Thực thi và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ

Một phần của tài liệu chính quyền đại việt và quá trình xác lập chủ quyền lãnh thổ phía nam (thế kỷ xi – xviii) (Trang 108 - 116)

D ẫn theo Trần Đình Hằng, Tiếp xúc văn hóa Việ tỜ Champa ở miền Trung: nhìn từ làng xã vùng Huế (bản điện tử)

3.1.2.Thực thi và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ

Chương 3 QUÁ TRÌNH XÁC LẬP CHỦ QUYỀN LÃNH THỔCỦA CHÍNH QUYỀN ĐẠI VIỆT TRÊN VÙNG ĐẤT NAM BỘ (thế kỷ XVI Ờ

3.1.2.Thực thi và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ

Trong suốt hơn 2 thế kỷ, chắnh bản thân các triều đại Chân Lạp từng bước chuyển nhượng (hoàn toàn phù hợp với thông lệ quốc tế lúc đó) cho chắnh quyền các chúa Nguyễn Ờ kết quả của những cuộc di dân của lưu dân người Việt, những thoả thuận giữa triều đình Uđông với chắnh quyền chúa Nguyễn, kết quả của mối tương quan lực lượng giữa hai nước trong bối cảnh khu vực lúc bấy giờ. Từng bộ phận lãnh thổ trên vùng đất Thuỷ Chân Lạp đã được chắnh bản thân các phe nhóm khác nhau của các triều đại của Chân Lạp Ộchuyển nhượngỢ cho chắnh quyền chúa Nguyễn, để đổi lại nhận được sự giúp sức trong cuộc đấu tranh nội bộ giành quyền lực.

Công cuộc khai phá, mở đất và thực thi chủ quyền của mình trên vùng đất Nam bộ của chắnh quyền chúa Nguyễn gắn liền với phương thức Ộtàm thựcỢ với hai hình thức là Ộchiếm hữuỢ và Ộchuyển nhượngỢ. Cuộc khai phá, mở đất Nam Bộ được tiến hành theo kế ỘTằm ăn dầnỢ mà Nguyễn Cư Trinh đã đề xuất với chúa Nguyễn Phúc Khoát, với việc dần dần mở mang từng phần đất cho đến khi có được trọn vẹn toàn bộ vùng đất mà chúa Nguyễn mong muốn. Trong đó, hình thức Ộchiếm hữuỢ được chúa Nguyễn thực hiện qua các giải pháp: ỘDân đi trước nhà nước theo sauỢ, với tư tưởng Ộlấy dân làm gốcỢ để khẳng định chủ quyền, chắnh quyền Đại Việt tạo điều kiện, hỗ trợ và bảo hộ cho lưu dân tới khai phá các vùng

đất, ỘẦmãi về sau triều đình Thuận Hoá mới chắnh thức hoá việc mở đất theo công thức lưu dân khai phá trước, nhà nước lập chắnh quyền sau ẦỢ. Hình thức Ộchuyển nhượngỢ được tiến hành chủ yếu thông qua phương pháp ngoại giao với các cách thức đóng vai trò quyết định như đàm phán, trao đổi, thương lượng...để dẫn đến sự dâng hiến, biếu tặng một cách tự nguyện đất đai của các vị vua Chân Lạp. Ngoài ra, việc dùng kết hợp sức mạnh quân sự cũng có ý nghĩa như một biện pháp hỗ trợ, làm hậu thuẫn để tăng cường vị thế của Đàng Trong trong quá trình thực hiện con đường ngoại giao, đồng thời nhằm bảo vệ được chủ quyền đối với vùng đất mới. Đây là một phương thức mang tắnh hòa bình, mềm dẻo để đi đến kết quả cao nhất, có được đất và được lòng dân.

Trên cơ sở những thành quả khai phá vùng đất mới của lưu dân người Việt, người Hoa, chắnh quyền chúa Nguyễn đã từng bước thực hiện các chắnh sách quản lý lãnh thổ với tư cách là chủ nhân vùng đất này. Từ thế kỷ XVII để thực thi chủ quyền, các chúa Nguyễn đã tổ chức các đơn vị hành chắnh, sắp đặt quan cai trị, lập sổ sách quản lý dân đinh, ruộng đất và định ra các loại thuế.

