I. ĐỌC HIỆU (3 điểm) Đọc văn bản sau:
THỨ C THỐNG Ý
C THỐNG Ý CHUN G 0,5 điểm Khái quát vài nét về tác giả - tác phẩm
- Nguyễn Khoa Điềm sinh năm 1943, ở huyện Phong Điền, xứ Huế cố độ. Ông sinh trưởng trong một gia đình trí thức cách mạng. Nguyễn Khoa Điềm là một trong những gương mặt tiêu biểu cho thế hệ thơ trẻ những năm chống Mĩ. Phong cách thơ: giàu chất suy tư, xúc cảm dồn nén, thể hiện tâm tư của người trí thức tham gia tích cực vào cuộc chiến đầu của nhân dân. - Trường ca Mặt đường khát vọng việt năm 1971, tại chiến khu Tri - Thiên, giữa không khí sục sôi chống Mĩ của cả dân tộc. Đoạn trích nằm ở phần đầu của văn bản Đất Nước được trích ở phần đầu chương V của trường ca Mặt đường khát vọng.
- Văn bản Đất Nước thể hiện những cảm nhận, phát hiện của nhà thơ về đất nước trên nhiều bình diện (chiều dài của lịch sử, chiều rộng của địa lý, bề dày của văn hoá, phong tục...). Qua đó, nhà thơ khẳng định tư tưởng lớn: Đất Nước là của Nhân dân, và Nhân dân chính là người đã làm ra Đất Nước. Trong đó, 9 câu thơ đầu là những ý thơ thể hiện sự khám phá, phát hiện mới mẻ về hình tượng Đất Nước.
TRỌNG NG TÂM 4.0 điểm
Phân tích - Những suy ngẫm mới mẻ, sâu sắc về thời điểm ra đời của Đất Nước: Khi ta
lớn lên, Đất Nước đã có rồi
Đất Nước có trong những cái “ngày xưa, ngày xưa” mẹ thường hay kể”
- Đó là một Đất Nước có từ ngàn xưa, từ rất lâu đời và còn đến hôm nay. Đất Nước rất xa từ “ngày xửa ngày xưa”, lại rất gần từ “bây giờ”. Đất Nước là một quá trình dài hình thành và phát triển, là một khái niệm tự nhiên ngay khi ra sinh ra và lớn lên.
- Đất Nước đã có từ lâu là cách nói ước chừng, bởi chẳng thể ai có thể nói rõ thời điểm ra đời Đất Nước, chỉ biết Đất Nước đã có từ xa xưa, chỉ biết Đất Nước ra đời trước tất cả chúng ta, khi ta sinh ra, ta đã sống trong cái nôi của Đất Nước.
- Với Nguyễn Khoa Điềm, Đất Nước thật gần gǜi, hiện diện trong những câu chuyện cổ tích thường mở đầu bằng “ngày xửa ngày xưa”. Câu thơ khiến ta nhớ đến hình ảnh của người bà thường hay kể chuyện cho con cháu nghe, là hình ảnh cô Tấm bị mẹ con Cám bắt nạt, là hình là nàng tiên bước ra từ quả thị... Cụm từ “ngày xửa ngày xưa” thật quen thuộc và gần gǜi với con người Việt Nam. Bởi, mỗi câu chuyện là mỗi bài học đạo lí dạy ta biết “ở hiền gặp lành”, biết thiện thắng ác, biết sống thủy chung,... Tác giả không dùng từ ngữ, hình ảnh hoa mĩ tráng lệ mang tính biểu tượng để thể hiện Đất Nước mà dùng cách nói giản dị, tự nhiên, dễ hiểu, dễ thấm vào lòng người.
- Những suy ngẫm mới mẻ, sâu sắc về bắt nguồn và sự trưởng thành của Đất Nước:
“Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc”
+ “Miếng trầu bà ăn” là miếng trầu tình nghĩa trong Sự tích trầu cau khiến ta rung rung nước mắt về tình cảm vợ chồng, về tình nghĩa anh em gắn bó. Từ đó, hình ảnh “trầu cau” trở thành văn hoá, phong tục, trở thành thứ không thể thiếu được trong lễ cưới, tượng trưng cho tình, nghĩa đằm thắm, thủy chung. Nhưng Đất Nước lại bắt nguồn từ miệng trầu, đó phải chăng là một khám phá khiến ta hiểu rằng, Đất Nước chỉ hình thành khi văn hoá xuất hiện, chỉ khi có văn hoá, Đất Nước mới có thể định nghĩa.
