PHÂN TÍCH CHI TIẾT CHUNG

Một phần của tài liệu 30 đề thi thử THPT môn ngữ văn năm 2019 có đáp án và lời giải lớp 12 (Trang 42)

II. LÀM VĂN (7 điểm) Câu 1 (2 điểm)

PHÂN TÍCH CHI TIẾT CHUNG

CHUNG 0,5 điểm Khái quát vài nét về tác giả tác phẩm

- Nhắc đến Tố Hữu là nhắc đến cánh chim đầu đàn, lá cờ đầu của nền CHUNG Khái quát thơ ca cách mạng. Là nhắc tới người thư ký trung thành của những chặng đường lịch sử dân tộc. Sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo, trong thời kǶ đất nước bị đô hộ, nhân dân lầm than.

sớm được giác ngộ cách mạng và từ đó xem lý tưởng Đảng là lẽ sống cả cuộc đời mình. Thơ Tố Hữu gắn bó chặt chẽ với cuộc đấu tranh cách mạng Việt Nam từ những năm 1940 cho đến sau này.

- Tố Hữu là nhà thơ trữ tình chính trị thể hiện nồng nhiệt tự hào lý tưởng cách mang đời sống cách mạng của Nhân dân ta. Thơ Tố Hữu chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn, màu sắc lịch sử được diễn tả bằng bút pháp lãng mạn, hình tượng thơ kì vĩ, tráng lệ. Nét đặc sắc trong thơ Tố Hữu là có giọng điệu riêng. Thơ liền mạch, nhất khí tự nhiên, giọng tâm tình, ngọt ngào tha thiết, đậm đà tính dân tộc.

- Bài thơ Việt Bắc được sáng tác vào tháng 10 năm 1954. Đây là thời điểm các cơ quan Trung ương của Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc trở về thủ đô Hà Nội, sau khi cuộc kháng chiến chống Pháp đã kết thúc vẻ vang với chiến thắng Điện Biên Phủ và hòa bình lập lại ở miền Bắc. Nhân sự kiện có ý nghĩa lịch sử này, Tố Hữu viết bài để ôn lại một thời kháng chiến gian khổ mà hào hùng, thể hiện nghĩa tình sâu

TRỌNG NG TÂM 3. điểm

Phân tích - Lời người ở lại

“Mình về mình có nhở ta

Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng Minh về mình có nhở không Nhìn cây nhở núi nhìn sông nhớ nguồn”

+ Có đến bốn chữ “nhớ” trong một đoạn thơ tảm dòng chắc hẳn nỗi nhớ ấy phải thật da diết và sâu nặng của kẻ ở dành cho người đi, Sử dụng cách xưng hộ mình - ta, Tố Hữu đã dịch chuyển cách gọi thân thương của cá nhân trong quan hệ tình yêu đôi lứa thành tình cảm mang tính chất tập thể: cán bộ chiến sĩ về xuôi và đồng bào Việt Bắc.

+ Lời mở đầu, Việt Bắc đã hỏi người cán bộ về xuôi có còn nhớ mình không? Lời hỏi nhưng đồng thời cǜng khơi gợi lại miền ký ức nơi người chiến sĩ. Có thể nói, chỉ qua lời gợi nhắc thật ngắn gọn: về thời gian (15 năm), và không gian (núi, nguồn) mà đã vẽ nên bao kỷ niệm quá khứ, đã gói trọn cả một vùng kỷ niệm đậm sâu.

+ Nhưng không chỉ là câu hỏi, khơi lại kỷ niệm, đó còn là lời nhắc nhở của Việt Bắc dành cho người chiến sĩ. Người chiến sĩ về xuôi, xa Việt Bắc thì chớ quên đi tình nghĩa, quên đi mảnh đất đã từng đồng cam cộng khổ, cùng vào sinh ra tử, mảnh đất nguồn cội của cách mạng, nơi có những người trân trọng nghĩa tình với cách mạng, với cán bộ chiến sĩ.

Một phần của tài liệu 30 đề thi thử THPT môn ngữ văn năm 2019 có đáp án và lời giải lớp 12 (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(158 trang)
w