7. Cấu trúc luận văn
1.2.5. Các dạng tích hợp kỹ năng đa phương tiện trên báo điện tử
1.2.5.1. Dạng tích hợp lấy yếu tố chữ viết (text) làm chủ đạo
Đây là dạng tích hợp đang chiếm tỷ lệ nhiều nhất trên các báo điện tử ở Việt Nam hiện nay. Dạng này về bản chất vẫn là tác phẩm báo chí viết truyền thống, nhưng có thêm các yếu tố khác minh hoạ như ảnh, thậm chí video, audio, infographic… nhưng các yếu tố đa phương tiện chỉ mang tính chất minh hoạ cho thông tin được thể hiện bằng chữ viết chứ chưa phải là các dạng thông tin độc lập, phối hợp với yếu tố chữ để tạo thành tổng thể tác phẩm.
Tỷ lệ dạng tích hợp này chiếm phần lớn trên báo chí cho thấy dấu ấn nặng nề của báo chí truyền thống (trọng chữ viết, trọng trình bày dài dòng…), đồng thời, cho thấy việc tích hợp các yếu tố đa phương tiện dù không còn là mới nhưng chưa phát triển căn bản được.
1.2.5.2. Dạng tích hợp lấy yếu tố ảnh tĩnh làm chủ đạo
Dạng tích hợp này cũng là dạng thường gặp trên báo điện tử. Với sản phẩm báo chí đa phương tiện dạng này, một hoặc nhiều bức ảnh báo chí sẽ là kênh thông tin chủ đạo, bên cạnh đó, yếu tố text đóng vai trò là tiêu đề, sapo và chú thích ảnh. Các yếu tố còn lại nếu có thì là dạng phụ hoạ để phong phú thêm cho tác phẩm.
Thông thường, tác phẩm lấy yếu tố ảnh tĩnh làm chủ đạo thường là các tác phẩm ảnh tin hoặc chùm ảnh, phóng sự ảnh. Tuy nhiên, dạng này hiện nay trên báo điện tử chỉ là dạng đơn thuần kết hợp giữa ảnh tĩnh và text. Chưa có
nhiều tác phẩm tích hợp yếu tố audio hoặc video vào trong tác phẩm chùm ảnh hoặc phóng sự ảnh (ảnh tin thì gần như là không có).
1.2.5.3. Dạng tích hợp lấy yếu tố video làm chủ đạo
Dạng tích hợp lấy yếu tố video làm chủ đạo là dạng thông tin chủ đạo được thể hiện bằng một hoặc nhiều video clip. Các yếu tố text thường được sử dụng để giật tiêu đề, viết sapo. Các yếu tố ảnh tĩnh và audio (nếu có) thường là yếu tố phụ hoạ.
Với dạng này, hay gặp nhất vẫn là các video clip kết hợp với chữ viết (text). Các tác phẩm có thêm ảnh báo chí hoặc audio hay các yếu tố infographics… rất ít gặp. Điều này xuất phát từ việc video chính là kênh thể hiện thông tin phi văn tự khá mạnh trong các yếu tố đa phương tiện vì nó đáp ứng cả hai nhu cầu cơ bản của công chúng là nhìn và nghe. Vì vậy, khi thông tin chủ đạo đã được thể hiện bằng video thì các yếu tố ảnh tĩnh hay infographic khó phát huy hiệu quả trong việc thể hiện thông tin độc lập trong sản phẩm.
1.2.5.4. Dạng tích hợp lấy yếu tố audio làm chủ đạo
Dạng này thường được thể hiện bằng việc tích hợp một audio có nội dung thông tin chính kết hợp với yếu tố text sử dụng làm tiêu đề, sapo. Một số hình ảnh tĩnh sẽ được tích hợp trong việc làm ảnh bìa hoặc thêm hình ảnh để tạo điểm nhấn, thu hút mắt nhìn của công chúng vào tiêu đề (kênh chữ) và file âm thanh (kênh nghe).
