Tìm kiếm các nguồn thu mới cho cơ quan báo chí

Một phần của tài liệu Tích hợp kỹ năng báo chí đa phương tiện ở các cơ quan báo chí dành cho thanh niên hiện nay (khảo sát báo tiền phong, thanh niên, tuổi trẻ năm 2016) (Trang 83)

7. Cấu trúc luận văn

3.3.3. Tìm kiếm các nguồn thu mới cho cơ quan báo chí

Trong xu hướng phát triển hiện nay, quảng cáo thuần trên các tờ báo đang đứng trước thách thức rất lớn do giảm doanh thu. Các nhà đầu tư cũng nhận thấy hiệu quả quảng cáo trên ấn phẩm báo in dần dần bị giảm sút, do lượng phát hành của các báo giảm mạnh, do thói quen đọc, tiếp cận thông tin của bạn đọc có nhiều thay đổi cơ bản. Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, nền tảng Internet, mạng xã hội và thiết bị cầm tay, xu hướng quảng cáo trên nền tảng Internet, mạng xã hội và báo điện tử đang tỏ ra chiếm ưu thế, dần dần hoán vị trí của quảng cáo truyền thống…

Trong khi đó, “cuộc chơi” công nghệ đang là yếu tố bắt buộc phải đầu tư của các cơ quan báo chí; đồng thời là sự đầu tư tốn nhiều tiền của, trong khi hiệu quả chưa thể thấy ngay. Công nghệ đầu tư ngày hôm nay, rất có thể sang ngày mai đã lạc hậu… Đầu tư nhưng tiền đâu đang đặt ra cho các cơ quan báo chí những thách thức rất lớn.

Trong bối cảnh đó, các cơ quan báo chí cần phải tích cực tìm kiếm các nguồn thu mới để bù đắp nguồn thu sụt giảm từ quảng cáo thuần. Các báo Tiền Phong, Thanh Niên, Tuổi Trẻ đều đã tự chủ tài chính từ nhiều năm nay, do đó việc hy vọng vào một gói đầu tư của Chính phủ là điều rất khó. Do vậy, các báo này bắt buộc phải tìm đến các nguồn thu mới.

Cụ thể, tác giả đề xuất: Tăng cường các hợp đồng hợp tác truyền thông với các bộ, ngành, các doanh nghiệp làm ăn uy tín, trên cơ sở vừa thu được nguồn lợi kinh tế song không ảnh hưởng nhiều đến chất lượng thông tin; Phát triển quảng cáo AdWords, xây dựng các Fanpage, các trang Youtube… để thu hút và phát triển quảng cáo; Tổ chức các sự kiện vừa thu lợi nhuận vừa quảng bá thương hiệu tờ báo (như cuộc thi Hoa hậu Việt Nam, giải Việt dã toàn quốc do Báo Tiền Phong tổ chức; Cuộc thi Duyên dáng Việt Nam do báo Thanh Niên tổ chức); Hợp tác đầu tư với các doanh nghiệp trong phát triển báo điện tử và các lĩnh vực kinh doanh khác ngoài báo chí…

3.3.4 Nâng cp cơ s h tng, vt cht k thut

Đây là yếu tố “cần” để thực hiện và truyền bá các tác phẩm đa phương tiện tích hợp. Internet là môi trường sống của báo trực tuyến. Nó tạo nên những ưu thế riêng cho báo Internet so với các loại hình báo chí trực tuyến khác. Khi đường truyền tốc độ cao đang áp dụng rộng rãi ở Việt Nam thì việc xây dựng và cung cấp các dịch vụ chất lượng cao như truyền hình, phát thanh sẽ không chỉ nâng cao đẳng cấp của tờ báo trực tuyến mà còn đem lại doanh thu lớn.

