7. Cấu trúc luận văn
2.2.1. Khảo sát các tác phẩm trên 5 sự kiện
Để khảo sát việc vận dụng yếu tố đa phương tiện của các tác phẩm báo chí trên ba trang báo điện tử, trong một năm một cách toàn diện trên từng tác phẩm, với toàn bộ nội dung của mỗi trang báo là một điều bất khả thi trong dung lượng của một luận văn thạc sỹ. Vì vậy, tác giả luận văn chọn 5 sự kiện tiêu biểu nhất trong năm để khảo sát.
Năm sự kiện được chọn trải đều cả lĩnh vực chính trị, xã hội, thể thao; cả phạm vi quốc tế và trong nước, gồm: “Formosa - sự cố môi trường biển nghiêm trọng ở miền Trung”, Xạ thủ Hoàng Xuân Vinh tại Olympics 2016”, “Brexit - Anh rút khỏi châu Âu”, “Tổng thống Park Geun Hye bị cáo buộc”, “Philippines “bày bàn cờ” với Mỹ và Trung Quốc”. Qua việc phân tích quá trình sử dụng yếu tố đa phương tiện vào tác phẩm ở 5 sự kiện nói trên cả về nội dung lẫn hình thức, tác giả sẽ đưa ra đánh giá việc sử dụng yếu tố đa phương tiện của tòa soạn ở khía cạnh tác phẩm báo chí.
Sự kiện “Formosa - sự cố môi trường biển nghiêm trọng ở miền Trung”
Khảo sát tin bài tích hợp đa phương tiện sự kiện “Formosa - sự cố môi trường biển nghiêm trọng ở miền Trung” trên báo Tiền Phong online, Thanh Niên online, Tuổi Trẻ online từ ngày 6/4/2016 đến ngày 31/8/2016.
Trong thời gian này sự kiện Formosa - sự cố môi trường biển nghiêm trọng ở miền Trung của Tuổi Trẻ online có tất cả 120 tin bài. Gồm cả các tin bài thường (phần lớn nội dung được thể hiện bằng chữ và có một số ảnh minh họa) và các tin bài tích hợp đa phương tiện (tin bài thể hiện nội dung chủ yếu bằng 1 hoặc nhiều yếu tố đa phương tiện như:ảnh, video, audio, infographic).
Bảng 2.1. Ứng dụng của đa phương tiện trong các bài báo liên quan đến sự kiện “Formosa - sự cố môi trường biển nghiêm trọng ở miền Trung”
trên Tuổi Trẻ online, Tiền Phong online và Thanh Niên Online
Nô ̣i dung Tuổi Trẻ Tiền Phong Thanh Niên
Văn bản 22/120 15/160 15/146 Văn bản + Ảnh 78/120 137/160 113/146 Văn bản + Video 4/120 1/160 8/146 Văn bản + Audio 10/120 2/160 0/146 Văn bản + Infographic 2/120 1/160 2/146 Văn bản + Ảnh + Video 3/120 3/160 7/146 Văn bản + Ảnh + Infographic 1/120 1/160 1/146 Văn bản + Ảnh + Video + Infographic 0/120 0/160 0/146 Tương tác khác 0/120 0/160 0/146
Nhìn vào bảng có thể thấy, với loạt bài về sự cố môi trường biển do Formosa gây ra ở miền Trung trên báo Tuổi Trẻ, lượng bài sử dụng các yếu tố truyền thống (văn bản, ảnh) vấn chiếm phần lớn nội dung của loạt bài. Có tới 18,3% lượng bài chỉ có văn bản. 65% lượng bài chỉ sử dụng văn bản và ảnh. Các yếu tố còn lại (audio, video, infographic…) chiếm một lượng rất khiêm tốn so với hai yếu tố truyền thông. Trong các nội dung ấy, phần audio chiếm lượng nhỉnh hơn (8,3%), tuy nhiên, trong các audio này lại chủ yếu là file âm thanh hóa phần văn bản của bài viết trên báo điện tử. Nghĩa là, kỹ thuật viên đọc lại phần lời của bài viết chứ không phải là dạng phát thanh như đặc trưng loại hình này (gồm có âm thanh, tiếng động, âm nhạc, trong phần âm thanh, có cả những phần phỏng vấn nhân vật…). Tỷ lệ tin, bài có sự phối hợp giữa văn bản, ảnh, infographic hoặc file audio, video chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Có thể dẫn chứng một số tin bài có sự phối hợp các yếu tố trên như sau:
Bài “Formosa nói “lời xin lỗi từ trái tim” vì làm cá chết hàng loạt” (Tuổi Trẻ ngày 30/6/2016). Bài viết này ngoài phần văn bản có thêm một video ghi lại buổi xin lỗi của Ban giám đốc Công ty Formosa vì gây ra sự cố môi trường. Video này khiến cho bài viết trở nên sinh động hơn, đồng thời, cũng là một dẫn chứng xác thực cho những thông tin được diễn giải trong phần văn bản.
