7. Cấu trúc luận văn
3.1.1. Từ nhận thức tới thực tiễn hoạt động ở các tòa soạn
Với sự xuất hiện của mạng Internet và các công nghệ truyền thông mới, các loại hình truyền thông truyền thống ở Việt Nam đã bước vào một giai đoạn phát triển mới với đặc điểm nổi bật là hội tụ truyền thông, tích hợp phương tiện. Tất cả các mô hình truyền thông truyền thống có thể tận dụng các phương tiện truyền thông kỹ thuật số để phát triển tạo ra tiền đề cho việc hình thành các tòa soạn hội tụ của các tập đoàn truyền thông. Bởi khi chưa có Internet, các loại hình báo chí truyền thống (báo in, phát thanh, truyền hình) phát triển tương đối độc lập, mỗi loại hình có những ưu thế riêng không bị lấn át, nhưng khi Internet ra đời và phát triển cùng một loạt tiện ích đã tạo nên một sức mạnh mới mà các loại hình truyền thông trước đây khó cạnh tranh nổi. Xu hướng phát triển này mang tính khách quan, đáp ứng nhu cầu thông tin của lớp công chúng mới trong xã hội hiện đại.
Kỹ thuật đa phương tiện và việc trang bị kỹ năng đa phương tiện cho nhà báo hiện đại không phải là vấn đề quá mới mẻ ở Việt Nam, càng không mới mẻ trên thế giới. Từ lúc báo in còn thịnh hành, người ta đã đặt ra tiêu chí làm thế nào để người đọc mất ít thời gian mà đọc được nhiều nội dung thông tin nhất. Tức là làm cách nào để phá đi giới hạn về không gian của khổ báo và trang báo. Một trong những giải pháp cho việc đó là thiết kế báo theo phương pháp “nhiều cửa” (many dimensions).
Một cơ quan báo chí hiện đại sẽ là một guồng máy sản xuất, phân phối thông tin dưới nhiều chất liệu khác nhau, với mục đích nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu, sở thích đa dạng của công chúng. Theo mô hình này, thông tin sẽ
được chủ động phân phối theo cách mà công chúng cần tiếp nhận nó nhanh nhất, chất lượng nhất, đầy đủ nhất.
Để thích ứng với phương tiện truyền thông mới này, các tòa soạn đã phải thay đổi để tăng hiệu quả trao đổi, xử lý thông tin. Việc quản lý chất lượng tập trung sẽ đảm bảo được những thông tin nhất quán trên mọi loại hình và kênh thông tin của các phương tiện truyền thông, qua đó sẽ củng cố thêm thương hiệu của cơ quan báo chí. Áp dụng chung một kế hoạch thống nhất sẽ đảm bảo nguồn cung cấp ổn định thông tin độc quyền về những vấn đề đang được công chúng quan tâm nhất. Đây là hướng đi của báo chí hiện đại trên thế giới và cả Việt Nam
Sự phát triển kỹ năng đa phương tiện vừa là nhu cầu phát triển tự thân, vừa để tránh khỏi bị đào thải trong quá trình cạnh tranh của các cơ quan báo chí nói chung, các nhà báo nói riêng. Nếu trước đây người làm báo gần như chỉ chuyên môn một công việc, do vậy một ê kíp làm việc theo lối truyền thống thường là cồng kềnh, nhưng hiệu quả lại không cao. Làm báo thời kỳ đa phương tiện đòi hỏi một nhà báo phải là người làm được nhiều việc, không chỉ viết cho báo in mà còn có thể viết cho báo điện tử, báo phát thanh và truyền hình.
Trong bối cảnh đó, nhà báo cần có sự chuyên nghiệp để xử lý thông tin cho các kênh truyền thông. Đưa tin đa phương tiện là cần phải hiểu rõ đặc điểm, chức năng các loại hình báo chí khác nhau như thế nào, tính chất các kênh thông tin khác nhau ra làm sao? Từ đó, đặt ra vấn đề hoạt động của nhà báo cần có sự thay đổi như thế nào để thích nghi với xu hướng phát triển của truyền thông đa phương tiện? Nhà báo cần sử dụng hiệu quả nhất thông tin nào cần chuyển tải đa phương tiện và chuyển tải như thế nào để hiệu quả thông tin được tốt nhất?
Nhà báo cần có kỹ năng sử dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại phục vụ hoạt động nghiệp vụ báo chí, có kỹ năng phát hiện vấn đề, kỹ năng thu thập, khai thác, xử lý, kiểm chứng thông tin và xây dựng tác phẩm…
Bên cạnh đó, nhà báo trong kỷ nguyên số cần phải biết sử dụng và khai thác triệt để “truyền thông xã hội” để phục vụ cho hoạt động của mình. Theo đó, nhà báo phải là người biết thu hút sự hợp tác và cùng tham gia của công chúng, coi công chúng là đối tác hoặc đồng nghiệp thông qua các kênh truyền thông xã hội. Làm báo thời kỳ đa phương tiện, nhà báo sẽ vừa là chủ thể, lại vừa là khách thể thông qua việc tiếp nhận, xử lý thông tin từ phía công chúng qua các trang mạng xã hội. Điều này được thể hiện rõ nét nhất là trên các trang tin điện tử. Trong một tòa soạn, các bộ phận liên kết với nhau bằng hệ thống máy tính từ Tổng biên tập đến các khâu sản xuất trong tòa soạn, tạo nên một ê kíp làm việc liên hoàn, có thể cùng một lúc xử lý nhiều kênh thông tin như truyền hình Internet, báo điện tử, báo giấy, các thông tin mạng trên điện thoại, ipad…Vì vậy, yêu cầu phóng viên, biên tập viên của tòa soạn hội tụ phải “đa kỹ năng”.
