Nâng cao nhận thức và hiệu quả của ứng dụng đa phương tiện

Một phần của tài liệu Tích hợp kỹ năng báo chí đa phương tiện ở các cơ quan báo chí dành cho thanh niên hiện nay (khảo sát báo tiền phong, thanh niên, tuổi trẻ năm 2016) (Trang 82)

7. Cấu trúc luận văn

3.3.1.Nâng cao nhận thức và hiệu quả của ứng dụng đa phương tiện

Cần nâng cao hơn nữa nhận thức của phóng viên, biên tập viên, lãnh đạo cơ quan báo chí và thậm chí cả độc giả, về hiệu quả của tính năng tích hợp đa phương tiện trên báo điện tử.

Hoàn thiện quy trình nghiệp vụ làm báo điện tử; đào tạo lại các phóng viên báo điện tử để có thể tiếp thu và ứng dụng công nghệ mới. Việc đào tạo cần hướng tới thực hành, thực tế. Cách nhanh nhất và trước mắt là nghiên cứu các tờ báo lớn trên thế giới thực hiện các bài báo đa phương tiện như thế nào cả về mặt nội dung và hình thức, sau đó tìm hướng để vận dụng cho Việt Nam. Thời gian để sản xuất một bài báo tích hợp đa phương tiện lâu hơn nhiều so với lại một bài báo thông thường. Do đó, nó đòi hỏi người làm báo luôn luôn phải vận động, thay đổi tư duy làm báo cũ, và đầu tư nhiều tâm huyết cho một tác phẩm báo chí. Trong điều kiện các tòa soạn còn chưa đầu tư nhiều kinh phí cho việc ứng dụng này, người làm báo có thể phải làm việc vất vả hơn, mất nhiều thời gian. Nhưng, các bài báo đa phương tiện có thể biến tờ báo thực sự là một kênh truyền thông mạnh và có “sức hút độc giả”.

Với các toà soạn, có thể đặt ra những quy định cứng về quy trình thực hiện tác phẩm báo chí đa phương tiện với các phóng viên báo điện tử của báo mình. Họ bắt buộc phải ứng dụng đa phương tiện trong thể hiện một số dạng tác phẩm nhất định.

Toà soạn cũng cần có chính sách khuyến khích việc áp dụng đa phương tiện trong tác phẩm bằng cách có những ưu tiên về mặt nhuận bút, định mức với các tác phẩm có vận dụng các yếu tố đa phương tiện.

Một phần của tài liệu Tích hợp kỹ năng báo chí đa phương tiện ở các cơ quan báo chí dành cho thanh niên hiện nay (khảo sát báo tiền phong, thanh niên, tuổi trẻ năm 2016) (Trang 82)