Hoặc bài viết “Đại diện Formosa: “Muốn bắt cá, bắt tôm hay nhà máy, chọn đi” trên Tuổi Trẻ ngày 25/4/2016, ngoài phần văn bản có thêm một ảnh và một file audio ghi lại buổi đối thoại của ông Chu Xuân Phàm với phóng viên. File audio này làm tăng tính sinh động của thông tin và tạo ra ấn tượng trực tiếp với người đọc, người nghe.
Ở báo Tiền Phong, tỷ lệ sử dụng các yếu tố đa phương tiện trong loạt bài này thậm chí còn thấp hơn báo Tuổi Trẻ. Với 85,6% lượng bài viết về sự cố môi trường biển miền Trung chỉ sử dụng văn bản và ảnh. Thậm chí, lượng bài chỉ có văn bản (không có ảnh) cũng chiếm tới 9,4%. Toàn bộ loạt bài chỉ có 1 video, 2 audio, 1 infographic. Sự kết hợp giữa các yếu tố này trong một tác phẩm gần như không có.
Một trong những bài báo tiêu biểu có sử dụng nhiều ảnh của Tiền Phong là bài “Phần lớn môi trường biển miền Trung an toàn để tắm và nuôi hải sản”, đăng ngày 22/8/2016. Bài báo này có 8 ảnh, nhiều ảnh trong đó khá sinh động và cụ thể khiến cho người đọc không bị căng thẳng mắt do phải đọc nhiều chữ. Hoặc bộ ảnh “Đáy biển miền Trung sau sự cố môi trường” đăng trên Tiền Phong online ngày 3/7/2016 với hàng chục ảnh ghi lại chân thực và rõ nét cảnh đáy biển miền Trung, giúp người xem không chỉ được thực chứng thực trạng sự cố môi trường (điều mà nếu chỉ có văn bản rất khó để hình dung) mà còn biểu lộ nhiều cảm xúc khi chứng kiến hậu quả khủng khiếp của sự cố.
Bài viết duy nhất có sử dụng infographic trên báo Tiền Phong là bài “Sơ đồ kịch bản cá chết ở Hà Tĩnh”, đăng ngày 1/7/2016. Tuy nhiên, sơ đồ này khá nhỏ để người đọc có thể xem chi tiết những nội dung trình bày.
Tương tự hai báo Tuổi Trẻ và Tiền Phong, báo Thanh Niên trong loạt bài này cũng sử dụng kênh chủ đạo là văn bản + ảnh. Với 77,4% bài sử dụng hai kênh này, Thanh Niên cũng đang cho thấy việc ứng dụng các yếu tố đa phương tiện trên báo mình chưa thực sự được chú trọng, dù trong loạt bài về sự cố môi trường biển, Thanh Niên có 8 video, 2 infographic.