Trên các báo điện tử Việt Nam hiện nay, việc thể hiện thông tin chủ đạo bằng file âm thanh đã được một số toà soạn thực hiện như là một chuyên mục độc lập (radio online). Vì sử dụng kênh nghe là chủ đạo nên các sản phẩm audio thường nghiêng về dạng các tác phẩm có nhiều cảm xúc (lời bình kết hợp âm thanh, âm nhạc…).
1.2.5.5. Dạng tích hợp lấy yếu tố infographics làm chủ đạo
Đây là dạng sản phẩm báo chí đa phương tiện mà có các yếu tố hình vẽ, bảng, biểu đồ, sơ đồ… làm các kênh chủ đạo. Các yếu tố text thường được
sử dụng làm tiêu đề, sapo, chú thích cho các yếu tố infographics. Các yếu tố video và audio ít xuất hiện trong các dạng sản phẩm tích hợp này.
Đây cũng là dạng chưa được sử dụng nhiều trên báo điện tử Việt Nam. Một số báo khi thiết kế siêu tác phẩm (mega-story) đã kết hợp nhưng thế mạnh của các yếu tố infographics chưa được thể hiện rõ. Dường như, các yếu tố này chỉ phát huy hiệu quả cao nhất khi phối hợp với các yếu tố khác như là một cách để thể hiện thêm thông tin hoặc thông tin phụ hoạ, trực quan cho các dạng thông tin còn lại.
Như vậy, có thể thấy, trong các sản phẩm tích hợp kỹ năng đa phương tiện hiện nay, yếu tố chữ viết thường được sử dụng làm tiêu đề và sapo là chính. Yếu tố infographic thường được sử dụng như là một yếu tố bổ trợ, cung cấp thêm thông tin cho các yếu tố dạng khác nhiều hơn là đứng độc lập như một nguồn tin chủ đạo. Các yếu tố audio và video được sử dụng một cách linh hoạt, tuỳ theo từng trường hợp.
Tiểu kết chương 1
Trong chương 1, tác giả đã hệ thống hóa, làm rõ các khái niệm cơ bản về đa phương tiện, sự hình thành của báo chí đa phương tiện trên thế giới và Việt Nam. Qua đó, làm rõ các đặc trưng nổi bật của của báo chí đa phương tiện và kỹ năng báo chí đa phương tiện; Mô hình tòa soạn điện tử, tòa soạn hội tụ; Các đặc trưng, đặc điểm của tòa soạn hội tụ; Cách thức sản xuất thông tin trên báo điện tử và ở tòa soạn hội tụ…
Đặc biệt, chương 1 cũng đã bước đầu định nghĩa kỹ năng và tổng hợp từ các tài liệu tham khảo để phân tích và xây dựng hệ tiêu chí các kỹ năng báo chí cần thiết cho báo chí đa phương tiện.
Cũng trong chương 1, tác giả đã khái quát được 6 loại kỹ năng báo chí đa phương tiện và 5 dạng tích hợp các yếu tố đa phương tiện trong sản phẩm báo chí đa phương tiện. Đồng thời, nêu được vai trò của các yếu tố đa phương tiện trong các sản phẩm báo chí hiện nay. Bên cạnh đó, tác giả cũng đã phân tích các điều kiện để thúc đẩy tích hợp các kỹ năng tác nghiệp đa phương tiện của nhà báo hiện đại, từ nền tảng phát triển của khoa học công nghệ lẫn xu hướng phát triển của các cơ quan báo chí…
Những vấn đề đặt ra ở chương 1 là tiền đề lý luận, là cơ sở lý thuyết dẫn đường để tác giả luận văn thực hiện các chương kế tiếp một cách có chủ đích và rõ hướng nghiên cứu.
Chương 2
KỸ NĂNG BÁO CHÍ ĐA PHƯƠNG TIỆN TRÊN
TIỀN PHONG ONLINE, TUỔI TRẺ ONLINE VÀ THANH NIÊN ONLINE 2.1. Giới thiệu về các sản phẩm và cơ quan báo chí khảo sát
2.1.1. Tiền Phong online
Báo Tiền Phong ra đời ngày 16/11/1953 tại chiến khu Việt Bắc. Với chặng đường phát triển hơn 60 năm, tờ báo đã góp phần không nhỏ vào việc động viên hàng triệu thanh niên lên đường làm nhiệm vụ cứu nước trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Những đóng góp của Tiền Phong trong công cuộc đổi mới, xây dựng đất nước cũng được đánh giá rất cao.
Từ một tờ báo ra hằng tuần, Tiền Phong đã trở thành một tổ hợp báo chí có uy tín cao với 6 ấn phẩm phát hành rộng rãi trong cả nước và người Việt ở nước ngoài: Tiền Phong hằng ngày, Tiền Phong điện tử (Tiền Phong online), Tiền Phong Cuối tuần (nay đổi thành Tiền Phong Chủ nhật), Tiền Phong Cuối tháng (hiện không còn), Người đẹp Việt Nam và Tri Thức Trẻ (hiện không còn).
Trước đây, báo còn từng có 02 bán nguyệt san Nam Châm, Lửa Ấm.
Báo Tiền Phong có 6 ban đại diện, nhiều phóng viên thường trú, in
cùng giờ ở 5 điểm: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Buôn Ma Thuột và Vinh (Nghệ An). Sự ra đời của Cty Cổ phần Tiền Phong cũng như việc đa dạng hóa các ấn phẩm của báo nằm trong xu hướng phát triển tất yếu của báo chí hiện đại, nhằm hướng tới việc ra đời của các tập đoàn báo chí ở Việt Nam…
Ngày 16/1/2005, báo Tiền Phong ra phiên bản điện tử với tên miền: www.tienphongonline.com.vn sau đổi tên thành www.tienphong.vn ; Tiếp đó,
Tiền Phong online được thành lập theo giấy phép số 304/GP-BTTTT cấp
ngày 30/7/2013 thuộc cơ quan chủ quản là Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Tờ báo là nơi quy tụ của đội ngũ làm báo chuyên nghiệp với sự đầu tư
lớn về cả nội dung và hình thức, đặc biệt là việc áp dụng đa phương tiện vào tin, bài.
2.1.2. Tuổi Trẻ online
Phó tổng biên tập phụ trách: Lê Thế Chữ. Phó tổng biên tập: Đỗ Văn Dũng, Lê Xuân Trung. Tòa soạn, trị sự: 60A Hoàng Văn Thụ, Phường 9, Quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh. Điện thoại: 08.9973838. Báo Tuổi Trẻ điện tử: www.tuoitre.vn. Cơ quan chủ quản của báo Tuổi Trẻ là Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh thành phố Hồ Chí Minh. Hiện tại, Tuổi Trẻ có Văn phòng đại diện tại Hà Nội, Nghệ An, Đà Nẵng, Huế, Bình Định, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Cần Thơ.
Báo Tuổi Trẻ ra đời chính thức ngày 2 tháng 9 năm 1975 từ gợi của Cố Tổng bí thư Lê Duẩn. Tuy nhiên, tiền thân của tờ báo này bắt đầu từ những tờ truyền đơn và bản tin in roneo của sinh viên và học sinhSài Gòn trong phong trào chống Mỹ những ngày chiến tranh.
Thời kỳ 1975 đến 1979, báo Tuổi Trẻ hoạt động trong chế độ bao cấp nên rất khó khăn, thiếu thốn (mỗi năm tia - ra chỉ 600.000 bản). Thời kỳ này phát hành theo phương thức phân phối do ban biên tập quy định cho mỗi cơ sở Đoàn. Báo chỉ đáp ứng được 1/3 nhu cầu đăng ký.
Trong giai đoạn này, báo phát hành vào thứ Năm hằng tuần, sau chuyển sang thứ Sáu.
Đến số 15 (ngày 14/12/1975), Tuổi Trẻ tăng lên 12 trang nhưng đến đầu năm 1979 (số 6/79 ra ngày 9/2/1979) lại giảm xuống còn 8 trang và có thêm một trang vào dịp đặc biệt.
Giai đoạn này, với tư cách là tiếng nói của thanh niên Thành phố Hồ Chí Minh nên nội dung phản ánh chủ yếu của Tuổi Trẻ là tình hình hoạt động của thành phố Hồ Chí Minh.
Giai đoạn 1980 - 1985 là giai đoạn Tuổi Trẻ xoay xở để thoát khỏi bao cấp, đồng thời xây dựng báo Tuổi Trẻ thành một tờ báo phát triển bền vững,
tạo tiền đề cho tương lai. Năm 1980, báo bắt đầu tự cung ứng giấy in báo. Thời kỳ này Tuổi Trẻ từng bước thực hiện công tác kinh tế trong báo chí.
Từ tháng 7/1980 báo bắt đầu phát hành 2 kỳ/tuần. Đến tháng 8/1982 tăng lên 3 kỳ/tuần phát hành vào thứ Ba, Năm, Bảy. Giai đoạn này, báo tích cực cải tiến về hình thức.
Đến tháng 8/1982, Báo Tuổi Trẻ Chủ nhật ra đời, mỗi tuần cung cấp một chuyên đề về các lĩnh vực khác nhau mà xã hội quan tâm. Những số đầu, Tuổi Trẻ Chủ nhật in 24 trang, sau tăng lên 36 trang và nay là 44 trang, bìa in nhiều màu. Đầu 1994, Tuổi Trẻ Cười ra đời phục vụ nhu cầu giải trí cho nhân dân.
Giai đoạn 1986 đến nay, báo Tuổi Trẻ không ngừng khẳng định mình. Ngày 2/9/2002, báo tăng lên 6 số/tuần, phát hành liên tục từ thứ Hai đến thứ Bảy. Ngày 24/3/2006, Bộ Văn hóa - thông tin đã ký giấy phép cho báo Tuổi Trẻ tăng thêm một kỳ vào ngày chủ nhật. Báo Tuổi Trẻ Chủ Nhật (ra mỗi tuần một số) được đổi tên thành báo Tuổi Trẻ Cuối Tuần.
Báo Tuổi Trẻ online được thành lập từ năm 2003.
2.1.3. Thanh niên online
- Tên tiếng Việt: BÁO THANH NIÊN. Tên tiếng Anh: THANH NIEN NEWSPAPER. Website: thanhnien.com.vn.
- Trụ sở chính: 248 Cống Quỳnh - Phường Phạm Ngũ Lão - Quận 1 - Thành phố Hồ Chí Minh. + Điện thoại: (84.8) 38394046 - 38322026 - 38332955 + Fax: (84.8) 38322025 + E-mail: toasoan@thanhnien.com.vn
Báo Thanh Niên là cơ quan ngôn luận của Hội Liên Hiệp Thanh Niên Việt Nam, ra số đầu tiên ngày 03 tháng 01 năm 1986. Lúc đó, Báo mang tên Tuần Tin Thanh Niên, xuất bản vào ngày thứ hai, và trước đó gần một năm đã có tờ Thông Tin Thanh Niên cũng của Hội Liên Hiệp Thanh Niên Việt Nam, số 01 ra tháng 4 năm 1985.
Đến nay, Báo Thanh Niên đã có những bước phát triển vững chắc trở thành một tờ nhật báo phát triển khá mạnh.
Khi ra mắt Thanh Niên Nguyệt san số 1 (ngày 15/5/1991) nhân kỷ niệm 16 năm ngày giải phóng miền Nam, cũng là lúc Thanh Niên được cấp giấy phép mới với tên gọi là Báo Thanh Niên. Thanh Niên nguyệt san là một tạp chí xuất bản hằng tháng, bìa giấy couché, in 04 màu, khổ 20x28, có 40 trang. Đây là phụ trương tập trung nhiều về các lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, thể thao, xã hội….
Sự ra đời của Thanh Niên nguyệt san có một ý nghĩa rất quan trọng, đó là bước đi đầu tiên trong quá trình phát triển của Báo về sau được biểu hiện bằng sự xuất hiện của hàng loạt số báo phụ trương, tăng kỳ.
