Xây dựng tòa soạn hội tụ

Một phần của tài liệu Tích hợp kỹ năng báo chí đa phương tiện ở các cơ quan báo chí dành cho thanh niên hiện nay (khảo sát báo tiền phong, thanh niên, tuổi trẻ năm 2016) (Trang 85 - 125)

7. Cấu trúc luận văn

3.3.5Xây dựng tòa soạn hội tụ

Mô hình tòa soạn hội tụ đang được triển khai ở nhiều cơ quan báo chí trên thế giới và trong nước. Không chỉ lợi thế về thông tin, thực tế việc vận hành tòa soạn đa phương tiện, tích hợp “nhiều trong một” chắc chắn sẽ giúp các tờ báo trực tuyến sắp xếp hợp lý hơn bộ máy nhân sự vốn đang cồng kềnh và có phần chồng chéo; đồng thời giảm thiểu chi phí nhưng vẫn đảm bảo phát huy tiềm lực các loại hình truyền thông mới và tạo ra mối quan hệ tương tác giữa các kênh truyền thông, các sản phẩm báo chí trong tòa soạn.

Xây dựng mô hình tòa soạn hội tụ, đa phương tiện là xu hướng không thể cưỡng lại và đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới. Hiện không ít tòa soạn ở

Việt Nam cũng đã chuyển sang hoạt động với mô hình hội tụ và đạt hiệu quả cao như trường hợp của VnExpress. Do vậy, các tòa soạn cần phải nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này. Dù vậy, trước khi quyết định có sự thay đổi trong mô hình vận hành, mỗi tòa soạn phải biết tính toán, cân đối các nguồn lực. Khi chưa đủ sức để xây dựng tòa soạn hội tụ mang tính hợp nhất thì cần hoạch định, tính toán, ví dụ như lên kế hoạch hội tụ từng phần trong quy trình sản xuất tin bài, tăng cường sự liên kết, hợp tác nhóm giữa các ban chuyên môn, giữa bộ phận quản lý, lãnh đạo tòa soạn và đội ngũ nhân viên.

Tiểu kết chương 3

Từ những trang báo in đến sự ra đời của báo điện tử là một bước tiến dài. Và từ báo viết thông thường đến một loại hình báo chí tổng hợp: tất cả trong một: phát thanh, báo viết, truyền hình… cũng là một bước tiến dài không kém. Độc giả Việt Nam có thể đọc các bản tin, nghe nhạc và xem hình qua điện thoại di động ngay ở quán cà phê hay trên xe buýt... Có thể mô tả diện mạo một tờ báo điện tử thời đại mới - một tờ báo đa truyền thông là một tờ báo hoàn chỉnh như một cấu trúc rộng mở về không gian cho nhiều đối tượng bạn đọc, dày về thời gian với sự tích luỹ nhiều tầng thông tin, một cơ cấu giao diện hai chiều giữa chủ thể (toà soạn) và khách thể (các độc giả), hoặc nhiều chiều (giữa các đối tượng đó với nhau), một tổ hợp dịch vụ thông tin đa dạng đọc, nghe, nhìn phong phú.

Ở Việt Nam, xu thế triển khai loại hình thông tin đa phương tiện đã trở nên phổ biến trên các báo điện tử của Việt Nam thời gian qua. Không chỉ có báo in mới phát triển thông tin trên Internet mà phần lớn các tòa báo (cả báo viết, báo nói, báo hình) ở Việt Nam đã mở thêm trang web và dùng phương thức truyền thông đa phương tiện để thông tin phục vụ đông đảo người dùng Internet. Tuy nhiên, trên các trang báo điện tử ở Việt Nam, rất nhiều nội dung và hình ảnh thông tin được đăng tải nhưng chưa chuyên nghiệp, chủ yếu vẫn là các bài viết đơn thuần kèm một vài bức ảnh, đoạn video clip về những sự việc đơn lẻ mà chưa tạo thành trang báo điện tử truyền thông đa phương tiện hoàn hảo…

