Vẻ đẹp ở ngoại vị thành phố: vẻ đẹp đa sắc màu:

Một phần của tài liệu 30 đề thi thử THPT môn ngữ văn năm 2019 có đáp án và lời giải lớp 12 (Trang 101 - 104)

+ Sông Hương ở ngoại vi thành phố miêu tả lại thuỷ trình của dòng song khi chảy về với Huể, nhưng trong cảm quan nhà văn, đó là cuộc hành trình của người con gái Hương giang tìm đến với người tình xứ Huế. Vẻ đẹp của sông Hương là vẻ đẹp được tô điểm qua thử thách. Khi chảy qua lòng vực sâu dưới chân núi Ngọc Trin, giống như là một bể lọc lớn, đề nước sông Hương trở nên xanh thắm, phải chăng giống như người con gái, sông Hương đang tự làm mới mình.

+ Khi trôi qua những dãy đồi sừng sững, sông Hương phải uốn dòng chảy, và qua hướng chảy lắt léo đó, sông Hương đã phô ra được những đường cong quyến rǜ của nó. Tại nơi đây, sông Hương nên đi như một dải lụa. + Đặc biệt hơn, khi uốn mình qua hai dãy đồi sừng sững như thành quách, những ngọn đồi này tạo nên những mảng phản quang nhiều màu sắc trên nền trời tây nam thành phố: “sớm xanh, trưa vàng, chiều nại,

tím”, hay nói cách khác, những ngọn đồi ấy đã tạo nên chiếc áo màu sắc để

khoác lên mình người con gái Hường giang. Khiến cô gái ấy thêm phần lộng lẫy và xinh đẹp.

Người lái đò Sông Đà

-Sông Đà hung bạo:

+ Thác đá khi ở xa: được cảm nhận qua bốn tỉnh từ: van xin, khiêu khích, găn, chế nhạo. Có thể nói, không như cách miêu tả âm thanh thông thường, với những từ chỉ âm thanh để miêu tả tiếng nước thác như ấm ấm, rào rào... mà nhà văn lại sử dụng những từ chỉ trạng thái, thái độ của con người để gán lên âm thanh tiếng nước thác. Với cách dịch chuyển này, nhà văn đã đem lại cho người đọc cảm giác, ở xa kia, không còn là thác nước nữa, chờ đón con thuyền chính là con quái vật hung hăng, đầy hiểm ác. + Thác đá khi lại gần: Nó đã biến thành một tổ hợp trường đoạn âm thanh khủng khiếp, chưa từng thấy. Nó đem đến sự giật thột, cải bàng hoàng trước luồng âm thanh va đập, phóng thẳng vào 'màng nhĩ. Đi bóc tách các luồng âm thanh này, ta sẽ thấy lần lượt hiện lên: Là tiếng lái vị, rộng của hàng ngàn con trâu mộng đang hoảng sợ: Tiếng rống là âm thanh lớn, âm vực cao, nhưng không phải một, mà là hàng ngàn. Sự cộng hưởng đông đảo đó là làm cho âm thanh xé toang cà không gian, Là tiếng nổ của rừng vậu tre nứa bị cháy: với cấu tạo đặc biệt là rỗng ruột, khi cháy, vầu, tre, nứa sẽ có tiếng nổ lớn. Là tiếng xèo xèo của da trâu cháy. Và đặc biệt nhất, đó là bước chân chạy của những con trâu mộng đang hoảng sợ, giẫm đạp, phá tuông, hoảng loại. Ta có thể hình dung ra ngay khung cảnh hỗn loạn đó, với thân hình to lớn, đồ sộ, lại đông đảo, cùng chạy khỏi rừng lừa, những bước chân trầu không chỉ làm nên âm thanh, nó còn làm chấn động, làm tròng chành, rung chuyển cả không gian trên bờ, dưới mặt. -Sông Đà trữ tình:

+ Từ trên cao nhìn xuống, quả là điểm quan sát thật lý tưởng để có thể thu vào tầm mắt dòng chảy Sông Đà. Nguyễn Tuân đã đưa ra hai liên tưởng vô cùng mới mẻ, chưa từng thấy về hình dáng con sông. Có lẽ, từ điểm nhìn rất cao, hình ảnh Sông Đà đã hóa thành sợi dây thừng ngoằn ngoèo, và khi tàu bay hạ xuống, dòng sông đã hóa thành áng tóc trữ tình tuôn dài tuôn dài. Liên tưởng dòng sông như mái tóc óng ả để buông lơi, chảy dài đến bất tận. Hoa ban trắng, hoa gạo đỏ đôi bờ bung nở như nhánh xuân cài lên mái tóc, lại ẩn hiện mờ ảo trong sương khói Tây Bắc, đó là vẻ đẹp rất thơ, vẻ đẹp của người thiếu nữ bước ra từ cõi tiên, mà mái tóc nàng làm bừng hương sắc, xao động đất trời.

+ Xuyên qua màn mây, dòng sông còn hiện lên qua màu sắc biến ảo, Chính vẻ đẹp của mây trời đã tạo cho con sông Đà một vẻ đẹp riêng không trộn lẫn. Nguyễn Tuân phát hiện ra vẻ đẹp của sắc nước Sông Đà thay đổi theo mùa. Mùa xuân, nước sông Đà xanh ngọc bích “chứ không xanh

màu xanh canh hến của nước sông Gâm, Sông Lô”. Xanh ngọc bích là xanh

trong xanh sáng, xanh biếc - một sắc màu gợi cảm, trong lành. Đó là sắc màu của nước, của núi, của da trời. Mùa thu, nước sông Đà “lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cải màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn bực bội độ thu về. Câu văn sử dụng phép so sánh “lừ lừ chín

đỏ như da mặt người bầm đi vì rượu bia” khiến người đọc hình dung được

vẻ đẹp đa dạng của sắc nước sông Đà. Cách miêu tả sắc đỏ màu thu Sông Đà của Nguyễn Tuấn cǜng thật độc đáo. Đỏ bầm, màu đỏ không gắt, không nhạt, mang trong mình chút hồng hào, pha vào đó sắc phù sa, lại không đục ngầu, màu sắc ấy còn mang dáng hình của kẻ say, hay là vì người đã quá say

SOSÁNH SÁNH 1điểm

So sánh -Tường: Đi tìm cái đẹp và thể hiện cái đẹp bằng ngòi bút tài hoa, độc đáoTương đồng: Điểm gặp nhau giữa Nguyễn Tuân và Hoàng Phủ Ngọc tạo được nét riêng, mới lạ qua hình ảnh dòng sông. Qua những đoạn văn, hai tác giả thể hiện nét tài hoa, độc đáo trong phong cách nghệ thuật của mình, sự tỉ mỉ, kǶ công khi khắc hoạ hình tượng.

-Khác biệt:

+ Nguyễn Tuân tài hoa, uyên bác: luôn nhìn sự vật, hiện tượng ở nhiều góc độ để khám phá, phát hiện; vận dụng kiến thức của nhiều lĩnh vực, tổng hợp cảm nhận của các giác quan để khám phá đối tượng. Tất cả làm nên phong cách Nguyễn Tuân vừa độc đáo vừa phong phú.

+ An trong câu chữ biến hóa là vẻ đẹp lấp lánh ánh sáng trí tuệ, tri thức và cả chất phong tỉnh, tài hoa, lãng mạn từ tâm hồn Hoàng Phủ Ngọc Tường. Tất cả làm nên một Hoàng Phủ Ngọc Tường độc đáo, sâu sắc mà tràn đầy cảm xúc...