Bài viết “Chi hơn 114 tỉ đồng bồi thường thiệt hại sự cố môi trường biển” đăng trên Thanh Niên ngày 11/11/2016 sử dụng một bức ảnh lớn và khá ấn tượng về cảnh ngư dân đang chọn cá. Tuy nhiên, đây lại là bức ảnh minh họa chứ không liên quan trực tiếp tới nội dung bài viết, kể cả chú thích ảnh cũng không gắn với nội dung ảnh.
Sự kiện “Xạ thủ Hoàng Xuân Vinh tại Olympics 2016”
Khảo sát tin bài tích hợp đa phương tiện sự kiện “Hoàng Xuân Vinh giúp thể thao Việt Nam lập kỳ tích tại Olympics 2016” tại báo Tuổi Trẻ online, Tiền Phong online, Thanh Niên online từ 6h00 sáng ngày 6/8/2016 (giờ Việt Nam) đến ngày 31/8/2016.
Trong thời gian này sự kiện Xạ thủ Hoàng Xuân Vinh tại Olympics 2016 của Tuổi Trẻ online có tất cả 28 tin bài. Gồm cả các tin bài thường (phần lớn nội dung được thể hiện bằng chữ và có một số ảnh minh họa) và các tin bài tích hợp đa phương tiện (tin bài thể hiện nội dung chủ yếu bằng một hoặc nhiều yếu tố đa phương tiện như: ảnh, video).
Bảng 2.2. Ứng dụng của đa phương tiện trong các bài báo liên quan đến sự kiện “Xạ thủ Hoàng Xuân Vinh tại Olympics 2016” trên Tuổi Trẻ
online, Tiền Phong online và Thanh Niên online
Nô ̣i dung Tuổi Trẻ Tiền Phong Thanh Niên
Văn bản 0/28 1/56 0/24
Văn bản + Ảnh 26/28 45/56 5/24
Văn bản + Audio 0/28 0/56 0/24
Văn bản + Infographic 0/28 1/56 0/24 Văn bản + Ảnh + Video 2/28 6/56 19/24 Văn bản + Ảnh + Infographic 0/28 0/56 0/24 Văn bản + Ảnh + Video + Infographic 0/28 0/56 0/24 Tương tác khác 0/28 0/56 0/24
Nếu như kênh video và văn bản là hai kênh chủ đạo trong các kênh đưa tin về sự cố môi trường biển thì sự kiện xạ thủ Hoàng Xuân Vinh tại Olympics 2016 cũng vẫn là những kênh chủ đạo như văn bản, ảnh và video. Thậm chí, trong sự kiện này, trên báo Tuổi Trẻ vẫn chủ yếu là dùng kênh ảnh. Có tới 92,9% bài viết sử dụng ảnh kết hợp với văn bản. Có thể nói, với báo điện tử hiện nay, bài viết của hầu hết các báo đều có ảnh kèm theo. Vì vậy, bài viết kết hợp ảnh có thể gọi là đa phương tiện, nhưng không phải là phương thức nổi bật trong việc chuyển tải thông tin. Nhìn bảng khảo sát, có thể thấy sự kiện Hoàng Xuân Vinh trên báo Tuổi Trẻ được thể hiện một cách hết sức nghèo nàn về mặt đa phương tiện.
Hai bài viết duy nhất có video trên báo Tuổi Trẻ về sự kiện này là bài viết “Người hâm mộ cùng ‘bay’ với người hùng Hoàng Xuân Vinh” đăng ngày 7/8/2016 ghi lại phút đăng quang vô địch thế giới của Hoàng Xuân Vinh.
Video thứ hai nằm trong bài “Người hâm mộ chào đón người hùng thể thao Hoàng Xuân Vinh” đăng ngày 15/8/2016. Đây thực chất là một tác phẩm video chứ không hẳn là tác phẩm đa phương tiện, bởi nội dung chính của tác phẩm được thể hiện qua video có lời bình.