Sự kiện năm 1620, chúa Nguyễn Phúc Nguyên gã công chúa Ngọc Vạn cho vua Chân Lạp Chey Chetta II và năm 1623, vua Chân Lạp chấp thuận cho cho chắnh quyền Đàng Trong đặt trạm thu thuế tại Prey Nokor và Kas Krobey có ý nghĩa hết sức to lớn trong việc xác lập chủ quyền và thiết lập quyền quản lý của chắnh quyền Đàng Trong trên vùng đất Nam bộ. Đây là bước tiến đầu tiên có nghĩa quan trọng của chắnh quyền Đàng Trong trong việc xác lập chủ quyền của mình trên vùng đất Nam bộ. Bởi lẽ, sau hai sự kiện này, lưu dân người Việt đã có thêm Ộgiấy thông hànhỢ để đến tới sinh sống trên vùng đất Nam bộ, còn chắnh quyền chúa Nguyễn đã đạt được không chỉ mục đắch chắnh trị (gây ảnh hưởng và có thể can thiệp sâu vào nội bộ chắnh trường Chân Lạp) mà còn đặt cơ sở quan trọng để sau này tiến tới thiết lập bộ máy chắnh quyền quản lý chắnh thức (trên vùng đất mà hầu hết chỉ có lưu dân Việt sinh sống) mà không gặp phải bất cứ sự phản kháng hay chống đối nào của triều đình Chân Lạp, buộc Chân Lạp phải chấp nhận một sự thực đã rồi. Đặc biệt, sau khi vua Chey Chetta II chết, sự can thiệp của chắnh quyền chúa Nguyễn vào nội

bộ chắnh trường Chân Lạp càng lớn hơn, sự khẳng định vị thế, ảnh hưởng và vai trò quản lý của mình trên vùng đất Nam bộ cũng ngày một lớn hơn.

Năm 1658, Ộvua nước Chân Lạp là Nặc Ông Chân xâm lấn biên thuỳ. Dinh Trấn Biên báo lên. Chúa sai phó tướng Trấn Biên là Tôn Thất Yến, Cai đội là Xuân Thắng, Tham mưu là Minh Lộc đem 3000 quân đến thành Hưng Phúc đánh phá được, bắt Nặc Ông Chân đưa về. Chúa tha tội và sai hộ tống về nước, khiến làm phiên thần, hàng năm nộp cốngỢ [125, tr.72]. Tuy nhiên, nếu nhìn từ góc độ bối cảnh lịch sử - xã hội của Chân Lạp lúc bấy giờ, nguyên nhân ỘChân Lạp xâm phạm biên cảnhỢ của chắnh quyền Đàng Trong dẫn đến cuộc chiến năm 1658 vẫn chưa mấy thuyết phục. Nếu lý giải thì góc nhìn này thì có thể hiểu, quân Chân Lạp trú đóng ở Mô Xoài, vốn là vùng đất thuộc Ộchủ quyềnỢ của chúa Nguyễn, khiến chúa Nguyễn tức giận cho quân tiến đánh để trừng phạt. Như vậy, ngay trong nửa đầu thế kỷ XVII, mặc nhiên các xứ Mô Xoài (Bà Rịa), Đồng Nai và Sài Gòn Ờ Bến Nghé (nơi có hai đồn thu thuế từ năm 1623), đã trở thành khu vực biên cảnh của Việt Nam. Phó tướng Tôn Thất Yến đem quan quân dinh Trấn Biên Ờ Phú Yên đến hạ thành Hưng Phước ở Mô Xoài là thi hành một nhiệm vụ an ninh trật tự trên phần lãnh thổ nội thuộc, dẫu chưa chắnh thức đặt thành phủ huyệnỢ [116, tr.311].Tuy nhiên, dù xuất phát từ lý do nào đi nữa, khi cuộc chiến kết thúc, Ộchúa Nguyễn đã khẳng định ảnh hưởng của mình ở khu vực này, trong đó quyền lợi của lưu dân người Việt ở trên lãnh thổ Chân Lạp, cụ thể là ở vùng Mô Xoài đã được bảo đảm đầy đủ, chặt chẽ hơn bởi chúa NguyễnỢ [116, tr.311]. Sau sự kiện này, Chân Lạp bắt đầu trở thành phiên thần của Đại Việt.