Ngoài ra, việc trang bị máy chủ cấu hình mạnh, cùng lúc đáp ứng được hàng chục ngàn lượt truy cập và bộ nhớ hàng chục Terabyte để lưu trữ

dữ liệu. Bên cạnh đó cũng cần có các thiết bị sản xuất chương trình hoàn chỉnh như phòng thu, máy tính dựng, thiết kế chuyên dụng để cho ra đời những sản phẩm báo chí chất lượng, chuyên nghiệp. Mặt khác, muốn có ứng dụng tốt, phải có hệ thống kỹ thuật công nghệ tương đối mạnh để độc giả truy cập một bài báo, nghe nhạc, xem video không mất nhiều thời gian. Nếu không nó sẽ đánh cắp thời gian của người đọc và cản trở độc giả tham gia vào quá trình tiếp nhận thông tin.

Chắc chắn trong tương lai gần, báo chí Internet tích hợp các công cụ đa truyền thông sẽ trở nên phổ biến xuất phát từ nhu cầu, đòi hỏi của công chúng, điều kiện tiếp cận thông tin của công chúng trong xã hội hiện đại. Vì vậy, việc nâng cấp cơ sở hạ tầng tin học, viễn thông cũng như vấn đề đào tạo nguồn nhân lực chuyên nghiệp đáp ứng yêu cầu cho xu hướng truyền thông đa phương tiện là điều mà từ các cơ quan quản lý nhà nước cho đến bản thân các tòa soạn báo, các cơ quan thông tấn, báo chí cần thiết phải triển khai sớm để tiếp cận và nâng cao chất lượng truyền thông đa phương tiện cũng như tạo ra sự quản lý phù hợp đối với loại hình báo chí hiện đại này, góp phần đắc lực vào việc tuyên truyền giáo dục, nâng cao dân trí, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

3.3.5 Xây dng tòa son hi t

Mô hình tòa soạn hội tụ đang được triển khai ở nhiều cơ quan báo chí trên thế giới và trong nước. Không chỉ lợi thế về thông tin, thực tế việc vận hành tòa soạn đa phương tiện, tích hợp “nhiều trong một” chắc chắn sẽ giúp các tờ báo trực tuyến sắp xếp hợp lý hơn bộ máy nhân sự vốn đang cồng kềnh và có phần chồng chéo; đồng thời giảm thiểu chi phí nhưng vẫn đảm bảo phát huy tiềm lực các loại hình truyền thông mới và tạo ra mối quan hệ tương tác giữa các kênh truyền thông, các sản phẩm báo chí trong tòa soạn.

Xây dựng mô hình tòa soạn hội tụ, đa phương tiện là xu hướng không thể cưỡng lại và đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới. Hiện không ít tòa soạn ở

Việt Nam cũng đã chuyển sang hoạt động với mô hình hội tụ và đạt hiệu quả cao như trường hợp của VnExpress. Do vậy, các tòa soạn cần phải nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này. Dù vậy, trước khi quyết định có sự thay đổi trong mô hình vận hành, mỗi tòa soạn phải biết tính toán, cân đối các nguồn lực. Khi chưa đủ sức để xây dựng tòa soạn hội tụ mang tính hợp nhất thì cần hoạch định, tính toán, ví dụ như lên kế hoạch hội tụ từng phần trong quy trình sản xuất tin bài, tăng cường sự liên kết, hợp tác nhóm giữa các ban chuyên môn, giữa bộ phận quản lý, lãnh đạo tòa soạn và đội ngũ nhân viên.

Tiểu kết chương 3

Từ những trang báo in đến sự ra đời của báo điện tử là một bước tiến dài. Và từ báo viết thông thường đến một loại hình báo chí tổng hợp: tất cả trong một: phát thanh, báo viết, truyền hình… cũng là một bước tiến dài không kém. Độc giả Việt Nam có thể đọc các bản tin, nghe nhạc và xem hình qua điện thoại di động ngay ở quán cà phê hay trên xe buýt... Có thể mô tả diện mạo một tờ báo điện tử thời đại mới - một tờ báo đa truyền thông là một tờ báo hoàn chỉnh như một cấu trúc rộng mở về không gian cho nhiều đối tượng bạn đọc, dày về thời gian với sự tích luỹ nhiều tầng thông tin, một cơ cấu giao diện hai chiều giữa chủ thể (toà soạn) và khách thể (các độc giả), hoặc nhiều chiều (giữa các đối tượng đó với nhau), một tổ hợp dịch vụ thông tin đa dạng đọc, nghe, nhìn phong phú.