Qua nghiên cứu, phỏng vấn sâu và khảo sát ba tờ báo Tiền Phong, Thanh Niên, Tuổi Trẻ, tác giả đã cố gắng chỉ ra những tồn tại của việc ứng dụng kỹ năng đa phương tiện cũng như khả năng tích hợp kỹ năng đa phương tiện của đội ngũ làm báo ở các cơ quan này. Từ những vấn đề cấp thiết đặt ra, tác giả đã phân tích nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp trong chương 3. Do vậy, tính xác thực và độ tin cậy của nghiên cứu có thể làm cơ sở để giúp

ba tờ báo điện tử khảo sát có thể nhìn nhận lại quy trình sản xuất tin bài, đánh giá thực tế năng lực phóng viên cũng như chính sách của toà soạn. Từ đó, các báo Thanh Niên, Tuổi Trẻ, Tiền Phong có thể có những giải pháp cụ thể, nhằm nâng cao chất lượng các sản phẩm báo chí hiện đại trên báo điện tử nói riêng và trên bối cảnh đa nền tảng hiện nay của báo chí nói chung.

KẾT LUẬN

Ứng dụng đa phương tiện đã, đang và sẽ là xu thế tất yếu của báo chí trực tuyến Việt Nam và trên thế giới. Ở Việt Nam, đặc biệt là những năm gần đây, ngoài các báo điện tử VnExpress, Vietnamnet, nhiều trang báo điện tử đã bắt kịp xu thế, cạnh tranh nhau về ứng dụng đa phương tiện trong cách thể hiện tin, bài, trình bày tác phẩm báo chí. Có thể kể đến những trang báo điện tử mạnh nhất hiện nay về lĩnh vực này như Vietnamplus.vn,Tri thức trực

tuyến (Zing.vn), VnExpress, Vietnamnet, báo điện tử Tri thức trẻ (Soha.vn)...

Trong bối cảnh đó, thách thức đặt ra cho các phóng viên càng ngày càng nặng nề. Phóng viên hiện đại không chỉ cần có các kỹ năng khai thác thông tin tốt mà còn cần có kỹ năng tích hợp, phối kết hợp các yếu tố đa phương tiện trong việc sáng tạo tác phẩm của mình.

Qua nghiên cứu, ba trang báo điện tử Tuổi Trẻ, Tiền Phong, Thanh Niên đã có nhiều cải tiến và nỗ lực để vận dụng tích hợp các kỹ năng báo chí đa phương tiện, các phóng viên của ba toà soạn cũng đã có những nỗ lực để trang bị các kiến thức tích hợp. Tuy nhiên, việc ra đời từ phiên bản báo in dù đã rất lâu đời và có tên tuổi trong làng báo (Tiền Phong, Tuổi Trẻ, Thanh Niên) nhưng bị các điều kiện về kinh tế, cơ sở vật chất, nhân lực chi phối nên việc ứng dụng đa phương tiện còn thấp, hiệu quả truyền tải thông tin còn hạn chế.

Xã hội ngày càng phát triển đồng nghĩa với nhu cầu tiếp nhận thông tin, kiến thức, thị hiếu của công chúng độc giả ngày càng cao, càng khó tính (đọc, nghe, xem...), đòi hỏi khắt khe về chất lượng các sản phẩm. Đó cũng là đòi hỏi, thách thức và là động lực để các cơ quan báo chí thay đổi, cải thiện, chuyển biến với những chiến lược phù hợp, tận dụng hết sức mạnh của truyền thông đa phương tiện, xây dựng được cơ sở vật chất kỹ thuật, đào tạo đội ngũ làm báo đa phương tiện,... nhằm đưa truyền thông đa phương tiện

lên một tầm cao mới, phát triển mạnh mẽ và có chỗ đứng xứng đáng trong lòng độc giả.

