Tổ chức di dân và cử quan lại trấn trị vùng đất biên cương 1 Thế kỷ XI

Một phần của tài liệu chính quyền đại việt và quá trình xác lập chủ quyền lãnh thổ phía nam (thế kỷ xi – xviii) (Trang 56 - 65)

Chương 2 QUÁ TRÌNH XÁC LẬP CHỦ QUYỀN LÃNH THỔCỦA CHÍNH QUYỀN ĐẠI VIỆT TRÊN VÙNG ĐẤT VƯƠNG QUỐC CỔ

2.2. Tổ chức di dân và cử quan lại trấn trị vùng đất biên cương 1 Thế kỷ XI

2.2.1. Thế kỷ XI - XV

Một mặt cử quân đội ngăn chặn các hành động xâm lấn biên thùy, quấy phá biên giới, để củng cố, giữ vững vùng đất biên cương, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của mình, chắnh quyền Đại Việt đã cắt cử quan lại của mình vào trấn trị tại vùng đất

biên thùy, nhất là những đất đai mới chiếm được của Chiêm Thành, đồng thời tổ chức di dân vào sinh sống trên vùng đất mới để khẳng định chủ quyền lãnh thổ của mình. Ở vùng đất Ộô châu ác địaỢ đòi hỏi phải có những vị quan giỏi về tổ chức ổn định cuộc sống lúc ban đầu của lưu dân mới đến, biết vỗ yên dân chúng nơi vùng đất mới, vừa biết dụng nhân (những người tài giỏi) lại vừa biết trị nhân (đối với tất cả những phần tử chống đối Triều đình và những phần tử bất hảo ở đất Bắc bị đày vào), biết tổ chức quân đội, giữ vững biên giới.

Trong buổi đầu đất nước mới giành được độc lập, đất nước ta vẫn còn chịu nhiều khó khăn và bắt đầu bước vào giai đoạn khôi phục và phát triển kinh tế đất nước. Khi nền sản xuất còn lạc hậu, kỹ thuật canh tác chưa cao thì đời sống của nhân dân ta chủ yếu gắn liền với đời sống nông nghiệp trồng lúa nước. Bởi vậy, những vùng đất trũng, thấp, bãi bồi ven các con sông lớn là khu vực quần tụ chủ yếu của nhân dân. Dân cư ắt, diện tắch sản xuất lúc bấy giờ cũng đủ cung cấp cho nhu cầu của nhân dân và nhà nước. Nhưng kể từ khi đất nước bước vào giai đoạn độc lập, tự chủ và có điều kiện phát triển kinh tế lớn mạnh, thì nhu cầu về mở rộng diện tắch sản xuất ngày càng lớn. Kinh tế đất nước phát triển, đời sống nhân dân ổn định, cùng với đó là sự gia tăng của dân số đã làm cho nhu cầu về đất ở và phục vụ nhu cầu sản xuất ngày càng lớn. Một phần vì một bộ phận nhân dân nghèo khổ, thiếu đất sản xuất đã tự rời bỏ quê hương đến những vùng còn hoang vắng, chưa có người sinh sống để khai hoang và sản xuất, xât dựng thành các bản làng mới. Cùng với những cuộc di dân tự phát của nhân dân là các cuộc tổ chức dân đi khai hoang, khai phá vùng đất mới do nhà nước đương thời tổ chức. Lực lượng đi đầu trong việc tổ chức này là các quan lại, vương hầu quý tộc, được nhà nước khuyến khắch mộ dân nghèo đi khai phá các vùng đất mới.

Tuy nhiên, sau khi lấy được các vùng đất của Chiêm Thành, chắnh quyền Đại Việt đã không chú trọng vào việc di dân khai khẩn, mở rộng lãnh thổ. Sau mỗi thắng lợi trong các cuộc giao tranh quân sự, Chiêm Thành thất bại phải cắt đất nhường cho Đại Việt, chắnh quyền Đại Việt chỉ để lại một bộ phận binh lắnh ở lại chiếm giữ, bảo vệ vùng đất mới chiếm được, rồi mới tiến hành chiêu tập, mộ dân đến sinh sống và khai khẩn vùng đất này, đồng thời tiến hành ép buộc dân bản xứ