+ Hình ảnh cây tre là biểu tượng của người Việt Nam, gắn với đời sống thường ngày và có lúc trở thành vǜ khí xông pha ra chiến trường đánh giặc, Thánh Gióng từng nhổ tre đánh giặc Ân. Như vậy, Đất Nước lớn lên trong đấu tranh, trong dựng nước và giữ nước. Và phải qua gian lao, qua
- Những suy ngẫm mới mẻ, sâu sắc về văn hóa truyền thống của Đất Nước:
“Tóc mẹ thì bới sau đầu
Cha mẹ thương nhanh bằng gừng cay muối mặn Cái kèo, cải cột thành tên
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng Đất Nước có từ ngày đó...”
+ Đất Nước hiện diện ngay trong đời sống mỗi gia đình, từ những thói quen: bới tóc sau đầu của mẹ, đều là văn hóa, được truyền lại, được chỉ bảo từ xưa, đến đạo lý nghĩa tình thủy chung gừng cay muối mặn trong ca dao: Tay nâng chén muối đĩa gừng Giang cay muối mặn xin đừng quên nhau.
+ “Cái kèo cái cột thành tên”: Ghi dấu sự hình thành và phát triển ngôn ngữ của dân tộc, do đó mà mỗi cái cột, kèo được đặt tên, nó thể hiện cả văn hóa và tâm hồn Việt ở trong đó.
+ Đất Nước còn là hạt gạo phải vất vả một nắng hai sương, gợi lên đặc điểm của nền văn minh lúa nước. Thành ngữ “Một nắng hai sương” gợi nên sự cần cù chăm chỉ của cha ông ta những ngày long đong, lận đận trong đời sống nông nghiệp lạc hậu. Đó là truyền thống lao động cần cù, chịu thương chịu khó. Để làm ra hạt gạo ta ăn hằng ngày, người nông dân phải trải qua bao năng sương vất vả gieo cấy, xay giã, giận sàng. Thêm vào trong hạt gạo bé nhỏ ây là mô hội vị mặn nhọc nhằn.
+ “Đất Nước có từ ngày đó”, câu thơ như lời tổng kết: Đất Nước là những gì bé nhỏ bình dị ta thấy, ta ăn hàng ngày, nuôi ta lớn lên, dạy ta học, che chở ta. Đất Nước được tạo ra từ những nhọc nhằn của thế hệ đi trước. Đất Nước không phải là cái gì xa vời, cao quý và khó tiếp nhận, Đất Nước hiện hữu thật gần, thật giản dị mà rất đỗi thiêng liêng.
Bàn luận, đánh giá
- Thành công của đoạn thơ trên là nhờ vào việc vận dụng khéo léo đánh giá chất liệu văn hóa dân gian như phong tục ăn trầu, tục búi tóc, truyền thống đánh giặc, truyền thông nông nghiệp. Nhà thơ sáng tạo thành ngữ dân gian, ca dao tục ngữ, thành ngữ... Điệp ngữ Đất Nước được nhắc lại nhiều lần. Nhà thơ luôn viết họa hại từ Đất Nước tạo nên sự thành kính, thiêng liêng... Tất cả làm nên một đoạn thơ đậm đà
không gian văn hóa người Việt. Ngôn ngữ mộc mạc, giản dị, lời thơ nhẹ nhàng đúng giọng thủ thỉ tâm tình nhưng vẫn mang đậm hồn thơ Tin lành vi triết lí.
- Chín câu thơ ngắn gọn nhưng cho ta những cảm nhận mới mẻ về hình tượng Đất Nước, giản dị vô cùng mà thấm thía vô cùng, một Đất Nước có từ ngày xửa ngày xưa, và cho đến hôm nay, vẫn luôn hiện diện, song hành cùng mỗi người dân Đất Việt. Đất nước, đã từ lâu, là điểm hẹn tâm hồn của biết bao văn nghệ sĩ. Được khơi nguồn từ đề tài quen thuộc ấy, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm có cho mình một lối đi riêng
Megabook ĐỀ SỐ 14
I. ĐỌC – HIỂU (3 điểm) Đọc văn bản sau: