rồi khơi đất cấy mạ xuốngỢ

[22, tr.31].

Qua những ghi chép của Trịnh Hoài Đức trong Gia Định thành thông chắ có thể nhận thấy: trong buổi đầu tới sinh sống, khai phá trên vùng đất thấp, nhiều chỗ trùng, rậm rạp ở đồng bằng sông Cửu Long, lưu dân người Việt thường lựa chọn nơi nào đất đai màu mỡ, thuận tiện cho việc trồng trọt, chủ yếu là cây lúa nước. Khi mà sức khai phá của con người còn hạn chế, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, đồng thời đất đai rộng lớn, tuỳ ý, tuỳ sức khai phá của mỗi người nên ruộng canh tác của họ không cố định lâu dài ở một chổ, thay vào đó, khi nhận thấy năng suất giảm sút họ lại tiến hành khai phá một nơi khác để trồng trọt. Đất đai màu mỡ, kinh nghiệm, và tắnh siêng năng, cần cù của người Việt, chẳng bao lâu sau, những lưu dân người Việt đã biến vùng đất hoang vu, nhiều cỏ dại và đầm lầy thành những cánh đồng lúa mênh mông. ỘỞ trấn Vĩnh Thanh ẦRuộng đất béo tốt nên một hộc lúa giống thâu được 300 hộcỢ [22, tr.31].Ở khu vực tả ngạn sông Tiền, hai thuộc Quy An và Quy Hoá, ruộng đất mỗi nơi đều ngoài 5000 sở, thuộc Ba Trại có ruộng đất ngoài 4000 sở, châu Định Viễn có 7000 sở [45, tr.100].Những vùng đất như Tân Châu, Cao Lãnh, khu vực tứ giác Long Xuyên nhanh chóng trở thành vùng đất trù phú, là nơi tụ cư của đông đảo cư dân người Việt.

Khi Trần Thượng Xuyên và phó tướng Trần An Bình được cử đến khai phá vùng đất Biên Hòa, Dương Ngạn Địch và phó tướng của mình là Hoàng Tiến được chấp nhận cho tới khai phá, sinh sống trên vùng đất ở Mỹ Tho Ờ thuộc bờ Bắc sông Tiền. Sau khi đến vùng đất mới - trên danh nghĩa là đất của Chân Lạp nhưng việc

kiểm soát lại do chắnh quyền chúa Nguyễn nắm giữ, hơn nữa vùng đất này đã có một bộ phận nhỏ những cư dân người Việt tới sinh sống từ trước, Dương Ngạn Địch đã quy tụ những người Hoa(phần lớn là quân đội) tiến hành vỡ hoang, khai khẩn ruộng đất, lập ra các nông trại thôn ấp, và lập ra Mỹ Tho đại phố, quy tụ đông đảo thương nhân tới buôn bán ngày càng tấp nập. Đại Nam nhất thống chắ chép: ỘNăm Kỷ Mùi đời Thái Tôn hoàng đế (1789), tướng Long môn là bọn Dương Ngạn Địch, bề tôi cũ của nhà Minh đến quy phụ, cho ở địa phương Mỹ Tho, dựng nhà cửa, tập hợp dân Hán di dân lập thành xóm làng, lập ra chắn phường biệt nạp: Qui An, Qui Hóa, Cảnh Dương, Thiên Mụ, Quản Tác, Hoàng Lạp, Tam Lạch, Bả Canh, Tân Thịnh, cho dân lập ấp khai khẩn, lại chia ra làm từng trang trại, đều theo nghề cũ,làm ăn nộp thuếỢ [110, tr.1701].Nhiều làng xã đã mọc lên xung quanh khu vực Mỹ Tho, tạo nên một diện mạo mới cho vùng đất này. Qua ghi chép trong Gia Định thành thông chắ, Trịnh Hoài Đức cho biết:Ộphắa Nam trị sở là chợ phố lớn Mỹ-tho, nhà ngói cột chạm, đình cao chùa rộng, ghe thuyền ở các ngã sông biển đến đậu đông đúc, làm một đại đô hội rất phồn hoa huyên náoỢ [22, tr.119]. Hoạt động của người Hoa ở vùng đất Mỹ Tho chủ yếu là buôn bán, họ kết hợp giữa sản xuất nông nghiệp với việc buôn bán nhỏ, nên tập trung chủ yếu ở quanh các trung tâm thị tứ, buôn bán lớn lúc bấy giờ. Điều đó cũng lý giải cho việc diện tắch đất mà những nhóm người Hoa khai phá được ở vùng đất Đàng Trong không lớn mà nó chỉ góp phần phát triển kinh tế ở những nơi mà họ tới định cư, sinh sống làm ăn. Cuối thế kỷ XVII, Mỹ Tho đã trở thành một trong những trung tâm thương mại lớn của cả Nam bộ lúc bấy giờ.

