7. Cấu trúc luận văn
2.4.1. Qua tác phẩm đa phương tiện
Tác giả tiến hành khảo sát với các sự kiện đã phân tích ở phần trước và tổng hợp số liệu thống kê về các sản phẩm có ứng dụng các công nghệ đa phương tiện. Đây sản phẩm của việc tích hợp kỹ năng đa phương tiện của các nhà báo ở ba báo Tuổi Trẻ, Tiền Phong và Thanh Niên. Kết quả như sau:
Bảng 2.6. Kết quả khảo sát việc tích hợp kỹ năng đa phương tiện của nhà báo trên ba báo khảo sát thông qua các tác phẩm
Nô ̣i dung Tuổi Trẻ Tiền Phong Thanh Niên
Văn bản 11.2 4.6 6.2
Văn bản + Ảnh 96.6 89.2 80.5
Văn bản + Audio 6.8 1.7 0.7
Văn bản + Video 2.5 1.9 3.3
Văn bản + Ảnh + Video 1.7 2.1 6.1
Văn bản + Ảnh + Infographic 0.3 0.4 0.4
Tương tác khác 0 0 0
Kết quả khảo sát trên biểu hiện nhiều ý nghĩa về việc tích hợp kỹ năng đa phương tiện của nhà báo trên ba báo khảo sát. Các khía cạnh thể hiện gồm:
Thứ nhất, phóng viên cả ba báo đều đã tích hợp các yếu tố đa phương
tiện trong quá trình tác nghiệp và thể hiện tác phẩm của mình. Kết quả khảo sát cho thấy kỹ năng tích hợp phổ biến nhất được sử dụng là ảnh báo chí tích hợp với văn bản (96.6% ở Tuổi Trẻ, 89.2% ở Tiền Phong và 80.5% ở Thanh Niên). Các kỹ năng khác đều lần lượt được tích hợp từ 2-3 kỹ năng trong các tác phẩm như văn bản tích hợp với audio, văn bản tích hợp với video, văn bản tích hợp với infographic, văn bản tích hợp với ảnh và video, văn bản tích hợp với ảnh và infographic…
Thứ hai, qua kết quả trên có thể thấy, kỹ năng viết vẫn là kỹ năng gốc
của phóng viên trên ba trang báo này. Việc tích hợp các kỹ năng đa phương tiện đều dựa trên nền tảng bài gốc là bài viết. Điều đó cho thấy, dù tích hợp kỹ năng gì thì kỹ năng viết và trình bày nội dung bằng văn bản vẫn là kỹ năng khó triệt tiêu trong quá trình tác nghiệp tích hợp kỹ năng đa phương tiện của nhà báo trên ba báo Tuổi Trẻ, Tiền Phong và Thanh niên.
Thứ ba, dù đã có tích hợp rõ ràng các yếu tố đa phương tiện, nhưng tỷ
lệ tích hợp từ 3 kỹ năng trở lên và tích hợp văn bản với yếu tố khác ngoài ảnh vẫn chưa phổ biến trên ba trang báo khảo sát. Các yếu tố như video, audio, infographic… chưa có yếu tố nào chiếm hơn 10% trong tổng số các bài viết được khảo sát. Việc tích hợp từ 3 yếu tố trở lên lại càng có tỷ lệ thấp.
Thứ tư, các kỹ năng đa phương tiện được tích hợp trên ba trang báo
trên báo điện tử như ảnh, video, audio, infographic… Gần như chưa có các kỹ năng mới đa nền tảng trên giao diện ba trang báo này.
Một so sánh với các báo điện tử khác, thí dụ vietnamplus.vn của Thông tấn xã Việt Nam. Đây là trang báo điện tử được đầu tư các công nghệ tích hợp đa phương tiện, đa nền tảng rất hiện đại. Vì vậy, nhiều tác phẩm trên trang này được ứng dụng các công nghệ mới khiến cho các ưu điểm của việc tích hợp yếu tố đa phương tiện được thể hiện khá rõ. Việc tích hợp các yếu tố đa phương tiện trên Vietnamplus cho phép các tác phẩm khai thác tối đa không gian của giao diện điện tử như cuộn ngang, cuộn dọc, lật hai chiều trên cùng một giao diện để tạo ra sự đối sánh giữa hai không gian của hai bức ảnh về một vấn đề… Hơn nữa, việc khai thác triệt để các yếu tố infographic và việc sử dụng các nguồn hình ảnh chất lượng cao, kích cỡ lớn đã tạo ra những hiệu ứng rất tốt cho tác phẩm.
Ba trang báo điện tử Tuổi Trẻ, Tiền Phong, Thanh Niên dù là các báo điện tử nhưng đều có xuất phát điểm từ các báo giấy. Do vậy, các đặc điểm của một toà soạn phục vụ cho nhiệm vụ chính là xuất bản báo giấy vẫn còn tác động rất lớn tới quy trình sản xuất cũng như việc tích hợp các kỹ năng đa phương tiện trong tác nghiệp của phóng viên, biên tập viên. Báo điện tử Tuổi Trẻ, Tiền Phong, Thanh Niên đều đang là một bộ phận của toà soạn báo giấy, bên cạnh rất nhiều phòng, ban, trung tâm khác của mỗi toà soạn. Điều này chi phối rất lớn tới việc ứng dụng triệt để các yếu tố đa phương tiện trong tác nghiệp của phóng viên cũng như trên trang báo.