Vai trò của kỹ năng đa phương tiện với báo chí hiện đại

Một phần của tài liệu Tích hợp kỹ năng báo chí đa phương tiện ở các cơ quan báo chí dành cho thanh niên hiện nay (khảo sát báo tiền phong, thanh niên, tuổi trẻ năm 2016) (Trang 27 - 30)

7. Cấu trúc luận văn

1.2.2.Vai trò của kỹ năng đa phương tiện với báo chí hiện đại

Theo tác giả Nguyễn Tiến Vụ, việc tích hợp các kỹ năng đa phương tiện là yếu tố sống còn đối với nhà báo hiện đại. Sự phát triển kỹ năng đa phương tiện vừa là nhu cầu phát triển tự thân, vừa để tránh khỏi bị đào thải trong quá trình cạnh tranh của các cơ quan báo chí nói chung, các nhà báo nói riêng. Nó giúp cho năng suất làm việc của mỗi cá nhân tăng lên, đồng thời kích thích khả năng sáng tạo các tác phẩm báo chí đa loại hình của các nhà báo với mục đích đáp ứng ngày càng đa dạng các đối tượng công chúng báo chí. Đáp ứng yêu cầu đó, nhà báo cần có những thay đổi để thích ứng với xu hướng phát triển của báo chí hiện đại:

Thứ nhất, kỹ năng đa phương tiện: Nếu trước đây người làm báo gần

như chỉ chuyên môn một công việc, do vậy một ê kíp làm việc theo lối truyền thống thường là cồng kềnh, nhưng hiệu quả lại không cao. Làm báo thời kỳ đa phương tiện đòi hỏi một nhà báo cần phải là người làm được nhiều việc, không chỉ viết cho báo in mà còn có thể viết cho báo điện tử, báo phát thanh

và truyền hình. Nhà báo cần có sự chuyên nghiệp để xử lý thông tin cho các kênh truyền thông. Để thích ứng trong môi trường truyền thông mới, nhà báo “đa kỹ năng” ngoài việc nắm bắt các công nghệ làm báo truyền thống, phải biết xử lý ảnh và video, file âm thanh…, từ đó tăng khả năng sáng tạo các tác phẩm báo chí đa loại hình, thu hút đa dạng các đối tượng người đọc và người xem.

Đưa tin đa phương tiện có nghĩa là mọi người cần phải hiểu rõ đặc điểm, chức năng các loại hình báo chí khác nhau như thế nào, tính chất các kênh thông tin khác nhau ra làm sao để có thể sử dụng hiệu quả nhất thông tin nào cần chuyển tải đa phương tiện và chuyển tải như thế nào để hiệu quả thông tin được tốt nhất.

- Thứ hai, kỹ năng khai thác, chắt lọc thông tin: Nhà báo cần có kỹ

năng sử dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại phục vụ hoạt động nghiệp vụ báo chí, có kỹ năng phát hiện vấn đề, kỹ năng thu thập, khai thác, xử lý, kiểm chứng thông tin và xây dựng tác phẩm… Trong môi trường báo chí cạnh tranh khốc liệt, muốn bài viết có tác động xã hội lớn, người viết phải đào sâu, tìm tòi những chi tiết đắt giá và điều đó chỉ có được khi người viết tiếp xúc, gần gũi, quan sát thực tế.

Nhà báo trong kỷ nguyên số cần phải biết sử dụng và khai thác triệt để truyền thông xã hội phục vụ cho hoạt động của mình. Theo đó, nhà báo phải là người biết thu hút sự hợp tác và cùng tham gia của công chúng, coi công chúng là đối tác hoặc đồng nghiệp thông qua các kênh truyền thông xã hội. Làm báo thời kỳ đa phương tiện, nhà báo sẽ vừa là chủ thể, lại vừa là khách thể thông qua việc tiếp nhận, xử lý thông tin từ phía công chúng qua các trang mạng xã hội. Điều này được thể hiện rõ nét nhất là trên các trang tin điện tử.

- Thứ ba, kỹ năng làm việc của nhà báo đa phương tiện: Trong một

tòa soạn, các bộ phận liên kết với nhau bằng hệ thống máy tính từ Tổng biên tập đến các khâu sản xuất trong tòa soạn, tạo nên một ê kíp làm việc liên hoàn, có thể cùng một lúc xử lý nhiều kênh thông tin như truyền hình

Internet, báo điện tử, báo giấy, các thông tin mạng trên điện thoại, ipad, v.v… Vì vậy, yêu cầu phóng viên, biên tập viên của tòa soạn hội tụ phải là phóng viên “đa năng”, vừa có kỹ năng viết bài, vừa biết sử dụng các thiết bị kỹ thuật cho cơ quan báo chí đa phương tiện.

Tin tức rõ ràng và nhất quán của một cơ quan báo chí được thể hiện trên tất cả các loại hình báo chí sẽ góp phần củng cố thương hiệu cho cơ quan báo chí. Để làm được như vậy đòi hỏi các cơ quan báo chí phải phát huy được khả năng và thế mạnh của các loại hình báo chí khác nhau trong cùng một tòa soạn trên nguyên tắc hợp nhất nội dung. Điều này đòi hỏi rất lớn sự nỗ lực từ phía các nhà báo trong thời kỳ đa phương tiện hiện nay. Tính chuyên nghiệp của đội ngũ nhà báo là hạt nhân để xây dựng nên tính chuyên nghiệp của báo chí hiện đại.

- Thứ tư, đạo đức nhà báo là một nhân tố hết sức quan trọng để tạo nên tính chuyên nghiệp của phóng viên báo chí: Tính chuyên nghiệp của nhà

báo là sự tổng hợp của tài năng, đạo đức, sự say mê và kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn cao để tạo nên những tác phẩm báo chí tiêu biểu, đáp ứng được nhu cầu của cuộc sống. Mục đích lớn nhất của người làm báo là phải đưa thông tin trung thực, trong một bối cảnh trung thực để mọi người có thể hiểu đúng về vấn đề, sự kiện đó.

Truyền thông đa phương tiện đem đến cho các nhà báo sự tiện lợi và cơ hội phát huy sở trường và khả năng của mình, nhưng cũng đặt ra những thách thức không nhỏ trong quá trình tác nghiệp. Công nghệ sẽ giúp cho nhà báo khả năng tiếp cận với chủ đề, sự kiện nhanh hơn nhưng sẽ làm thui chột kiến thức và khả năng tư duy của nhà báo nếu nhà báo đó có tư tưởng ỷ lại vào kỹ thuật và công nghệ. Lối làm việc không trực tiếp đi đến hiện trường để thu thập thông tin mà khai thác nguồn tin trên mạng rồi xào xáo trở thành tin bài của mình là những hiện tượng làm báo tiêu cực của không ít phóng viên hiện nay.

Một phần của tài liệu Tích hợp kỹ năng báo chí đa phương tiện ở các cơ quan báo chí dành cho thanh niên hiện nay (khảo sát báo tiền phong, thanh niên, tuổi trẻ năm 2016) (Trang 27 - 30)