Ở Việt Nam, xu thế triển khai loại hình thông tin đa phương tiện đã trở nên phổ biến trên các báo điện tử của Việt Nam thời gian qua. Không chỉ có báo in mới phát triển thông tin trên Internet mà phần lớn các tòa báo (cả báo viết, báo nói, báo hình) ở Việt Nam đã mở thêm trang web và dùng phương thức truyền thông đa phương tiện để thông tin phục vụ đông đảo người dùng Internet. Tuy nhiên, trên các trang báo điện tử ở Việt Nam, rất nhiều nội dung và hình ảnh thông tin được đăng tải nhưng chưa chuyên nghiệp, chủ yếu vẫn là các bài viết đơn thuần kèm một vài bức ảnh, đoạn video clip về những sự việc đơn lẻ mà chưa tạo thành trang báo điện tử truyền thông đa phương tiện hoàn hảo…

Qua nghiên cứu, phỏng vấn sâu và khảo sát ba tờ báo Tiền Phong, Thanh Niên, Tuổi Trẻ, tác giả đã cố gắng chỉ ra những tồn tại của việc ứng dụng kỹ năng đa phương tiện cũng như khả năng tích hợp kỹ năng đa phương tiện của đội ngũ làm báo ở các cơ quan này. Từ những vấn đề cấp thiết đặt ra, tác giả đã phân tích nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp trong chương 3. Do vậy, tính xác thực và độ tin cậy của nghiên cứu có thể làm cơ sở để giúp

ba tờ báo điện tử khảo sát có thể nhìn nhận lại quy trình sản xuất tin bài, đánh giá thực tế năng lực phóng viên cũng như chính sách của toà soạn. Từ đó, các báo Thanh Niên, Tuổi Trẻ, Tiền Phong có thể có những giải pháp cụ thể, nhằm nâng cao chất lượng các sản phẩm báo chí hiện đại trên báo điện tử nói riêng và trên bối cảnh đa nền tảng hiện nay của báo chí nói chung.

KẾT LUẬN

Ứng dụng đa phương tiện đã, đang và sẽ là xu thế tất yếu của báo chí trực tuyến Việt Nam và trên thế giới. Ở Việt Nam, đặc biệt là những năm gần đây, ngoài các báo điện tử VnExpress, Vietnamnet, nhiều trang báo điện tử đã bắt kịp xu thế, cạnh tranh nhau về ứng dụng đa phương tiện trong cách thể hiện tin, bài, trình bày tác phẩm báo chí. Có thể kể đến những trang báo điện tử mạnh nhất hiện nay về lĩnh vực này như Vietnamplus.vn,Tri thức trực

tuyến (Zing.vn), VnExpress, Vietnamnet, báo điện tử Tri thức trẻ (Soha.vn)...

Trong bối cảnh đó, thách thức đặt ra cho các phóng viên càng ngày càng nặng nề. Phóng viên hiện đại không chỉ cần có các kỹ năng khai thác thông tin tốt mà còn cần có kỹ năng tích hợp, phối kết hợp các yếu tố đa phương tiện trong việc sáng tạo tác phẩm của mình.

Qua nghiên cứu, ba trang báo điện tử Tuổi Trẻ, Tiền Phong, Thanh Niên đã có nhiều cải tiến và nỗ lực để vận dụng tích hợp các kỹ năng báo chí đa phương tiện, các phóng viên của ba toà soạn cũng đã có những nỗ lực để trang bị các kiến thức tích hợp. Tuy nhiên, việc ra đời từ phiên bản báo in dù đã rất lâu đời và có tên tuổi trong làng báo (Tiền Phong, Tuổi Trẻ, Thanh Niên) nhưng bị các điều kiện về kinh tế, cơ sở vật chất, nhân lực chi phối nên việc ứng dụng đa phương tiện còn thấp, hiệu quả truyền tải thông tin còn hạn chế.