Địa bàn khai khẩn lúc bày mở ra khá rộng, phắa đông giáp biển, phắa bắc giáp sông Vàm Cỏ, phắa Nam giáp sông Ba Lai và sông Tiền [58, tr.67]. Dọc hai bên bờ các nhánh sông Tiền, cùng với các thành phần cư dân khác, lưu dân người Việt đã cố gắng khai phá lập thành những ruộng lúa, vườn cây, nhất là các vùng ven các sông rạch như Rạch Gầm, rạch Bảo Định, rạch Trà Luật, rạch An Bình, sông Ba Lai Bắc, Ầ[58, tr.68]. Không dừng lại ở đó, lưu dân người Việt còn tiến hành khai khẩn trên cả các vùng đất cù lao giữa sông Tiền và sông Hậu.

Đối với những vùng đất ven biển phắa nam (Hà Tiên, Cà Mau), những lưu dân người Việt cũng đã đặt chân tới vùng đất này, tuy số lượng rất ắt, họ đã nhanh chóng hoà nhập với những cư dân bản địa Ờ người Khơ-me, cùng nhau khai phá vùng đất cực nam này. ỘPhắa mũi Cà Mau đất thấp, vẫn có nhiều giồng ở bờ sông Cái Lớn, Cái Bè, Gành Hào, Ông Đốc, con người có thể làm ăn sinh sống được. Vùng cuối mũi Cà Mau vẫn quy tụ ngư dân và người làm ruộng trên những giồng nhỏ bé thiếu nước ngọt. Vùng U Minh thượng, U Minh hạ mặc dù là vùng úng thuỷ bao la, nhưng bên trong vẫn có vài gò cao ráo, nhỏ hẹp, tạm đủ cho vai mươi gia đình làm ăn sinh sống, vì vậy vẫn có nhưng lưu dân người Việt tìm đến nơi đâyỢ[58, tr.54]. Tuy nhiên, đây là vùng đất thấp, nhiễm phèn, nhiễm mặn nên gây khó khăn cho việc sản xuất nông nghiệp. Do vậy, lưu dân người Việt có lẽ chỉ đến sinh sống và khai phá được ở một số khu vực cao ráo ven biển và các giồng ven sông ở bán đáo Cà Mau, vì vậy thành quả khai phá hẳn không nhiều.