Những kết quả nghiên cứu của luận văn này cùng với đòi hỏi ngày càng cấp thiết và cao của thị trường truyền thông hiện đại, tác giả hy vọng ba trang báo điện tử Tuổi Trẻ, Thanh Niên, Tiền Phong sẽ tiếp tục phát huy các tiềm năng, vị trí, uy tín của các cơ quan báo in trong quá khứ để đẩy mạnh đào tạo nhân lực, tăng cường trang bị cơ sở vật chất, nâng cao năng lực cho phóng viên và đặc biệt là thay đổi quy trình sản xuất tin bài để có thể tích hợp một cách mạnh mẽ hơn các yếu tố đa phương tiện vào tác phẩm của mình. Đó là đòi hỏi sống còn với phóng viên cũng như ba toà soạn trong bối cảnh các phương tiện truyền thông mới lên ngôi, báo in đang bị thu hẹp thị trường nhanh chóng như hiện nay.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Sách Tiếng Việt

1. Đinh Hồng Anh (2012), Báo chí đa phương tiện thời truyền thông đa phương tiện ở Việt Nam hiện nay, Khóa luận tốt nghiệp, Học viện

Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội.

2. Trí Công, Ngọc Bích (2013), TS Đỗ Chí Nghĩa - Chọn báo chí đa phương tiện, chọn lối đi rộng hơn và thách thức cũng lớn hơn, Sóng

trẻ (songtre.vn), Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội.

3. Trí Công (2013), PGS.TS Trương Ngọc Nam: Chuyên ngành báo chí đa phương tiện sẽ được đào tạo theo mô - đun, Sóng trẻ (songtre.vn),

Học viện Báo chí và Tuyên truyền,

(http://www.songtre.tv/news/tin-noi-bat/pgs-ts-truong-ngoc-nam- chuyen-nganh-bao-chi-da-phuong-tien-se-duoc-dao-tao-theo-mo- dun-49-3717.html).

4. Đức Dũng (2008), “Toàn cầu hóa và những cơ hội, thách thức đối với

báo chí truyền thông đại chúng Việt Nam”, Nxb Chính trị quốc gia.

5. Nguyễn Đức Dũng (2013), Báo cáo đề dẫn Sự vận động, phát triển của báo chí, truyền thông trong thời kì hội tụ truyền thông, tích hợp phương tiện,Viện Nghiên cứu Báo chí và Truyền thông, Học viện

Báo chí và Tuyên truyền, ngày 7/6/2013.

6. Lê Thị Thanh Duyên (2014), Ứng dụng đa phương tiện trên báo trực tuyến Việt Nam, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Khoa học

Xã hội và Nhân văn (ĐHQG Hà Nội), Hà Nội.

7. Nguyễn Văn Dững, Đỗ Thị Thu Hằng (2006), Truyền thông, lý thuyết và

kỹ năng cơ bản, NXB Lý luận Chính trị, Hà Nội.

8. Nguyễn Văn Dững (2011), Báo chí truyền thông hiện đại (từ hàn lâm đến đời thường), NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

9. Nguyễn Văn Giao, Nguyễn Hữu Quỳnh, Vũ Vǎn Tảo, Bùi Hiền, (2015),

Từ điển Giáo dục học, NXB Từ điển Bách khoa.

10. Nguyễn Thị Trường Giang (2011), Báo mạng điện tử - những vấn đề cơ bản, NXB Chính trị - Hành chính, Hà Nội.

11. Nguyễn Thị Trường Giang (2013), Những đặc trưng cơ bản của loại hình báo chí đa phương tiện, Tham luận tại Hội thảo khoa học “Bồi

dưỡng các kĩ năng cho người làm báo đa phương tiện”, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, ngày 22/10/2013.

12. Nguyễn Thị Trường Giang (2013), Xu thế báo chí đa phương tiện trong thời truyền thông hội tụ, Tham luận tại Hội thảo khoa học “Sự vận động, phát triển của báo chí, truyền thông trong thời kì hội tụ truyền thông, tích hợp phương tiện”, Viện Nghiên cứu Báo chí và Truyền thông, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, ngày 7/6/2013)

13. Nguyễn Thiện Hải (2011), Xây dựng tập đoàn báo chí mạnh - Một xu hướng chuyên nghiệp hóa, Tham luận tại Hội thảo khoa học quốc

gia “Tính chuyên nghiệp của báo chí hiện đại - Những vấn đề lí luận và thực tiễn”,Hội Nhà báo Việt Nam và Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội, ngày 18/6/2011.