Sự kết hợp các yếu tố đa phương tiện về sự kiện Hoàng Xuân Vinh có thay đổi hơn trên báo Tiền Phong. Tuy nhiên, tỷ lệ các kênh đa phương tiện với kênh văn bản và ảnh cũng không nhiều. Vẫn chỉ có 3 video và 1 infographic được sử dụng trên báo này. Còn lại, hơn 80% lượng bài viết vẫn là văn bản cộng ảnh tĩnh. Thậm chí, còn có 1 bài không dùng một bức ảnh nào. Với sự kiện thể thao lớn như Olympic và thành công của Hoàng Xuân Vinh, rất dễ có thể sử dụng ảnh cũng như các yếu tố đồ họa để thể hiện tác phẩm. Để thực hiện được một chiến lược đa phương tiện cho một loạt bài, cần sự thống nhất của không chỉ phóng viên, các kỹ thuật viên, biên tập viên mà còn là sự chỉ đạo của Ban biên tập. 3 video được sử dụng trong loạt bài về Hoàng Xuân Vinh trên Tiền Phong thì có 1 video sử dụng lại của VTV6 (video ghi lại lượt bắn giành chiến thắng của Hoàng Xuân Vinh, 2 video tự sản xuất gồm 1 video phỏng vấn bạn bè, đồng nghiệp tại sân bay khi đón Hoàng Xuân Vinh trở về và 1 video gặp vợ của xạ thủ và nghe chị tâm sự về chồng.
Trong sự kiện Hoàng Xuân Vinh, nếu như Tiền Phong và Tuổi Trẻ tỏ ra ít đầu tư cho đa phương tiện trong việc thể hiện tác phẩm thì báo Thanh Niên lại có tới gần 80% (19/24 bài) có sử dụng cả ảnh, cả video và văn bản. Đây là một bước đột phá của Thanh Niên. So sánh với báo Tuổi Trẻ ở trên sẽ thấy, trong loạt bài này, Thanh Niên đã vượt trội về lượng và chất của các tác phẩm đa phương tiện.
Dù được đầu tư về video, tuy nhiên, nhìn tổng thể ở góc nhìn tác phẩm đa phương tiện, báo Thanh Niên vẫn chưa đầu tư vào Infographic. Điều này có thể lý giải với các báo có nguồn gốc từ báo giấy là đội ngũ kỹ thuật viên thiết kế Infographic chưa có hoặc chưa tốt.
Sự kiện “Brexit - Anh rút khỏi châu Âu”
Khảo sát tin bài tích hợp đa phương tiện sự kiện “Brexit - Anh rút khỏi châu Âu” tại báo Tuổi Trẻ online, Tiền Phong online và Thanh Niên online từ ngày 7/6/2016 đến ngày 16/12/2016. Đây là mô ̣t sự kiê ̣n diễn ra
ngoài Viê ̣t Nam, vı̀ vâ ̣y, các điều kiê ̣n về ảnh và video gốc chủ yếu phu ̣ thuô ̣c vào các báo lớn trên thế giới. Tuy nhiên, đó không phải là cản trở lớn với viê ̣c thực hiê ̣n các tác phẩm đa phương tiê ̣n.
Trong thời gian này, sự kiện Brexit - Anh rút khỏi châu Âu của Tuổi Trẻ online có tất cả 71 tin bài, gồm cả các tin bài thường (phần lớn nội dung được thể hiện bằng chữ và có một số ảnh minh họa) và các tin bài tích hợp đa phương tiện (tin bài thể hiện nội dung chủ yếu bằng 1 hoặc nhiều yếu tố đa phương tiện như: ảnh, video, audio, infographic).