Nhân sự kiện Nặc Ông Đài cầu cứu Xiêm La Ộmưu làm phản, làm cầu phao và xắch sắt, đắp thành Nam VangỢ [125, tr.89], Nặc Nộn sang cầu cứu chúa Nguyễn. Vì ỘNặc Nộn là phiên thần, có việc nguy cấp, không thể không cứuỢ [125, tr.82], chúa Nguyễn đã Ộsai Dương Lâm làm Thống binh, tướng thần lại thủ hợp là Nguyễn Diên Phái làm Tham mưu, Văn Sùng làm Thị chiến, đem quân đi đánhỢ

[125, tr.82]. Năm 1674, quân đội chúa Nguyễn đã tiến đánh lũy Mô Xoài của Chân Lạp do tướng Bô Tâm trấn giữ. Quân chúa Nguyễn đánh bại quân Chân Lạp đóng ở đây. Trịnh Hoài Đức đã mô tả sự kiện này như sau: ỘLũy Phước Tứ: Ở phắa đông

trạm Hương Phước, ngang giữa quan lộ. Trước đây chánh Vương Cao Miên là Sô ngự trị ở thành Vũng Long, Phó vương là Nộn ngự trị ở thành Sài Gòn. Con trưởng của Sô là Bô Tâm không được làm vua, bèn giết cha mà tự lập, rồi sợ Nộn không phục, báo cáo lên triều để đem binh hỏi tội, bèn đắp đồn đất ở Khu Bắch Nam Vang, kết bè nổi giăng dây sắt để tự vệ, lại cầu Tiêm La ứng viện, mưu đánh giết Nộn. Thế Nộn lúc bây giờ bị nguy bức phải chạy qua nương tựa dinh Thái Khang, Bô Tâm bèn chiếm cứ Sài Gòn, mà binh Tiêm không đến, Bô Tâm đắp lũy đất ở địa đầu Mô Xoài, ngoài trồng tre gai, đem binh tượng phòng thủ rất chặt chẽ. Trải hơn một năm thấy binh ta không hề động tĩnh, Bô Tâm trễ nải không phòng bị, binh sĩ tứ tán ra ngoài ruộng nương. Tháng Giêng năm Giáp Dần (1674) đời vua Thái Tôn thứ 27, Trấn thủ dinh Thái Khang là Nguyễn Triều Đắc đem việc đề đạt lên, tháng 2 vua sai Chủ tướng dinh Thái Khang là Nguyễn Dương xuất chinh, giao cho Nguyễn Diên làm Cai cơ thống lãnh binh tiên phong, phải đi rất mau chóng cả ngày thâu đêm. Tháng 3, Diên Lộc hầu đến trước tại lũy Mô Xoài, nhân chúng không phòng bị xông vào đánh úp, binh sĩ không ai bị sát hại cả; cách 3 ngày bọn chúng nhóm lại vây đánh rất gắt, Diên Lộc hầu đóng cửa lũy không ra ứng chiến, đợi binh Dương Lâm hầu đến bèn hiệp lực ra đánh, binh Cao Miên tan rã, bị tử thương rất đông. Nhân vậy mới gọi tên là lũy ỘPhước TứỢ [22, tr.104-105].

Sau khi lấy được luỹ Phước Tứ, Ộphá các luỹ Sài Gòn (nay là tỉnh lỵ Gia Định) và Bắch Đôi (Gò Bắch), chặt cầu phao và xắch sắt, thắng tiến vây thành Nam VangỢ [125, tr.89], chúa Nguyễn đã phong Nặc Thu Ộlàm vua chắnh đóng ở thành Long Ức (U Đông) và Nặc Nộn làm vua thứ nhì đóng ở thành Sài Gòn, cùng coi việc nước, hàng năm triều cốngỢ [125, tr.89]. Đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng: Ộxứ Mô Xoài hoàn toàn thuộc về chủ quyền của chúa Nguyễn, quân Chân Lạp không dám xâm phạm biên cảnh nữaỢ[116, tr.313], quá trình xác lập chủ quyền của Đại Việt trên vùng đất Nam bộ được đẩy mạnh.

ỘLấy được luỹ Phước Tứ và thành cũ Tân Lân rồi, chúa Nguyễn đặt từ Biên Hoà ra Phước Lễ dưới quyền cai trị trực tiếp của mình và gọi là Trấn Biên. Dinh Trấn Biên đóng ở Biên Hoà, phó tướng trông coi khu vực này là Mai Vạn LongỢ [81, tr.112]. Về mốc thời gian thành lập Dinh Trấn Biên, trong Đại Nam thực lục