Xã hội ngày càng phát triển đồng nghĩa với nhu cầu tiếp nhận thông tin, kiến thức, thị hiếu của công chúng độc giả ngày càng cao, càng khó tính (đọc, nghe, xem...), đòi hỏi khắt khe về chất lượng các sản phẩm. Đó cũng là đòi hỏi, thách thức và là động lực để các cơ quan báo chí thay đổi, cải thiện, chuyển biến với những chiến lược phù hợp, tận dụng hết sức mạnh của truyền thông đa phương tiện, xây dựng được cơ sở vật chất kỹ thuật, đào tạo đội ngũ làm báo đa phương tiện,... nhằm đưa truyền thông đa phương tiện

lên một tầm cao mới, phát triển mạnh mẽ và có chỗ đứng xứng đáng trong lòng độc giả.

Những kết quả nghiên cứu của luận văn này cùng với đòi hỏi ngày càng cấp thiết và cao của thị trường truyền thông hiện đại, tác giả hy vọng ba trang báo điện tử Tuổi Trẻ, Thanh Niên, Tiền Phong sẽ tiếp tục phát huy các tiềm năng, vị trí, uy tín của các cơ quan báo in trong quá khứ để đẩy mạnh đào tạo nhân lực, tăng cường trang bị cơ sở vật chất, nâng cao năng lực cho phóng viên và đặc biệt là thay đổi quy trình sản xuất tin bài để có thể tích hợp một cách mạnh mẽ hơn các yếu tố đa phương tiện vào tác phẩm của mình. Đó là đòi hỏi sống còn với phóng viên cũng như ba toà soạn trong bối cảnh các phương tiện truyền thông mới lên ngôi, báo in đang bị thu hẹp thị trường nhanh chóng như hiện nay.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Sách Tiếng Việt

1. Đinh Hồng Anh (2012), Báo chí đa phương tiện thời truyền thông đa phương tiện ở Việt Nam hiện nay, Khóa luận tốt nghiệp, Học viện

Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội.

2. Trí Công, Ngọc Bích (2013), TS Đỗ Chí Nghĩa - Chọn báo chí đa phương tiện, chọn lối đi rộng hơn và thách thức cũng lớn hơn, Sóng

trẻ (songtre.vn), Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội.

3. Trí Công (2013), PGS.TS Trương Ngọc Nam: Chuyên ngành báo chí đa phương tiện sẽ được đào tạo theo mô - đun, Sóng trẻ (songtre.vn),

Học viện Báo chí và Tuyên truyền,

(http://www.songtre.tv/news/tin-noi-bat/pgs-ts-truong-ngoc-nam- chuyen-nganh-bao-chi-da-phuong-tien-se-duoc-dao-tao-theo-mo- dun-49-3717.html).

4. Đức Dũng (2008), “Toàn cầu hóa và những cơ hội, thách thức đối với

báo chí truyền thông đại chúng Việt Nam”, Nxb Chính trị quốc gia.

5. Nguyễn Đức Dũng (2013), Báo cáo đề dẫn Sự vận động, phát triển của báo chí, truyền thông trong thời kì hội tụ truyền thông, tích hợp phương tiện,Viện Nghiên cứu Báo chí và Truyền thông, Học viện

Báo chí và Tuyên truyền, ngày 7/6/2013.

6. Lê Thị Thanh Duyên (2014), Ứng dụng đa phương tiện trên báo trực tuyến Việt Nam, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Khoa học

Xã hội và Nhân văn (ĐHQG Hà Nội), Hà Nội.

7. Nguyễn Văn Dững, Đỗ Thị Thu Hằng (2006), Truyền thông, lý thuyết và

kỹ năng cơ bản, NXB Lý luận Chính trị, Hà Nội.

