D ẫn theo Trần Đình Hằng, Tiếp xúc văn hóa Việ tỜ Champa ở miền Trung: nhìn từ làng xã vùng Huế (bản điện tử)
12 Theo nghiên cứu của Nguyễn Văn Hầu, đất Tầm Phong Long có bề dài từ biên giới Việt Miên chạy dọc sông Ti ền và sông Hậu xuống tới Trà Vang (Trà Vinh) và Ba Thắc (Sóc Trăng và Bạc Liêu) Bề ngang từ
3.2. Vai trò của cộng đồng cư dân Việt, Hoa, Chăm, Khơmer
Có thể nói Ộsự nghiệp khai phá vùng đất Nam Bộ và sự phồn thịnh của nó là công lao chung của các cộng đồng cư dân, trong đó người Hoa và Khơme đã góp phần khá quan trọng. Nhưng bằng phương thức khai phá đất hoang thành ruộng vườn làm nông nghiệp, người Việt tỏ ra có ưu thế hơn hẳn các thành phần cư dân
khác. Họ đã thể hiện vai trò chủ lực trong công cuộc khai phá và thực sự trở thành chủ nhân chắnh của vùng đất nàyỢ [128, tr.139].
Từ cuối thế kỷ XVI và đặc biệt là từ đầu thế kỷ XVII, dưới sự bảo hộ của các chúa Nguyễn người Việt đã từng bước khai phá vùng đất Nam bộ. Người Việt đã nhanh chóng hoà đồng với các cộng đồng cư dân tại chỗ (người Khmer) và những cư dân mới đến (người Hoa, người Chăm) cùng nhau mở mang, phát triển Nam Bộ thành một vùng đất trù phú. Cộng đồng cư dân Việt, Hoa, Chăm, Khmer có vai trò quan trọng và to lớn trong công cuộc khai phá, biến Nam bộ từ một vùng đất hoàng vu, nhiều cỏ rậm, thưa thớt dân cư trở thành một vùng đất trù phú. Trong đó, cư dân người Việt có vai trò chủ yếu và quan trọng nhất trong việc khai phá và quá trình xác lập chủ quyền lãnh thổ của chắnh quyền chúa Nguyễn trên vùng đất này.
Tới vùng đất mới, còn hoang vu, đầy thú dữ và biết bao hiểm nguy khác đang đe dọa cuộc sống con người, nhưng lưu dân Việt, Hoa, Khmer, Chămđã đoàn kết lại, cùng chung lưng đấu cật để chống lại thú dữ, thiên tai, khẩn hoang mở rộng vùng đất, xây cầu, dựng chợ, tạo lập xóm làng... làm cho diện mạo vùng đất này thay đổi rõ rệt.
Lưu dân người Việt đóng vai trò chủ yếu trong việc khai phá đất đai, mở rộng lãnh thổ đất nước trên vùng đất Nam Bộ. Những di dân đó có nguồn gốc từ vùng đất Thuận Hóa và Quảng Nam. Chiến tranh, chết chóc và nghèo đói đã đẩy họ vào tình trạng bị phá sản, không nhà cửa, không đất đai sản xuất. Cuộc chiến với họ Trịnh vẫn tiếp diễn, điều đó khiến cho con đường ra Bắc bị chặn lại, họ chỉ còn con đường đi về phương Nam. Họ ra đi, rời bỏ mảnh đất quê hương như thể muốn chạy trốn, chối bỏ chắnh quyền chúa Nguyễn, nhưng chúa Nguyễn vẫn đi theo họ, lợi dụng họ như một con bài chắnh trị và xã hội trong cuộc tranh giành ảnh hưởng ở vùng đất Thủy Chân Lạp. Nhìn bề ngoài có thể thấy, giữa chắnh quyền chúa Nguyễn và những lưu dân người Việt đều có chung điểm đến (đất phương Nam), nhưng có lẽ mục đắch không hoàn toàn giống nhau. Nhưng di dân nghèo khổ, họ tới đây với mong muốn tìm được một nơi định cư mới, có thể cho họ cuộc sống tốt đẹp. Bởi vậy, khi đặt chân lên vùng đất này, họ đã ra sức khai khẩn, mở hoang vùng đất nhiều ao chằm, rừng rú này. Còn chắnh quyền chúa Nguyễn muốn mở rộng lãnh thổ
về phương Nam để có đủ tiềm lực bảo vệ cơ ngơi trong cuộc đối đầu sinh tồn với họ Trịnh ở Đàng Ngoài. Bởi vậy Ộviệc Nguyễn Hữu Cảnh đánh chiếm nốt phần đất còn lại của Chiêm Thành vào năm 1693, khác hẳn với việc Nguyễn Hữu Cảnh lấy một phần đất của Thủy Chân Lạp để lập ra phủ Gia Định vào năm 1698Ợ [130, tr.128]. Một đằng là lợi dụng vào sức mạnh quân sự để đánh chiếm, còn một đằng là lợi dụng sự suy yếu của Chân Lạp và sự có mặt trước đó của lưu dân người Việt để mở mang lãnh thổ. Điều đó càng khẳng định vai trò quan trọng của lưu dân Việt trong việc khẩn hoang vùng đất Nam Bộ.