Gia Định thành thông chắđều không thấy chép. Có lẽ được lập sau sự kiện 1674, và nó cũng đánh dấu một mốc sự kiện quan trọng nữa của chắnh quyền Đàng Trong trong việc xác lập chủ quyền của mình trên vùng đất này thông qua việc thiết lập bộ máy quản lý và cử quan binh tới trấn giữ. Dinh Trấn Biên trở thành thủ phủ quan trọng của chắnh quyền Đàng Trong trong việc ngăn chặn kịp thời những cuộc nổi loạn, chống đối của Chân Lạp, cũng như bảo vệ những thành quả mà lưu dân người Việt đã và đang thực hiện được trên vùng đất Đồng Nai Ờ Gia Định. Tiêu biểu là sự kiện năm 1688, Ộphó tướng Long Môn Hoàng Tiến giết chủ tướng Dương Ngạn Địch ở của biển Mỹ Tho, tự xưng là Phấn dũng hổ oai tướng quân, thống lĩnh dư chúng Long Môn, dời đồn sang Nan Khê, thủ hiểm đắp luỹ, đúc đại bác, đóng chiến thuyền, thả quân đi cướp bóc. Vua chắnh nước Chân Lạp là Nặc Thu oán giận, bèn mưu với bề tôi là Ốc Nha Cống Sa bỏ việc triều cống và đắp ba luỹ Bắch Đôi (Gò Bắch), Cầu Nam và Nam Vang, rồi chằng xắch sắt ngăn cửa sông, làm kế cố thủ. Vua thứ nhì là Nặc Nộn biết mưu ấy , cho chạy báo với dinh Trấn Biên. Phó tướng Mai Vạn Long liền gửi trạm dâng thư (của Nặc Nộn)Ợ [125, tr.98]. Được tin báo, chúa Nguyễn tức giận, triệu tập các quan bàn việc xuất binh, Ộlấy Vạn Long làm thống binh, Nguyễn Thắng Long và Nguyễn Tân Lễ là tả hữu vệ trận, Thủ hợp Văn Vỵ làm tham mưu, đem quân đánh Chân Lạp. Sai Hoàng Tiến làm tiên phong, dưới quyền tiết chế của Vạn LongỢ [125, tr.99].

Loạn Hoàng Tiến được dẹp yên, vua Chân Lạp là Nặc Thu xin hàng và thần phục như cũ. Cuộc dụng binh của chúa Nguyễn tuy không thể toàn vẹn như kế sách đề ra, nhưng Ộcũng thu được nhiều thắng lợi: giết kẻ phản nghịch Hoàng Tiến, khiến Nặc Thu phải nộp cống, xưng thần như cũ. Những đất dân ta và dân Tàu nhập Việt tịch đã khai thác như Lộc Dã, Ba Lân (tức Đồng Nai thuộc Biên Hoà), Mỹ Tho (thuộc Định Tường) được tự do làm ruộng, lập làng mua bán. Chúa Nguyễn Ộđặt người cai trị một cách bán chắnh thứcỢ trên vùng đất này mãi đến năm 1698Ợ [45, tr.321]. ỘNước Cao Miên được bình định nhưng ắt lâu sau Nặc Thu lâm bệnh chết, Nặc Ông cũng chết nốt, đắch phái dòng vua Miên không có người nàoỢ [21, tr.11] đại diện triều đình Chân Lạp cai quản vùng đất Nam bộ. Đây là điều kiện thuận lợi cho chắnh quyền chúa Nguyễn thực thi quyền quản lý của mình trên vùng đất này.

Trên cở sở những thành quả của công cuộc khai phá vùng đất Nam bộ (của lưu dân người Việt và người Hoa), chắnh quyền Đàng Trong đã chắnh thức thực thi vai trò của mình trên vùng đất Nam bộ, với tư cách là chủ vùng đất này, với việc cử quan lại đến thiết lập bộ máy chắnh quyền. Đại Nam thực lục chép, năm 1698, Ộbắt đầu đặt phủ Gia Định. Sai Thống suất Nguyễn Hữu Kắnh kinh lược đất Chân Lạp, chia đất Đông Phố, lấy xứ Đồng Nai làm huyện Phúc Long, dựng dinh Trấn Biên, lấy xứ Sài Gòn làm huyện Tân Bình, dựng dinh Phiên Trấn, mỗi dinh đều đặt các chức lưu thủ, cai bạ, ký lục và các cơ đội thuyền thuỷ bộ tinh binh và thuộc binh. Mở rộng đất được nghìn dặm, được hơn 4 vạn hộ, bèn chiêu mộ những dân xiêu dạt từ Bố Chắnh trở về Nam cho đến ở cho đông. Thiết lập thôn phường ấp, chia cắt giới phận, khai khẩn ruộng nương, định lệnh thuế tô dung, làm sổ đinh điền. Lại lấy người Thanh đến buôn bán ở Trấn Biên lập làm xã Thanh Hà, ở Phiên Trấn lập làm xã Minh HươngỢ [125, tr.111]. Nguyễn Hữu Cảnh đã xây dựng và thiết lập được hệ thống chắnh quyền ở vùng đất mới một cách vững chắc. Hệ thống chắnh quyền được tổ chức quy cũ, chặt chẽ giống như các địa phương khác. Ông đặc biệt chú trọng đến việc bảo vệ đời sống, hoạt động sản xuất của nhân dân. Chắnh điều đó đã làm cho dân chúng mến mộ và thực hiện tốt những yêu cầu mà ông ban ra.