Đến đầu năm 1992, Báo phát hành thêm Thanh Niên thứ Năm, số đầu tiên ra mắt ngày 20/02/1992 gồm 08 trang khổ 30x40, phát hành vào thứ Tư hằng tuần. Cùng với tờ Thanh Niên Chủ nhật phát hành vào thứ Bảy, đến năm 1992, Thanh Niên đã phát hành được ba loại Báo: Thanh Niên thứ Năm, Thanh Niên Chủ nhật và Thanh Niên Nguyệt san với số lượng ngày càng cao. Đến đầu năm 1993, Thanh Niên tăng kỳ thêm Thanh Niên thứ Ba. Số ra đầu tiên ra mắt bạn đọc ngày 30/11/1993 gồm 16 trang (có 8 trang màu và 8 trang thường), khổ 30x40…
Báo điện tử tiếng Việt có Thanh Niên Online, điện tử tiếng Anh có Thanh Niên News là hai tờ báo điện tử được bạn đọc, đồng nghiệp trong và ngoài nước quan tâm. Trải qua chặng đường xây dựng và phát triển, đến nay Báo Thanh Niên đã trở thành một trong những tờ nhật báo lớn nhất cả nước.
2.2. Tiếp cận từ nội dung và hình thức của tác phẩm đa phương tiện
2.2.1. Khảo sát các tác phẩm trên 5 sự kiện
Để khảo sát việc vận dụng yếu tố đa phương tiện của các tác phẩm báo chí trên ba trang báo điện tử, trong một năm một cách toàn diện trên từng tác phẩm, với toàn bộ nội dung của mỗi trang báo là một điều bất khả thi trong dung lượng của một luận văn thạc sỹ. Vì vậy, tác giả luận văn chọn 5 sự kiện tiêu biểu nhất trong năm để khảo sát.
Năm sự kiện được chọn trải đều cả lĩnh vực chính trị, xã hội, thể thao; cả phạm vi quốc tế và trong nước, gồm: “Formosa - sự cố môi trường biển nghiêm trọng ở miền Trung”, Xạ thủ Hoàng Xuân Vinh tại Olympics 2016”, “Brexit - Anh rút khỏi châu Âu”, “Tổng thống Park Geun Hye bị cáo buộc”, “Philippines “bày bàn cờ” với Mỹ và Trung Quốc”. Qua việc phân tích quá trình sử dụng yếu tố đa phương tiện vào tác phẩm ở 5 sự kiện nói trên cả về nội dung lẫn hình thức, tác giả sẽ đưa ra đánh giá việc sử dụng yếu tố đa phương tiện của tòa soạn ở khía cạnh tác phẩm báo chí.
Sự kiện “Formosa - sự cố môi trường biển nghiêm trọng ở miền Trung”
Khảo sát tin bài tích hợp đa phương tiện sự kiện “Formosa - sự cố môi trường biển nghiêm trọng ở miền Trung” trên báo Tiền Phong online, Thanh Niên online, Tuổi Trẻ online từ ngày 6/4/2016 đến ngày 31/8/2016.
Trong thời gian này sự kiện Formosa - sự cố môi trường biển nghiêm trọng ở miền Trung của Tuổi Trẻ online có tất cả 120 tin bài. Gồm cả các tin bài thường (phần lớn nội dung được thể hiện bằng chữ và có một số ảnh minh họa) và các tin bài tích hợp đa phương tiện (tin bài thể hiện nội dung chủ yếu bằng 1 hoặc nhiều yếu tố đa phương tiện như:ảnh, video, audio, infographic).
Bảng 2.1. Ứng dụng của đa phương tiện trong các bài báo liên quan đến sự kiện “Formosa - sự cố môi trường biển nghiêm trọng ở miền Trung”
trên Tuổi Trẻ online, Tiền Phong online và Thanh Niên Online
Nô ̣i dung Tuổi Trẻ Tiền Phong Thanh Niên
Văn bản 22/120 15/160 15/146 Văn bản + Ảnh 78/120 137/160 113/146 Văn bản + Video 4/120 1/160 8/146 Văn bản + Audio 10/120 2/160 0/146 Văn bản + Infographic 2/120 1/160 2/146