Trong những thập kỷ đầu thế kỷ XVII, những lưu dân người Việt đã đến sinh sống và khai khẩn trên vùng đất Mô Xoài Ờ Bà Rịa, vùng Đồng Nai, Bến Nghé. Đây là giai đoạn mà quan hệ giữa chắnh quyền chúa Nguyễn và nước Chân Lạp diễn ra tốt đẹp sau cuộc hôn nhân giữa vua Chân Lạp Chey Chettha II và công nương Ngọc Vạn của chắnh quyền Đàng Trong. Đến đầu thế kỷ XVIII, những lưu dân người Việt đã từng bước đến định cư và tiến hành khai khẩn trên vùng đất dọc sông Vàm Cỏ Tây và khu vực bờ Bắc sông Tiền.
Trên cơ sở những thành quả khai phá của di dân, chắnh quyền chúa Nguyễn tiến tới tổ chức bộ máy chắnh quyền để quản lý, với tư cách là chủ nhân của vùng đất. Sau khi đã thiết lập được những cơ sở vững chắc trên vùng đất Nam bộ, chắnh quyền chúa Nguyễn chủ trương mộ lưu dân vào Nam tiến hành khai hoang vùng đất mới. Thế kỷ XVII, XVIII là giai đoạn mà quá trình di cư vào nam của dân cư Đại Việt được xúc tiến mạnh mẽ nhất.
Với mục tiêu xây dựng thế lực hùng mạnh để tồn tại và ly khai cát cứ, chắnh quyền các chúa Nguyễn đã sáng suốt trong và khéo léo thực hiện chắnh sách thu hút các nguồn lực quan trọng phục vụ cho công cuộc khẩn hoang miền nam, xác lập chủ quyền trên vùng đất Nam bộ, và sâu xa hơn là tạo thế lực để đối trọng với Xiêm La. Chắnh quyền Đàng Trong đã khéo léo tranh thủ lợi dụng được các nhóm di dân người Hoa, Ộcậy sức của họ để mở mang đất đaiỢ. Cuối thế kỷ XVII là xuất hiện của một phận lớn những lưu dân người Hoa, do các tướng cũ của nhà Minh cầm đầu. Họ chắnh là những nhân tố quan trọng trong quá trình khai phá và lấn chiếm vùng đất Thủy Chân Lạp. Trướckhi Trần Thượng Xuyên, Dương Ngạn Địch, Mạc Cửu và
những người thân đặt chân lên vùng đất Nam Bộ thì nơi đây vẫn chỉ là vùng đất hoang vu, nhiều cỏ rậm, dân cư thưa vắng. Các chúa Nguyễn cho phép người Hoa được cư trú ở những điểm tập trung riêng, về sau tổ chức thành những đơn vị hành chánh có tên Minh Hương, Thanh Hà ở Thuận Hóa, Hội An, Trấn Biên, Phiên Trấn, Hà Tiên.