Đánh giá bàn luận

- Dưới ngòi bút tài hoa của Nguyễn Tuân, sông Đà như một công bàn luận trình thẩm mĩ, một kì công nghệ thuật mà thiên nhiên ban tặng con người với hai đặc điểm: hung bạo, dữ dội và thơ mộng, trữ tình.

- Trang viết của Hoàng Phủ Ngọc Tường là khám phá của tác giả về vẻ đẹp vừa “phóng khoáng và man dại” vừa “dịu dàng và say đắm” của dòng sông, là kết quả của trí tưởng tượng đầy tài hoa. Cảnh sông ở đây được khắc họa với những hình ảnh đầy ấn tượng bằng năng lực quan sát tinh tế và sự phong phú về ngôn ngữ, phố là lối hành văn hướng nội, súc tích, mê đắm và tài hoa của sông Hương qua phép nhân hóa khi miêu tả dòng chảy và cách đặc tả màu nước phản quang hai bên bờ và thay đổi trong ngày.

- Có thể nói, bằng sự tinh tế, bằng sự khám phá và cái Tôi đầy trách nhiệm với nghiệp cầm bút, hai nhà văn đã góp cho đất nước những cảnh đẹp không lặp lại, trở thành những tượng đài kỷ khó có thể phai mờ.

Megabook ĐỀ SỐ 20

ĐỀ THI THỬ THPT QG - NĂM THPT QG - NĂM 2018 – 2019

Tên môn: Ngữ Văn 12

NHỮNG LỜI KHEN

[..] Bạn ạ, bạn phải coi chừng những lời khen.

Đôi khi họ khen mình là nữ tính để họ dễ bề thôn tính cả không gian và âm thanh, khi bạn thu mình lại và ăn nói nhỏ nhẹ trước họ. Khen bạn dịu dàng là để bạn không bộc lộ trí thông minh hơn họ: Không cãi lại họ và họ dễ dàng áp đặt.

Họ khen bạn là phái đẹp để bạn đừng làm hơn những gì của một bông hoa.

Họ khen bạn là hoa để họ làm ông làm bướm, đậu rồi lại bay. Họ khen bạn là họa để bạn làm vai trò trang trí, để bạn không ở địa vị cao, không nhận nhiều lượng của họ. Và đôi khi, cao hứng lên, họ còn trịch thượng phản xét bạn là hữu sắc vô hương nếu bạn lỡ không hơn một vật trang trí.

Họ khen vợ họ là bà nội tướng giỏi để họ yên tâm một mình tung hoành nơi biên ngoại với trí thức, sự nghiệp, khoa bảng, quan trường, nhà trẻ con hát...

Thế đấy! Đừng sung sướng với những lời khen để biến mình thành người khác. Mỗi bạn gái đã là một kho tàng của chính mình. Mỗi người chỉ cần là một nốt nhạc cǜng đủ làm cho giai điệu cuộc sống rực rỡ âm thanh. Có những lời khen chứa đựng một phần xấu xí. Hỡi một nửa nhân loại, hãy cảnh giác với lời khen!

Trả lời các câu hỏi:

(Những lời khen chứa một phần xấu xí, Đoàn Công Lê Huy, dẫn theo https:// homnayvangaymai.wordpress)

Câu 1. Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ nào?

Câu 2. Chỉ ra phép liên kết phổ biến nhất được sử dụng trong đoạn trích? II. LÀM VĂN (7 điểm)

Câu 1 (2 điểm)

Bằng đoạn văn 200 chữ, luận về lời khen trong cuộc sống.

Câu 2 (5 điểm)

Phân tích vẻ đẹp trữ tình của những con sông được khắc họa trong hai tùy bút “Người lái đò Sông

Đà” của Nguyễn Tuân và “Ai đã đặt tên cho dòng sông” của Hoàng Phủ Ngọc Tường.

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

I. ĐỌC HIỂU (3 điểm)

Một phần của tài liệu 30 đề thi thử THPT môn ngữ văn năm 2019 có đáp án và lời giải lớp 12 (Trang 101 - 104)

w