14. Vũ Quang Hào (2004), Ngôn ngữ báo chí, NXB ĐHQGHN.

15. Đinh Thị Thúy Hằng (2008), Báo chí thế giới - xu hướng phát triển,

NXB Thông tấn, Hà Nội.

16. Lại Thị Hoa (2008), Sự hình thành các tập đoàn báo chí ở Việt Nam,trang thông tin Báo chí Việt Nam (vietnamjournalism.com),

Hà Nội.

17. La Thị Hoàn (2013), Tòa soạn hội tụ ở nước ngoài và kinh nghiệm cho Việt Nam, Luận văn thạc sĩ truyền thông đại chúng - Học viện Báo

18. Nguyễn Nga Huyền (2013), Cơ hội và những thách thức của báo chí, truyền thông trong quá trình truyền thông, tích hợp phương tiện,

Tham luận Hội thảo khoa học “Sự vận động, phát triển của báo chí, truyền thông trong thời kì hội tụ truyền thông, tích hợp phương tiện”, Hà Nội. Viện Nghiên cứu Báo chí và Truyền thông, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, ngày 7/6/2013.

19. Nguyễn Xuân Hương (2012), “Truyền thông đa phương tiện - Xu thế tất

yếu của báo chí trực tuyến”, http://hanoimoi.com.vn/Tin-tuc/Cong-

nghe/676814/truyen-thong-da-phuong-tien---xu-the-tat-yeu.

20. Đinh Văn Hường(2006), Các thể loại báo chí Thông tấn, NXB

ĐHQGHN.

21. Trương Thị Kiên (2013) , “Tòa soạn hội tụ và xu thế phát triển ở tòa soạn hiện nay”, Tạp chí Lí luận và Truyền thông, số tháng 6, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội, trang 22.

22. Nguyễn Thành Lợi (2013), Yêu cầu đối với nhà báo đa phương tiện trong môi trường truyền thông hội tụ, Tham luận tại Hội thảo khoa

học “Bồi dưỡng các kỹ năng cho người làm báo đa phương tiện”, Học viện Chính trị-Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, ngày 22/10/2013.

23. Nguyễn Thành Lợi (2013),“Bàn về xu hướng phát triển của báo chí

trong môi trường truyền thông hội tụ”, Tham luận Hội thảo khoa học “Sự vận động, phát triển của báo chí, truyền thông trong thời kì hội tụ truyền thông, tích hợp phương tiện”, Hà Nội. Viện Nghiên cứu Báo chí và Truyền thông, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, ngày 7/6/2013.

24. Nguyễn Sơn Minh (2002), Phát thanh trên Internet, Giảng viên Khoa

Báo chí và Truyền thông (ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG Hà Nội), Luận văn thạc sĩ.

25. Roger C. Parkers (2003) “Thiết kế, tạo mẫu và dàn trang” NXB Trẻ dịch 26. Alam Swann (2003) Thiết kế và đồ họa (Design and Layout - volume 2),

NXB Trẻ dịch

27. Nguyễn Tri Niên, (2006), Ngôn ngữ báo chí, NXB Thanh Niên, Hà Nội. 28. Lê Thị Nhã (2010), Lao động nhà báo - Lý thuyết và kỹ năng cơ bản,

NXB Chính trị - Hành chính, Hà Nội.

29. Nhà xuất bản Thông Tấn (2006), Kỹ năng viết bài, NXB Thông Tấn,

HN.

30. Nguyễn Ngọc Oanh (2009), Kỹ năng làm báo cho trẻ em, Luận án tiến sĩ truyền thông đại chúng tại Học viện báo chí và Tuyên truyền, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.

31. Hà Huy Phượng (2013), Sáu vấn đề về báo chí đa phương tiện, Tham luận tại Hội thảo khoa học “Bồi dưỡng các kĩ năng cho người làm báo đa phương tiện”, Học viện Chính trị-Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, ngày 22/10/2013).

32. Nguyễn Phượng (2014), Nhà báo thời đa phương tiện,http://hoinhabaovietnam.vn/Nha-bao-thoi-da-phuong-

tien_n15284.html?page=7

33. Trần Nguyễn Thảo Sang (2014), Ứng dụng đa phương tiện trong tác phẩm báo chí trên báo VnExpress, Khóa luận tốt nghiệp, Học viện

Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội.