Nhóm di dân của thương nhân Hoa kiều - Mạc Cửu và dòng họ Mạc cũng đến cư ngụ và đóng góp công sức quan trọng vào việc mở mang lãnh thổ và khai phá vùng đất cực Nam của Đại Việt Ờ Trấn Hà Tiên. ỘTrấn Hà Tiên nguyên xưa là đất Chân Lạp, sau phụ thuộc nước Cao Miên, thổ âm gọi là Mang Ờkhảm, tiếng Hoa gọi là Phương ThànhỢ [11, tr.15]. Nhà Minh sụp đổ, không chịu thần phục nhà Thanh, Mạc Cửu đã đem theo gia đình, thuộc tướng của mình chạy sang Chân Lạp xin nương nhờ. Mạc Cửu Ộngười Lôi Châu, Quảng Đông. Nhà Minh mất, để tóc chạy sang phương Nam, đến nước Chân Lạp làm chức Ốc Nha, thấy phủ Sài Mạt nước ấy có nhiều người buôn các nước tụ họp, bèn mở sòng gá bạc để thu thuế gọi là hoa chi, lại được hố bạc chôn nên thành giàu. Nhân chiêu tập dân xiêu bạt đến các nơi Phú Quốc, Cần Bột, Gia Khê, Luống Cày, Hương Úc, Cà Mau, lập thành 7 thônỢ[125, tr.122]. Sau khi đến Chân Lạp, được vua Chân Lạp cho phép, ông đến sinh sống ở vùng đất Mang-khảm. Tại vùng đất mới, ông chiêu tập lưu dân người Việt, người Hoa, người Khmer tổ chức khai phá, khẩn hoang vùng đất vốn còn hoang vu này. Với tư duy của những người quen buôn bán, Mạc Cửu và dòng họ Mạc đã xây dựng và phát triển Hà Tiên trở thành trung tâm mua bán lớn, phát triển hưng thịnh ở Đàng Trong lúc bấy giờ. Hà Tiên nằm bên bờ vịnh Xiêm, có nhiều

điều kiện thuận lợi cho việc hình thành một hải cảng, đồng thời đây cũng là nơi có có nguồn hàng phong phú và đa dạng, thu hút được nhiều các thương nhân Mã Lai, Xiêm, người Hoa, Ấn Độ, Nhật BảnẦ và cả người phương Tây tới buôn bán. Mạc Cửu cũng từng nhiều lần dẫn đầu đoàn thuyền của mình vượt biển đi ra buôn bán với một số nước trong vùng như Batavia (Jakarta), Phiplippin. Để đẩy mạnh buôn bán, Mạc Thiên Tứ còn cử một sứ giả sang Nhật để thúc đẩy buôn bán. ỘẦcác thương thuyền từ Suma-tra, Java, Miến Điện, Ấn Độ, Ngũ Quảng, Phúc Kiến, Hải Nam, Quảng ĐôngẦđến giao thương. Họ đến mua hải sản như cá, tôm khô, đỉa biển, sáp, mật ong, gạo, lông chimẦĐể khuyến khắch thương nhân đến mua bán, hàng năm vào ngày sinh nhật của Mạc Thiên Tứ (12/12 âm lịch), các thương thuyền được miễn thuế. Ngược lại, các thương nhân, nhất là người Hoa, họ lại mang quà biếu tặng quan lại địa phương để kết chặt tình giao thương. Những tảng đá xanh xây lăng tẩm, cây bạch maiẦcòn đến ngày nay ở núi Bình Sơn đều là quà tặng quý giá từ Trung Quốc mang đếnỢ [31, tr.11]. Bộ mặt của Hà Tiên đã nhanh chóng thay đổi do sự phát triển của buôn bán, giao thương. Dân cư tập trung về sinh sống ở Hà Tiên trấn ngày một đông, những lưu dân người Việt tới khai phá sinh sống trên vùng đất Đồng bằng sông Cửu Long ngày một đông đúc hơn. Bên cạnh đó, họ Mạc còn tổ chức chiến đấu chống bọn cướp, ngoại xâm, bảo vệ cuộc sống bình yên cho nhân dân ở trấn Hà Tiên và cư dân xung quanh. ỘMột công lao to lớn của họ Mạc là đã tổ chức chiến đấu chống bọn cướp, chống ngoại xâm, bảo vệ sự an toàn và cuộc sống của vùng Hà Tiên, qua đó góp phần bảo vệ cả vùng Gia Định mới khai phá. Trong những cuộc chiến đấu này, họ Mạc có lần thắng lợi, có lần thất bại và được sự chi viện, ứng cứu của chắnh quyền chúa Nguyễn. Điều đáng ghi nhận ở đây là tinh thần kiên quyết đấu tranh bảo vệ đất đai của họ Mạc và sự vững vàng không để cho các vương triều Xiêm lôi cuốn, dụ dỗỢ [16, tr.8].