Từ vùng đất nhiều ao chằm, rùng rú, đất Đồng Nai Ờ Gia Định đã trở thành nơi phát triển bậc nhất của Đàng Trong lúc bấy giờ. Dân cư tập trung sinh sống ngày một đông đúc, buôn bán phát triển. Phố xá, chợ mọc lên nhiều nơi. Chợ Long Hồ Ộcách phắa đông trấn 1 dặm, hai mặt giáp sông, lập ra năm Nhâm Tý đời vua Túc tông thứ 8 (1732), phố xá liên lạc hàng hóa đử cả trăm món, dài đến 5 dặm, ghe thuyền đậu sát bến, các nơi đình quán, đàn ca náo nhiệt, ấy là phố thị lớn trong một trấnỢ[22, tr.127]. Hay như Ộở phố đông chợ huyện Vĩnh An. Phố chợ dọc theo bờ sông, nhà cửa hai bên tương đối liên tiếp 5 dặm, dưới sông có những bè trè, gác làm phòng ốc, đậu sát nhau, hoặc bán hàng lụa khắ dụng ở Nam Bắc chở đến, hoặc bán dầu rái, than, mày treẦtrên bờ và dưới sông trăm thứ hàng hóa tốt đẹp trông khá vui vẻ, thật là địa thắng phồn hoa vậyỢ[22, tr.128]. Qua những gì mà Trịnh Hoài Đức ghi chép trong Gia Định thành thông chắ có thể thấy được phần nào sự phát triển của vùng đất Đồng Nai-Gia Định lúc bấy giờ. Những hải cảng như Nông Nại, Bến Nghé, Mỹ Tho, Hà TiênẦtrở thành những trung tâm buôn bán lớn với thương nhân ngoại quốc. Thương nhân các nước tập trung buôn bán ngày một tấp nập. Đó là những quả có đóng góp công sức không nhỏ của di dân người Hoa.
Với tầm nhìn sáng suốt và sự quyết đoán của chắnh quyền chúa Nguyễn khi tiếp nhận và bố trắ định cử cho nhóm di dân người Hoa đã tạo cơ sở quan trọng cho ý đồ sử dụng người Hoa như những lực lượng chiến lược ở vùng phên dậu. Những lưu dân người Hoa khi đã trở thành những thần dân của chúa Nguyễn đã cùng góp công sức vào quá trình mở rộng lãnh thổ và bảo vệ chủ quyền của đất nước trước những âm mưu tạo phản và xâm chiếm của nước ngoài. Những địa điểm cư trú của người Hoa ở Trấn Biên, Phiên Trấn, Hà Tiên chắnh là điểm tựa quan trọng cho việc phòng thủ nơi biên thùy, hỗ trợ an ninh cho công cuộc khẩn hoang, tạo thế phòng thủ vững chắc để bảo vệ toàn vẹn chủ quyền quốc gia.
Bên cạnh bộ phận người Hoa, những cư dân người Chăm cũng được chắnh quyền Đàng Trong tạo điều kiện để sinh sống trên vùng đất Nam bộ, đồng thời sử dụng họ vào công cuộc giữ vững an ninh và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia. Đó là những cư dân Chăm vì nhiều biến cố xảy ra trong nước và vì nhiều lý do khác họ đã rời bỏ quê hương đi lưu tán nhiều nơi. Đặc biệt sau những biến cố khiến Champa không thể giữ nốt phần lãnh thổ còn lại của mình trước cuộc nam tiến của Đại Việt. Vùng đất Nam bộ tiếp giáp với Champa lúc bấy giờ vẫn là vùng đất hoang vu, hiểm địa đã trở thành nơi lánh nạn của những cư dân này. Đến vùng đất mới, họ sống thành từng nhóm nhỏ rải rác ở những khu đất cao, khô ráo, tiện cho việc làm rẫy. Họ sống chan hòa với các cư dân đã định cư ở đây từ trước là người Khmer, sau đó là người Việt, người Hoa. Một bộ phận người Chăm chạy sang lánh nạn ở Chân Lạp. Nhưng khi Chân Lạp rơi vào tình trạng khủng hoảng, suy yếu (thế kỷ XVII, XVIII), thường xuyên xảy ra các cuộc chiến tranh khiến cho đời sống của họ trở nên khó khăn hơn, những lưu dân Chăm lại trở về định cử rải rác trên vùng đất Nam bộ mà không gặp phải sự phản đối nào của chắnh quyền chúa Nguyễn. Không những vậy, cuộc sống của họ còn được chắnh quyền chúa Nguyễn bảo trợ, đảm bảo cuộc sống bình yên trên vùng đất Nam bộ. Tiêu biểu là sự kiện 1753, Nặc Nguyên nước Chân Lạp ức hiếp người Côn Man (người Chăm). Chúa Nguyễn đã Sai cai đội Thiện Chắnh và Nguyễn Cư Trinh đem quân đi đánh. Khoảng 5000 người Côn Man đã được Nguyễn Cư Trinh ứng cứu và đưa về ở chân núi Bà Đen và họ ở đó lập làng, sinh sống cho đến tận ngày nay.