Bảng 2.3. Ứng dụng của đa phương tiện trong các bài báo liên quan đến sự kiện “Brexit - Anh rút khỏi châu Âu” trên Tuổi Trẻ online, Tiền
Phong online và Thanh Niên online
Nô ̣i dung Tuổi Trẻ Tiền Phong Thanh Niên
Văn bản 9/71 4/69 3/139 Văn bản + Ảnh 52/71 59/69 120/139 Văn bản + Audio 6/71 3/69 0/139 Văn bản + Video 0/71 0/69 5/139 Văn bản + Infographic 3/71 2/ 69 10/ 139 Văn bản + Ảnh + Video 1/71 0/69 0/139 Văn bản + Ảnh + Infographic 0/71 1/69 1/139 Văn bản + Ảnh + Video + Infographic 0/71 0/69 0/139 Tương tác khác 0/71 0/69 0/139
Với báo Tuổi Trẻ, Phòng truyền hình có chức năng thu âm tất cả những bài viết chính trong ngày để đính kèm bài viết online, vì vậy, rât dễ hiểu khi có 8,5% có sự kết hợp giữa văn bản và file âm thanh. Tuy nhiên, trong sự kiê ̣n này, Tuổi Trẻ chı̉ có duy nhất 1 video dẫn la ̣i của AFP, 3 tác phẩm có infographic.
Bài viết duy nhất có video dẫn la ̣i của AFP trên Tuổi Trẻ online thuô ̣c bài “Hàng chục ngàn người biểu tình phản đối Brexit tại London” ngày 3/7/2016. Bài viết gồm văn bản, 1 ảnh và 1 video. Tuy nhiên, người đo ̣c dường như tiếp cận được nhiều thông tin hơn khi xem bức ảnh và video đı́nh kèm bài viết. Bức ảnh toàn cảnh của AFP rất sinh đô ̣ng, đoa ̣n video đủ nói lên tất cả những gı̀ phần văn bản nói, nhưng bằng mô ̣t cách sinh đô ̣ng và dễ tiếp nhâ ̣n hơn.
Trong 3 tác phẩm có sử dụng phần đồ ho ̣a được sử du ̣ng trên Tuổi Trẻ trong loạt bài về Brexit, hầu hết là phần đồ ho ̣a được sử du ̣ng la ̣i như bản đồ Vương quốc Anh về cuô ̣c trưng cầu dân ý về Brexit, Tuổi Trẻ dẫn la ̣i của AFP.
Sự kiện Brexit trên Tiền Phong online thậm chı́ còn không có video nào được sử du ̣ng hoặc trı́ch dẫn. Ảnh vẫn là kênh chủ đa ̣o bên cạnh văn bản trên trang báo này. Chı̉ có 3 tác phẩm sử du ̣ng infographic trong loạt bài này thı̀ cả ba đều là phần dẫn la ̣i từ Daily Mail, dù phần infographic này được thiết kế khá tốt. Bài báo “Báo chı́ và giới chı́nh tri ̣ gia châu Âu nói gı̀ về Brexit?” đăng ngày 24/6/2016 gần như là tác phẩm duy nhất sử du ̣ng tới 3 ảnh kết hợp hợp đồ họa.
Thanh Niên trong loạt bài về Brexit la ̣i tỏ ra sử du ̣ng các yếu tố đa phương tiê ̣n tốt hơn hai trang báo còn la ̣i mà chúng tôi khảo sát. Có tới 10 tác phẩm đươ ̣c sử du ̣ng infographic và 5 tác phẩm sử du ̣ng video. Dù tỷ lê ̣ trong tổng số bài không cao (infographic là 7,2% và video là 3,6%) nhưng cũng đã cho thấy báo Thanh Niên có đầu tư hơn về các tác phẩm đa phương tiê ̣n.
Các tác phẩm sử du ̣ng infographic tiêu biểu trên Thanh Niên như bài “Người Anh đua nhau lấy hộ chiếu EU hâ ̣u Brexit” ngày 19/7/2016 (dẫn la ̣i của CNN).
Bài “Brexit chưa phải cơn bão thâ ̣t sự” đăng ngày 2/7/2016 dẫn lại bản đồ trưng cầu dân ý về Brexit, dẫn la ̣i từ Eurasia Group.
Các video được sử dụng trên Thanh Niên cũng chủ yếu là các video dẫn lại, tuy nhiên, nó đề câ ̣p khá nhiều chiều ca ̣nh của vu ̣ viê ̣c mà báo đang phản ánh. Nhìn vào danh sách các video được sử du ̣ng trên Thanh Niên trong