Đạo đức nhà báo cũng là một nhân tố hết sức quan trọng để tạo nên tính chuyên nghiệp của phóng viên. Mục đích lớn nhất của người làm báo là phải đưa thông tin trung thực, trong một bối cảnh trung thực để mọi người có thể hiểu đúng về vấn đề, sự kiện đó. Truyền thông đa phương tiện đem đến cho các nhà báo sự tiện lợi và cơ hội phát huy sở trường và khả năng của mình, nhưng cũng đặt ra những thách thức không nhỏ trong quá trình tác nghiệp. Công nghệ sẽ giúp cho nhà báo khả năng tiếp cận với chủ đề, sự kiện nhanh hơn nhưng sẽ làm thui chột kiến thức và khả năng tư duy của nhà báo nếu nhà báo đó có tư tưởng ỷ lại vào kỹ thuật và công nghệ. Lối làm việc không trực tiếp đi đến hiện trường để thu thập thông tin mà khai thác nguồn tin trên mạng rồi xào xáo trở thành tin bài của mình là những hiện tượng làm báo tiêu cực của không ít phóng viên hiện nay.
3.1.2. Việc trang bị kỹ năng và trang thiết bị cho nhà báo đa phương tiện
tin và truyền thông, thiết kế, xây dựng những sản phẩm ứng dụng đa phương tiện trong lĩnh vực truyền thông như truyền hình, phát thanh, báo điện tử, quảng cáo… hay thậm chí cả lĩnh vực giải trí như game, điện ảnh, hoạt hình…
Ngoài năng khiếu thẩm mỹ và tạo hình, người làm truyền thông đa phương tiện nói chung và làm báo đa phương tiện nói riêng phải có khả năng sáng tạo, đam mê trong nghề nghiệp. Đồng thời, cần tiếp cận các công nghệ mới, đặc biệt là công nghệ thông tin để thực hiện các ý tưởng sáng tạo.
Phân tích như trên để thấy, việc trang bị các kỹ năng và trang thiết bị cho các phóng viên, nhà báo để thực hiện các tác phẩm đa phương tiện là việc rất quan trọng trong chiến lược đa phương tiện hoá trang báo của toà soạn. Quan trọng bởi nó tạo ra hai tiền đề mấu chốt để toà soạn có thể có các tác phẩm báo chí đa phương tiện tốt.
Thứ nhất, nó tạo ra tiền đề về con người, những phóng viên vốn chỉ được đào tạo để làm việc với một vài phương tiện trước đó nay cần phải được trang bị thêm các kỹ năng mới. Việc trang bị kỹ năng cho phóng viên không hẳn là việc mở một vài khoá đào tạo. Toà soạn cần tạo ra một “không khí đa phương tiện” bằng cách tổ chức các mô hình toà soạn hội tụ, các bàn siêu biên tập để phóng viên thực sự bắt buộc phải làm quen và hoà mình vào không khí đó. Có như vậy mới trang bị được kiến thức một cách thực tế.
Thứ hai, việc trang bị các phương tiện giúp cho phóng viên có các điều kiện tối thiểu để có thể thực hiện được tác phẩm đa phương tiện. Các phương tiện như máy quay phim, máy ghi âm, máy ảnh tốt, hệ thống biên tập hình ảnh và âm thanh, hệ thống phần mềm để thực hiện các tác phẩm đồ hoạ… là những điều kiện tối thiểu phải được trang bị trong toà soạn đa phương tiện.
Tại các toà soạn báo Tuổi Trẻ, Thanh Niên, Tiền Phong, thực trạng này còn nhiều hạn chế. Các hạn chế này tập trung thành hai nhóm: Nhóm thứ nhất, các toà soạn đã trang bị các trang thiết bị khá tốt nhưng các kỹ năng xử
lý đa phương tiện chỉ tập trung vào một nhóm phóng viên, biên tập viên của toà soạn. Đội ngũ còn lại vẫn thực hiện tác phẩm theo xu hướng truyền thông. Nhóm thứ hai là toà soạn còn chưa trang bị tốt cả về trang thiết bị lẫn kỹ năng cho các phóng viên.
Ở nhóm thứ nhất, báo Tuổi Trẻ và báo Thanh Niên đã thành lập các phòng truyền hình và đầu tư trang thiết bị cũng như con người rất bài bản. Tuy nhiên, việc thành lập các phòng riêng biệt này khiến cho việc sử dụng video hay audio vào các tác phẩm tích hợp chỉ là việc ghép nối máy móc các mảng công việc trong toà soạn chứ chưa phải là một toà soạn hội tụ thực thụ. Việc phụ trách thực hiện các yếu tố video hay audio và đồ hoạ thuộc về một bộ phận hoạt động riêng. Các phóng viên còn lại vẫn hoạt động cơ bản như truyền thống. Về mặt bản chất, đó không phải là một toà soạn hội tụ.
Ở nhóm thứ hai, báo Tiền Phong vốn có truyền thống là đơn vị thông tin rất mạnh ở mảng báo in trước đây. Trước sự thay đổi của thị trường báo chí và sự phát triển như vũ bão của công nghệ, có vẻ như toà soạn chưa bắt nhịp được. Vì vậy nên việc trang bị các phương tiện cơ bản để có thể thực hiện các tác phẩm đa phương tiện cũng như trang bị kỹ năng đa phương tiện cho các phóng viên vẫn còn rất hạn chế.
Cả hai nhóm nói trên đều xuất phát từ nhiều nguyên nhân và cần có những giải pháp kịp thời để khắc phục nếu ba toà soạn muốn thực hiện quá trình đa phương tiện theo xu hướng hiện đại hiện nay.