Có thể thấy, sau khi Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lược xứ Đồng Nai Ờ Gia Định, giai đoạn lưu dân tự phát và tự quản đã kết thúc. Việc khai khẩn đất đai, tổ chức xóm làng, đã có vai trò của chắnh quyền chúa Nguyễn. Không chỉ khuyến khắch, chiêu mộ dân từ Thuận Hoá, Quảng Nam, chắnh quyền Đàng Trong còn chiêu mộ dân xiêu tán từ Chân Lạp, đồng thời tạo điều kiện cho họ quay về sinh

sống trên vùng đất Nam bộ với việc lập xóm làng, miễn tô thuế. Đại Nam thực lục

chép, năm 1711, chúa Nguyễn Ộsai tướng Thần lại ty Thuận Đức sang Chân Lạp chiêu tập những dân xiêu tán của ta, đến bây giờ họ đều dần dần trở về. Ầ Lại ra lệnh cho hai dinh Trấn Biên và Phiên Trấn rằng phàm dân lưu tán mới trở về thì chia ruộng đất để thiết lập thôn phường, tha các thứ binh đao tô thuế trong 3 năm, do đó dân đều yên nghiệp làm ănỢ [125, tr.127].

Sau sự kiện quân Chân Lạp hiếp đáp người Bồn Man và xâm phạm biên giới bị Nguyễn Cư Trinh đánh bại (1755), với kế sách Ộtàm thựcỢ của chắnh quyền chúa Nguyễn, cư dân người Việt đã có mặt ở hầu khắp các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Vùng đất Đông Khẩu Đạo (gồm các huyện Châu Thành, thị xã Sa Đéc, huyện Lai Vung và huyện Lấp Vò của tỉnh Đồng Tháp ngày nay) chắnh thức thuộc chủ quyền của người Việt, tạo điều kiện thuận lợi cho người Việt, người Hoa được chắnh thức khai thác, làm ăn với tư cách là người chủ của vùng đất. Chẳng bao lâu sau, trên địa bàn của đất Đông Khẩu Đạo thành lập được 60 thôn làng. Dân cư tập trung ngày một đông, nhiều tụ điểm cư dân hình thành ở hai bên bờ sông Tiền, sông Hậu: Cường Oai (Lai Vung), Cường Thanh (Lấp Vò), Ầ Sa Đéc có điều kiện phát triển hơn với phố thị buôn bán tấp nập, trở thành một trung tâm thương mại lớn ở đồng bằng sông Cửu long lúc bấy giờ. ỘPhố chợ dọc theo hai bờ sông, nhà cửa hai bên móc nối chọi mái san sát như vây cá liên tiếp kéo dài cả năm dặm, dưới sông có nhà làm trên bè tre, gác làm phòng ốc, đậu thành hai hàng dài sát nhau, buôn bán tơ lụa, trừu đoạn, đồ dùng từ Nam Bắc chở đến, hoặc bán dầu rái, than, mây, tre, cá, khô, mắm Ầ trên bờ dưới sông trăm thứ hàng hoá tốt đẹp, trông khá vui vẻ, thật là thắng địa phồn hoa vậyỢ [22, tr.128].

Đất đai màu mỡ cộng với kinh nghiệm sản xuất của lưu dân, giúp cho Đồng bằng sông Cửu Long cùng với Đông Nam bộ sớm trở thành một vựa lúa lớn. Thóc gạo làm ra nhiều, không chỉ đáp ứng nhu cầu tại chỗ mà còn bán ra các xứ ở Đàng Trong, nhất là Thuận Hoá, thậm chắ bán ra cả nước ngoài.Diện tắch ruộng đất canh tác tăng lên nhanh chóng: Ộở huyện Tân Bình phủ Gia Định, ruộng thực trưng 1.454 mẫu 2 sào 8 thước 1 tấc; Ầ ở huyện Phúc Long ruộng thực trưng 787 mẫu 6 sào 11

Một phần của tài liệu chính quyền đại việt và quá trình xác lập chủ quyền lãnh thổ phía nam (thế kỷ xi – xviii) (Trang 101 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)