thanh khủng khiếp, chưa từng thấy. Nó đem đến sự giật thột, cái bàng hoàng trước luồng âm thanh va đập, phòng thẳng vào màng nhĩ. Đi bóc tách các luồng âm thanh này, ta sẽ thấy lần lượt hiện lên:
+ Là tiếng rống của hàng ngàn con trâu mộng đang hoảng sợ, tiếng nổ của rừng vậu tre nứa bị chảy: với cấu tạo đặc biệt là rỗng ruột, khi cháy, vầu, tre, nứa sẽ có tiếng nổ lớn. Là tiếng xèo xèo của da 1 trâu cháy. Và đặc biệt nhất, đó là bước chân chạy của những con trâu mộng đang hoảng sợ, giẫm đạp, phá tuộng, hoảng loạn. Ta có thể hình dung ra ngay khung cảnh hỗn loạn đó, với thân hình to lớn, hồn tôi hat đồ sộ, lại đông đảo, cùng chạy khỏi rừng lửa, những bước chân trâu không chỉ làm nên âm thanh, nó còn làm chấn động, làm trong chanh, rung chuyển cả không gian trên bờ, dưới mặt.
+ Qua mô tả âm thanh, có thể nói, chưa cần phải nhìn, ta đã cảm nhận được sự kǶ vĩ của thác đá Sông Đà. Và bằng nghệ thuật miêu tả độc đáo: Lấy lửa tả nước, lấy rừng tả sông, Nguyễn Tuấn đã cho ta thấy sức mạnh của ngòi bút tài hoa, của trí tưởng tưởng tuyệt vời, của một bản lĩnh hiếm ai có.
2. Thác đá qua cảm nhận thị giác:
- Cái nhìn khái quát; Chỉ bằng câu văn: “Sóng bọt đã trắng xóa cả chân
trời đá”. Câu văn đã giúp ta cảm nhận được cả độ cao của thác và tính
chất lòng sông. Để Sóng bọt tung trắng xóa cả không gian, trước hết thác phải rất cao, thứ hai lòng sông phải toàn đá, cỏ như vậy độ va đập khi nước chạm lòng sông mới làm văng lên những bọt nước, mới trắng xóa, che lấp cả tầm nhìn gần. Nhưng ấn tượng hơn là cụm từ “chân trời đá”. Cụm từ này nói lên hình ảnh thật kǶ vĩ, bằng góc nhìn ra xa, lên cao, đến tận cuối chân trời, không nhìn thấy chân mây, hay mặt đất quen thuộc, mà chỉ thấy lổm ngổm, ngổn ngang toàn đá là đá, đá vươn dài, bỏ đến tận chân trời.