cống nạp cho mình. Tuy là vùng đất cư dân Chăm đã sinh sống trước đó nhiều thế kỷ, nhưng dân cư vùng này rất thưa thớt, hơn nữa phần lớn dân Chăm đã rút về phắa nam khi Champa bị đánh bại và mất đất vào tay Đại Việt. Thực tế cũng cho thấy, vùng đất dọc theo các tỉnh từ Quảng Bình vào đến Thừa Thiên Huế, đất đai không được phì nhiêu như các vùng đồng bằng khác, có rất ắt đất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, đất đai cằn cỗi, rậm rạp, khắ hậu khắc nhiệt, thiên tai thường xuyên diễn ra. Đó thực sự là những khó khăn và thách thức lớn đối với những di dân người Việt trong buổi đầu tới sinh sống trên vùng đất hoang sơ này. Khó khăn từ thiên nhiên cộng với những khó khăn về nhân lực, số dân cư mà chắnh quyền Đại Việt đưa vào hạn chế, công cụ sản xuất thô sơ, thiếu thốn thực sự là thách thức lớn đối với những người có truyền thống sản xuất nông nghiệp như cư dân Đại Việt.

Thời Lý, sau khi lấy được của Champa ba châu Bố Chắnh, Địa Lý và Ma Linh, năm 1075 nhà Lý cho đổi tên Địa Lý thành Lâm Bình, Ma Linh thành Minh Linh, sau đó, đã chiêu mộ nhân dân đến sinh sống trên các vùng đất này. Đại Việt sử ký toàn thư chép: ỘSai Lý Thường Kiệt tổng lĩnh các quân đi đánh Chiêm Thành, không thắng được. Thường Kiệt bèn họa địa đồ hình thế núi sông của ba châu Bố Chắnh, Địa Lý, Ma Linh rồi về. Đổi châu Địa Lý làm châu Lâm Bình, châu Ma Linh là châu Minh Linh, chiêu mộ dân chúng đến đấy ở. Cho Thường Kiệt làm Thái úyỢ

[54, tr.110]. Châu Bố Chắnh là phần đất ở phắa nam và phắa bắc của con sông Gianh (nay là các huyện Quảng Trạch, Bố Trạch, Tuyên Hoá, tỉnh Quảng Bình). Châu Địa Lý là vùng đất ở giữa và miền nam của tỉnh Quảng Bình (nay thuộc huyện Lệ Ninh, tỉnh Quảng Bình). Còn châu Ma Linh là miền Bắc tỉnh Quảng Trị (nay thuộc huyện Bến Hải, tỉnh Quảng Trị). Trong cuộc tổ chức di dân đầu tiên này của triều đình, đã có nhiều người dân hưởng ứng tham gia, thực hiện cuộc di cư từ bắc vào nam lập nghiệp, đa số họ là những người nghèo khổ, và đi theo gia đình, dòng họ. Lưu dân người Việt thường chọn các vùng đất thấp, trũng, gần nguồn nước để thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Số lượng dân cư ắt, sống rải rác cùng với việc công cụ sản xuất còn lạc hậu, thiếu thốn đã khiến cho diện tắch khai phá được chưa nhiều. Trong đó châu Lâm Bình, châu Minh Linh (phắa nam Quảng Bình và phắa bắc Quảng Trị ngày nay) là nơi có đất thấp và phì nhiêu hơn nên được dân cư tới khai khẩn và sinh

sống sớm hơn. Những ngôi làng đầu tiên của những cư dân mới trên vùng đất này đã được hình thành, những người cùng một họ thường tụ tập lại cùng một nơi, lập thành một làng (xã) và lấy họ mà đặt tên làng. ỘNgười ta thấy có những làng mà tiếng Nôm gọi là nhà Phan, và tên chữ là Phan xá, nôm gọi nhà Ngò mà tên chữ là Ngô xá, và Vũ xá tức làng người họ Vũ, xã Bùi xá tức làng người họ Bùi, xã Đặng xá của người họ Đặng, xã Phạm xá của người họ Phạm, xã Trương xá của người họ Trương, xã Nguyễn xá của người họ Nguyễn, xã Mai xá của người họ MaiỢ [46, tr.61]

Mặc dù số lượng dân cư tới sinh sống trên vùng đất mới này chưa đông đúc những nhanh chóng hòa nhập vào cuộc sống mới, hòa hợp với bộ phận dân cư đã sinh sống ở đây trước đó. Chắnh quyền Đại Việt bảo hộ cho dân cư tới sinh sống, thiết lập chắnh quyền, cử quan lại cai quản đã khẳng định chủ quyền lãnh thổ của mình trên vùng đất này.

Thời Trần, sau khi nhận quà cưới từ vị vua Sihavarman III(Chế Mân) của Chiêm Thành, vua Trần Anh Tông đã cho đổi hai châu Ô, Lý (vùng đất bao gồm phắa nam tỉnh Quảng Trị đến phần Bắc tỉnh Quảng Nam ngày nay) thành Thuận châu và Hóa châu để xác định lãnh thổ này là của Đại Việt, đồng thời khuyến khắch dân cư vào sinh sống trên đất hai châu Ô, Lý. Đại Việt sử ký toàn thư chép: ỘMùa xuân, tháng giêng, đổi hai châu Ô, lý thành châu Thuận và châu Hoá. Sai Hành khiển Đoàn Nhữ Hài đến vỗ yên dân hai châu đó. Trước đấy chúa Chiêm Thành Chế Mân đem đất hai châu đó làm lễ vật dẫn cưới, nhưng người các thôn La Thuỷ, Tác Hồng, Đà Bồng không chịu theo. Vua sai Nhữ Hài đến tuyên dụ đức ý [của nhà vua] chọn người trong bọn họ trao cho quan tước, lại cấp ruộng đất, miễn tô thuế 3 năm để vỗ vềỢ[54, tr.219].

Thuận châu bao gồm: phủ Triệu Phong, huyện Hải Lăng, thuộc tỉnh Quảng Trị ngày nay và huyện Phong Điền, huyện Quảng Điền và huện Hương Trà thuộc tỉnh thừa Thiên ngày nay. Hóa châu bao gồm: huyện Phú Lộc, huyện Phú Vang thuộc tỉnh Thừa Thiên ngày nay và huyện Hòa Vang (nay thuộc Đà Nẵng), huyện Đại Lộc, phủ Điện Bàn, phủ Duy Xuyên thuộc tỉnh Quảng Nam ngày nay.

Tuy không hẳn là một vùng đất hứa với những điều kiện thuận lợi cho những cư dân nông nghiệp của Đại Việt nhưng Thuận châu và Hoá châu rất phong phú và giàu có về sản vật, hàng hoá, và nhiều tiềm năng về thị trường, buôn bán, ... Cho nên, những cư dân Chăm sinh sống bằng buôn bán đã sẵn sàng ra đi với gia sản gọn nhẹ trên chiếc thuyền buôn, để tìm một thị trường ổn định hơn khi tình hình chắnh trị, quân sự không còn thuận lợi cho nghề nghiệp kinh doanh của họ. Họ di chuyển vào phắa nam, sinh sống trên khu vực lãnh thổ Chiêm Thành đang cai quản. Do vậy, cư dân Đại Việt tới sinh sống và không gặp phải nhiều sự trở ngại từ phắa những cư dân bản địa. Đất rộng, người thưa là nhân tố quan trọng làm cho quá trình dung hợp đó diễn ra dễ dàng. Những di tắch Ấn Độ giáo, lễ vật tạ ơn từ những món lợi nhuận của giới thương nhân quý tộc là những đền tháp và di tắch tôn giáo khác đã tồn tại trước đó cũng chóng trở thành những nơi thiêng liêng trong quan niệm của những cư dân Việt.

Người Việt đi tới đâu, sống chỗ nào họ thườngcư trú theo từng nhóm, theo gia đình, dòng họ. Họ tập trung, lập thành các thôn xóm để nương tựa vào nhau. Những lớp cư dân đầu tiên này chủ yếu là những người nông dân nghèo khổ, rời bỏ quê hương với mong muốn tìm một vùng đất mới có thể cho họ cuộc sống tốt đẹp hơn. Cuộc sống của họ vẫn gắn liền với hoạt động sản xuất nông nghiệp (trồng lúa nước) là chủ yếu, ngoài ra còn làm các nghề khác như chài lưới, các nghề thủ công nghiệp... Nhưng đây không phải là giai đoạn mà chắnh quyền Đại Việt chủ trương đẩy mạnh việc di dân, chiếm đất của Chiêm Thành nên số lượng dân di cư vào đây rất hạn chế. Mặt khác, quãng thời gian hòa bình giữa Đại Việt và Chiêm Thành sau cuộc hôn nhân giữa vua Chế Mân và công chúa Huyền Trân không kéo dài được bao lâu. Xung đột giữa hai nước lại xảy ra, điều đó đã ngăn dòng người Việt tiếp tục di cư vào nam. Tiếp đó là giai đoạn khủng hoảng và suy yếu cuối đời Trần, quốc gia Đại Việt đã không còn mạnh mẽ như trước, thường xuyên phải hứng chịu các cuộc tấn công của quân Champa. Đại Việt đã không thể bảo vệ được vùng lãnh thổ mới này của mình trước sự uất hận và các cuộc tấn công của vua Chiêm Thành. Khi nhân dân Đại Việt chưa kịp vào khai khẩn và khẳng định chủ quyền thực sự của mình trên đất Thuận châu và Hoá châu thì đã bị phó vương Chế A Na và vua Chăm

sau đó là Chế Bồng Nga đem quân đánh chiếm lại. Chế A Na đã xóa bỏ nghĩa vụ chư hầu đối với Đại Việt và giành lại hai Thuận châu và Hóa châu về Champa.

Năm 1390, sau khi Chế Bồng Nga chết, quân Chăm bị đánh bại, một tướng cũ của Chiêm Thành sau lên ngôi đã trả lại cho Đại Việt phần đất bao gồm ba tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên. Đến thời nhà Hồ (1400-1407), sau khi vua Champa dâng đất Chiêm Động (thuộc các huyện Thăng Bình, Tam Kỳ, Quế Sơn, Duy Xuyên tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng ngày nay) và Cổ Luỹ (thuộc các huyện Bình Sơn, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Mộ Đức, Đức Phổ tỉnh Quảng Ngãi ngày nay), Hồ Quý Ly đã Ộchia đấy ấy thành bốn châu Thăng,Hoa, Tư, Nghĩa. Đặt An phủ sứ và An phủ phó sứ lộ Thăng Hoa để cai trị; miền đầu nguồn đất ấy thì đặt trấn Tân Ninh. Chiêm Thành thu lấy những dân phụ cận đưa về nước. Người ở lại thì bổ làm quân. Hán Thương điều An phủ sứ lộ Thuận Hóa Nguyễn Cảnh Chân làm An phủ sứ lộ Thăng Hoa. Cảnh Chân dâng thư nói xin theo việc cũ của nhà Hán, nhà Đường, mộ người nộp thóc để việc phòng bị biên cương được đầy đủ, những người nộp thóc thì hoặc ban tước cho, hoặc được miễn tội tuỳ theo mức độỢ

[54, tr.299].Việc đặc chức quan cai trị để khống chế người Chiêm, tổ chức phòng bị nơi biên cương và chắnh sách di dân tới sinh sống đã khẳng định ý thức chủ quyền lãnh thổ của nhà Hồ trong việc xác lập chủ quyền của Đại Việt trên vùng đất Thăng, Hoa, Tư, Nghĩa.

Những người di cư tới đây phần lớn là những người nghèo khổ không có ruộng đất, ở vùng Nghệ An, Thuận Hóa đem vợ con vào khai khẩn. Bên cạnh đó còn có cả những người giàu có bị ép phải di cư vào sinh sống trên vùng đất mới này. Đặc biệt nhà Hồ đã bắt những người dân đến sinh sống ở châu nào phải khắc tên châu ấy lên cánh tay với ý nghĩa để giữ đất ấy đến cùng. Đại việt sứ ký toàn thư chép: ỘMùa xuân, tháng 2, Hán Thương đem những người không có ruộng mà có của dời đến Thăng Hoa, biên chế thành quân ngũ. Quan lại ở các lộ, phủ,châu, huyện chia đất cho họ ở. Người ở châu nào thì thắch hai chữ tên châu ấy vào hai cánh tay để làm dấu hiệuỢ [54, tr.300].