Cư dân người Chăm đã góp phần quan trọng vào việc gìn giữ vùng đất biên cương, chủ quyền lãnh thổ của chắnh quyền chúa Nguyễn trên vùng đất Nam bộ. Trong kế sách Ộtàm thựcỢ của Nguyễn Cư Trinh dâng lên chúa Nguyễn, người Chăm đã được sử dụng hữu ắch như là một lực lượng để giữ gìn an ninh biên cương, ngăn ngừa Chân Lạp trong công cuộc xác lập chủ quyền lãnh thổ: ỘNay từ Hưng Phúc đến Sài Côn đường đi chỉ hai ngày, mà dân cư còn chưa yên tập, quân giữ cũng có đứa chưa khỏe; phương chi từ Sài Côn đến Tầm Bôn, đường đi trong sáu ngày, thú binh trú phòng thực sự chưa đủ.Thần thấy người Côn Man đánh đường bộ rất tài, quân Chân Lạp cũng đã chột dạ. Nếu cho người Côn Man ở đấy, sai nó
ngăn chống, cũng là kế hayỢ [125, tr.165-166]. Với chắnh sách Ộtàm thựcỢ và ỘDĩ Man công ManỢ của chắnh quyền chúa Nguyễn, cùng với tinh thần của người Việt, quá trình xác lập chủ quyền lãnh thổ trên phần đất còn lại của Thủy Chân Lạp đã được thúc đẩy một cách nhanh chóng và vững chắc.
Cùng với người Việt, người Hoa và người Chăm công cuộc khai phá vùng đất Nam bộ còn có vai trò không nhỏ của người Khmer. Họ được xem là những cư dân bản địa của vùng đất Nam bộ. Nhưng cũng giống như một số dân tộc khác trong khu vực Đông Nam Á (như người Thái, người Hoa, người Việt) họ là những cư dân vì những biến cố lịch sử trong nước, đã thực hiện các cuộc di dân tới các vùng đất mới.
Sau khi đánh bại vương quốc Phù Nam (thế kỷ VII), người Khơ-me của vương quốc Chân Lạp đã thay cư dân Phù Nam làm chủ vùng đất Nam bộ. Tuy nhiên, đại bộ phận cư dân Khơ-me lúc bấy giờ tập trung sinh sống chủ yếu ở khu vực xung quanh Biển Hồ Tôn-Lê-Sáp, nơi thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp, đánh bắt thuỷ sản. Chỉ có một số lượng cư dân rất ắt di cư dần xuống phắa Nam trên lãnh thổ vùng đất Nam bộ hiện nay. Họ sinh sống chủ yếu ở miền Tây và một phần miền Đông Nam bộ, trên các giồng đất cao, khai phá đất đai để sinh sống nhưng rất hạn chế. Cuộc sống của họ gắn liền với canh tác nông nghiệp trồng lúa nước, đánh bắt cá, săn bắn.