8. Nguyễn Văn Dững (2011), Báo chí truyền thông hiện đại (từ hàn lâm đến đời thường), NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

9. Nguyễn Văn Giao, Nguyễn Hữu Quỳnh, Vũ Vǎn Tảo, Bùi Hiền, (2015),

Từ điển Giáo dục học, NXB Từ điển Bách khoa.

10. Nguyễn Thị Trường Giang (2011), Báo mạng điện tử - những vấn đề cơ bản, NXB Chính trị - Hành chính, Hà Nội.

11. Nguyễn Thị Trường Giang (2013), Những đặc trưng cơ bản của loại hình báo chí đa phương tiện, Tham luận tại Hội thảo khoa học “Bồi

dưỡng các kĩ năng cho người làm báo đa phương tiện”, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, ngày 22/10/2013.

12. Nguyễn Thị Trường Giang (2013), Xu thế báo chí đa phương tiện trong thời truyền thông hội tụ, Tham luận tại Hội thảo khoa học “Sự vận động, phát triển của báo chí, truyền thông trong thời kì hội tụ truyền thông, tích hợp phương tiện”, Viện Nghiên cứu Báo chí và Truyền thông, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, ngày 7/6/2013)

13. Nguyễn Thiện Hải (2011), Xây dựng tập đoàn báo chí mạnh - Một xu hướng chuyên nghiệp hóa, Tham luận tại Hội thảo khoa học quốc

gia “Tính chuyên nghiệp của báo chí hiện đại - Những vấn đề lí luận và thực tiễn”,Hội Nhà báo Việt Nam và Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội, ngày 18/6/2011.

14. Vũ Quang Hào (2004), Ngôn ngữ báo chí, NXB ĐHQGHN.

15. Đinh Thị Thúy Hằng (2008), Báo chí thế giới - xu hướng phát triển,

NXB Thông tấn, Hà Nội.

16. Lại Thị Hoa (2008), Sự hình thành các tập đoàn báo chí ở Việt Nam,trang thông tin Báo chí Việt Nam (vietnamjournalism.com),

Hà Nội.

17. La Thị Hoàn (2013), Tòa soạn hội tụ ở nước ngoài và kinh nghiệm cho Việt Nam, Luận văn thạc sĩ truyền thông đại chúng - Học viện Báo

18. Nguyễn Nga Huyền (2013), Cơ hội và những thách thức của báo chí, truyền thông trong quá trình truyền thông, tích hợp phương tiện,

Tham luận Hội thảo khoa học “Sự vận động, phát triển của báo chí, truyền thông trong thời kì hội tụ truyền thông, tích hợp phương tiện”, Hà Nội. Viện Nghiên cứu Báo chí và Truyền thông, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, ngày 7/6/2013.

19. Nguyễn Xuân Hương (2012), “Truyền thông đa phương tiện - Xu thế tất

yếu của báo chí trực tuyến”, http://hanoimoi.com.vn/Tin-tuc/Cong-

nghe/676814/truyen-thong-da-phuong-tien---xu-the-tat-yeu.

20. Đinh Văn Hường(2006), Các thể loại báo chí Thông tấn, NXB

ĐHQGHN.

21. Trương Thị Kiên (2013) , “Tòa soạn hội tụ và xu thế phát triển ở tòa soạn hiện nay”, Tạp chí Lí luận và Truyền thông, số tháng 6, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội, trang 22.

22. Nguyễn Thành Lợi (2013), Yêu cầu đối với nhà báo đa phương tiện trong môi trường truyền thông hội tụ, Tham luận tại Hội thảo khoa

học “Bồi dưỡng các kỹ năng cho người làm báo đa phương tiện”,

Một phần của tài liệu Tích hợp kỹ năng báo chí đa phương tiện ở các cơ quan báo chí dành cho thanh niên hiện nay (khảo sát báo tiền phong, thanh niên, tuổi trẻ năm 2016) (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)