Về hành chắnhP7F

8

P

, ông chia đất Đông Phố, lấy xứ Đồng Nai làm huyện Phước Long, dựng dinh Trấn Biên (Biên Hòa ngày nay). Lấy xứ Sài Côn làm huyện Tân Bình, dựng dinh Phiên Trấn (Sài Gòn ngày nay). Mỗi trấn có một Lưu Thủ đứng đầu, dưới có Cai Bạ coi về cung khố, Kắ Lục coi về hình án. Đồng thời ông cũng lập thêm một đơn vị hành chắnh tại Bến Cát (Bình Dương ngày nay). Tất cả đều trực thuộc vào phủ Gia Định. Địa giới phủ Gia Định bao trùm lên khắp miền Đông Nam bộ. Sông Sài Gòn làm ranh giới giữa hai huyện tả ngạn đến biển Đông nay là huyện Phước Long, hữu ngạn tới sông Tiền là huyện Tân Bình. Khi mới lập, dinh Trấn Biên lãnh một huyện là Phước Long gồm 4 tổng là Tân Chánh (sau đổi là Phước

8

Theo ghi chép của Lê Quý Đôn trong Phủ biên tạp lục: ỘPhủ Gia Định, huyện Tân Bình có quan đóng giữ, gọi là dinh Phiên Trấn, ký lục, cai án, tri bạ mỗi chức một viên, sở thuộc có Ty tướng thần lại, câu kê 2 người, cai hợp 3 người, thủ hợp 7 người, lại viên 10 người. Huyện Phúc Long [Phước Long] có quan đóng giữ, gọi là dinh Trấn Biên, ký lục, cai án, tri bạ mỗi chức một viên, sở thuộc có ty Xá sai, cai hợp 1 người, lại viên 2 người, ty Tướng thần lại, câu kê 1 người, cai hợp 2 người, thủ hợp 2 người, lại viên 10 ngườiỢ [24, tr.154].

Chánh), Bình An, Long Thành, Phước An. Ranh giới được nới rộng thêm ra hàng ngàn dặm vuông, dân số tăng vọt, nhà cửa mọc lên ngày càng nhiều, ông đã thiết lập xã, thôn, phường, ấp, chia cắt địa phận, quy định lại khai khẩn ruộng đất, định thuế đinh, thuế điền và lập sổ bộ đinh điền.

Về thương mại, ông đã cho lập đường thủy ven các nhánh sông, lấy khu Chợ Nổi, Nhà Bè cổ, nơi ngã ba sông Bình Dương làm trung tâm giao dịch, thượng lưu với các ngã Cù Lao Phố, Bến Nghé, Cần Giờ, Rạch Cát Vùng Cù, Gò Vấp [29, tr.88]. Đối với người Hoa, ông tạo điều kiện cho họ được tới buôn bán tại dinh Trấn Biên, lập thành 2 xã: xã Thanh Hà, ở huyện Phước Long (Đồng Nai Ờ Biên Hòa) và xã Minh Hương, ở huyện Tân Bình (Sài Sòn Ờ Bến Nghé). Tất cả dân số đều nhập sổ bộ của Đại Việt. Tại Phước Long, Thống suất Nguyễn Hữu Cảnh còn chăm lo khuyến khắch thương nhân mở rộng buôn bán ở Đại Phố tạo điều kiện thuận lợi cho thương nhân ngoại quốc ra vào buôn bán dễ dàng.

Về quân sự, ông cho cắt đặt các cơ đội với nhiệm vụ canh phòng, bảo vệ cuộc sống của người dân và chủ quyền lãnh thổ tại vùng đất mới. Quân lắnh ngoài việc bảo vệ an ninh cho dân cư trên vùng đất mới, còn tham gia vào việc giúp đỡ nhân dân sản xuất, khai hoang, mở rộng diện tắch sản xuất.

Những thành quả Nguyễn Hữu Cảnh thực hiện được trên vùng đất Đồng Nai Ờ Gia Định có ý nghĩa quan trọng. Những lưu dân người Việt, di dân người Hoa từ

Một phần của tài liệu chính quyền đại việt và quá trình xác lập chủ quyền lãnh thổ phía nam (thế kỷ xi – xviii) (Trang 108 - 116)