Từ sau thế kỷ XIII, sau khi đế chế Ăng-kor sụp đổ, những cư dân Khơ-me bắt đầu xuôi dòng Mê-kong đến sinh sống trên vùng đồng bằng sông Cửu Long ngày càng đông hơn.Tuy nhiên, thành quả khai phá đất đai của những cư dân Khmer đầu tiên sinh sống trên vùng đất Nam bộ không đáng kể. Vùng đất Nam bộ hầu như chưa được khai phá nhiều, vẫn là một vùng đất hoang vu, rậm rạp. Qua những ghi chép của sứ thần nhà Nguyên là Châu Đạt Quan khi đi qua vùng đất này vào cuối thế kỷ XIII thì hầu hết cả vùng đều là bụi rậm, vẫn là những cánh đồng hoang.
Từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII, khi đế chế Ăng-kor sụp đổ, những cuộc tấn công của người Thái, cư dân Khơ-me đã sinh sống đông đảo trên vùng đất Nam bộ. Họ tập trung sinh sống trên các vùng đất giồng như Sóc Sãi, Ba Vác, Pang Tra
Thom, Mỏ Cày và đông đảo nhất là khu vực Trà Vinh, Sóc Trăng, Ba Thắc. Một bộ phận người Khmer cũng đã di cư tới sinh sống ở các vùng đất Rạch Giá, Cà Mau, Hà Tiên. Trong suốt một thời gian dài, người Khmer sinh sống ở Nam bộ một cách tự quản, không chịu sự quản lắ của bất cứ một quốc gia nào, mặc dù trên danh nghĩa họ là nhưng cư dân của vương quốc Chân Lạp. Họ sinh sống tập trung chủ yếu trên các giồng đất cao, với hoạt động kinh tế chủ yếu là làm ruộng lúa nước, làm rẫy và trồng trọt. Qua các nghiên cứu, để khai phá các vùng đất, làm rẫy canh tác, công cụ lao động được người Khmer sử dụng chủ yếu là chiếc phảng. Với loại công cụ lao động này, họ dễ dàng khai phá những vùng đất màu mỡ mà không tốn nhiều công sức. Tuy nhiên, cuộc sống của những cư dân này không cố định qua lâu tại một địa điểm nhất định. Nhưng vùng đất sau vài năm không còn màu mỡ, họ đã rời bỏ để khai phá các vùng đất mới thuận lợi cho hoạt động canh tác. Do vậy, có những vùng đất cư dân Khmer rời bỏ đi một thời gian dài những cư dân người Việt mới tới sinh sống. Không thể phủ nhận những thành quả mà cư dân Khmer đã khai phá ở vùng đất Nam bộ, những thành quả đó chắnh là cơ sở quan trọng để những cư dân người Việt, người Hoa sau này tiếp tục tới khai phá.
Trên danh nghĩa họ là những cư dân bản địa, là chủ nhân của đất Nam Bộ, nhưng quá trình di dân ồ ạt của người Việt dưới sự bảo hộ của chắnh quyền chúa Nguyễn đã biến họ trở thành Ộthiểu sốỢ trên vùng đất này. Hơn nữa, trong buổi đầu đặt chân tới vùng đất mới, với số lượng hạn chế về dân số, người Việt thường sống tập trung thành từng khu vực, xen lẫn với những cư dân Khmer, nhưng về sau người Khmer né tranh nhưng nơi mà lưu dân người Việt sinh sống. Hễ người Việt tiến tới đâu thì họ lại rút đi tới đó. Do vậy, trên hầu hết vùng đất Nam bộ người Việt, người Khmer sống tách biệt trên các vùng đất của mình. Ở một số nơi, người Khmer và người Kinh ở lẫn lộn với nhau, cùng nhau khai khẩn, tạo thành Ộnhững cánh đồng trồng đậu, trồng mắaỢ. Người Việt đã cùng với những cư dân bản địa Ờ người Khmer khai phá các khu đất cao như khu vực kéo dài từ Chợ Quản đến gò Cây Mai, chùa Gò (Phùng Sơn tự), khu vực Tân Định, Bà Chiểu, Gò Vấp Ầ kéo dài đến Hóc Môn và dọc theo trục lộ đi về phắa Tây Ninh [58, tr.49-50]. Tuy nhiên, bộ phận người Khơ-me sinh sống hoà lẫn với cư dân Việt và người Hoa rất ắt. Do vậy, khi
chắnh quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong đã làm chủ toàn bộ vùng đất Nam bộ,