Những lớp di dân tới sinh sống, khai khẩn vùng đất này theo chắnh sách di dân của nhà Hồ đã nhanh chóng hòa hợp với những lưu dân người Việt tới đây

trước đó, với những cư dân bản địa. Hoạt động trong nông nghiệp chủ yếu là trồng lúa và một số loại cây hoa màu. Họ cũng làm nhiều ngành nghề khác như đánh bắt cá dọc các con sông, bãi cá ven biển. Chắnh quyền phong kiến nhà Hồ cũng đã có những hoạt động tắch cực vào công cuộc khai khẩn vùng đất mới của cư dân. Ngoài việc ỘĐặt An phủ sứ và An phủ phó sứ lộ Thăng Hoa để cai trịỢ[54, tr.299] nhà Hồ còn có một hành động thiết thực là khuyến khắch mộ dân nộp trâu để đưa vào vùng Thăng Hoa, Thuận Hóa cung cấp cho cho dân phục vụ cho sản xuất, trong Đại Việt sử ký toàn thư chép:ỘHán Thương mộ dân nộp trâu để cấp cho dân mới dời đến Thăng Hoa, người nộp được ban tướcỢ [54, tr.300].Không chỉ vậy, ỘHán Thương khai Liên Cảng từ Tân Bình đến địa giới Thuận HóaỢ[54, tr.302],để phục vụ cho nhu cầu sản xuất, giao thương và quốc phòng của đất nước, chỉ tiếc là không thể thực hiện được. Thành quả khai khẩn lúc bấy giờ là không lớn.Nhà Hồ tồn tại chưa được bao lâu đã bị phong kiến nhà Minh đánh bại và thiết lập ách cai trị, vùng đất mà nhà Hồ lấy được trước đó của Chiêm Thành đã bị chiếm lại. Nhưng dù là triều đại ngắn ngủi nhất trong lịch sử Việt Nam, triều đại nhà Hồ (1400-1407) cũng đánh dấu một bước quyết định trong quá trình xác lập chủ quyền lãnh thổ của Đại Việt trên vùng đất cũ của người Chăm.Những cư dân người Việt vẫn tiếp tục sinh sống trên vùng đất này, đây chắnh là cơ sở để sau này vua Lê Thánh Tông cử các tướng của mình ở lại tập hợp những lưu dân người Việt tiến hành khai phá, lập nghiệp trên vùng đất này, khẳng định chủ quyền vững chắc của người Việt trên vùng đất từ Quảng Bình vào đến Phú Yên.

Đến thời Lê sơ, nước Đại Việt không chỉ hoàn thiện về bộ máy chắnh quyền mà phát triển vững mạnh, trở thành một trong những quốc gia lớn mạnh trong khu vực lúc bấy giờ. Các vua đầu triều Lê đã thực hiện nhiều chắnh sách nhằm di dân, tạo điều kiện cho người Việt sinh sống trên vùng đất biên cương phắa nam. Năm 1467, Thừa tuyên sứ ty châu Hoá là Đặng Thiếp đã dâng sớ xin vua xuống chiếu Ộchiêu mộ những kẻ lưu vong đến khai khẩn ruộng hoang ở châu Bố ChắnhỢ[54, tr.454]và được nhà vua chấp thuận.

Thắng lợi quân sự của vua Lê Thánh Tông năm 1471, nước Đại Việt giành lại được đất Chiêm Động, Cổ Lũy bị Chiêm Thành chiếm khi nước ta bị nhà Minh

đô hộ. Vua Lê Thánh Tông đã xuống chiếu lấy ngọn núi nằm ngang từ đất liền chạy ra tới biển làm ranh giới giữa hai nước Chiêm Thành Ờ Đại Việt, núi ấy sau này được gọi là núi Đá Bia hay núi Thạch Bi (ngọn núi phân định ranh giới giữa hai tỉnh

Một phần của tài liệu chính quyền đại việt và quá trình xác lập chủ quyền lãnh thổ phía nam (thế kỷ xi – xviii) (Trang 56 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)