34. Dương Xuân Sơn(2004), Các thể loại báo chí chính luận nghệ thuật,

NXB ĐHQGHN.

35. Dương Xuân Sơn, Đinh Hường, Trần Quang, (2009) Cơ sở Lý luận báo

chí truyền thông, NXB ĐHQGHN.

36. Đỗ Trung Tuấn (2007), Giáo trình giảng dạy Công nghệ thông tin, Học

viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông.

38. Viện Ngôn ngữ học (2004), Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng và Trung

tâm Từ điển học.

Tài liệu Tiếng Anh

39. Andy Bull (2000), Multimedia Journalism - A Pratical Guide”, McGrowHill.

40. Ashok Banerji (2010), “Multimedia Technologies”, McGrowHill 41. Ascurr (2014), “Mega-Stories, Changing Journalism”, storify.com.

42. John Branch (2012), “Snow Fall: The Avalanche at Tunnel Creek”, The New York Times.

43. Heidi Blake, John Templon (2016), “The tennis racket”, Buzzfeed

44. Krysten Dawes (2014), Trends in Newsroom, World Association of Newspapers and News Publisher website

45. Ben Frampton (2015), “Clickbait: The changing face of online journalism”, BBC website

46. Ramesh Jain và Malcolm Slaney (2013), “Micro Stories and Mega Stories”, IEE Multimedia Magazine.

47. Orit Gat (2015), “#Longform and #Longreads Journalism: Its Reality and Potential”, Momus.

48. Jonathan Holmes (2016), “AI is already making inroads into journalism but could it win a Pulitzer?”, The Guardian.

49. Echo Huang (2016), “a Chinese news outlet used an incredibly efficient “robot repoter” to cover the Olympics”, Quartz.

50. Erhan Kahraman (2016), “wwill aritifical intelligence help or harm journalism, Daily Sabah.

51. Gideon Lewis - Kraus (2016), “The great AI awakening:”, The New York Times.

52. Jack Murtha (2015), “What it’s like to gat paid for clicks”, Columbia Journalism review website.

53. Jennifer George - Palilonis (2006) “A Practical guide to Graphics reporting - Informartion graphics for print, web, broadcast, NXB Lincacre

54. Kelly Barry (2015), Reporting and editing news (Bản dịch: Báo cáo và biên tập đồ họa thông tin), dẫn theo: http://mediaschool.indiana.edu/degrees/undergraduate/bachelor-of- arts-in-journalism/b-a-in-journalism-news-reporting-and-editing/ 55. Mario Gracia (1993) “Contemporary newspaper design” Poynter

Institute.

56. Mark Deuze (2004),“What is Multimedia Journalism”, McGrowHill. 57. Nikolay Malyarov (2017), “True journalism is not dead - not now, not

ever”, the worldwide magazine media association website.

58. Peter Ong (1994) “Newspaper design: Inforgraphics” (Bản dịch: Thiết kế báo: Đồ họa tin tức) tại Hội thảo “Update on Communication Technology: do Trung tâm Thông tin Truyền thông châu Á (AMIC) tổ chức

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1: BIÊN BẢN PHỎNG VẤN SÂU MỘT SỐ CÁN BỘ, PHÓNG VIÊN CÁC BÁO TIỀN PHONG, THANH NIÊN, TUỔI TRẺ

1.Biên bản phỏng vấn sâu trường hợp 1 Người trả lời phỏng vấn: S7

Chức vụ, đơn vị công tác: Lãnh đạo Ban biên tập, báo Tiền Phong Thời gian, địa điểm phỏng vấn: 10h00 ngày 27/04/2017, tại báo Tiền Phong, 15 Hồ Xuân Hương, Hà Nội

Nội dung:

Câu 1. Theo ông, yếu t đa phương tin đóng vai trò quan trng như thế nào các cơ quan báo chí hin đại?

Một phần của tài liệu Tích hợp kỹ năng báo chí đa phương tiện ở các cơ quan báo chí dành cho thanh niên hiện nay (khảo sát báo tiền phong, thanh niên, tuổi trẻ năm 2016) (Trang 85 - 125)