Thứ nhất, hoạt động bảo vệ và phát triển rừng phải bảo đảm phát triển
bền vững về kinh tế, xã hội, môi trƣờng, quốc phòng, an ninh; phù hợp với chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội, chiến lƣợc phát triển lâm nghiệp; đúng quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của cả nƣớc và địa phƣơng; tuân theo quy chế quản lý rừng do Thủ tƣớng Chính phủ quy định.
Thứ hai, bảo vệ rừng là trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình,
rừng bền vững; kết hợp bảo vệ và phát triển rừng với khai thác hợp lý để phát huy hiệu quả tài nguyên rừng; kết hợp chặt chẽ giữa trồng rừng, khoanh nuôi tái sinh phục hồi rừng, làm giàu rừng với bảo vệ diện tích rừng hiện có; kết hợp lâm nghiệp với nông nghiệp và ngƣ nghiệp; đẩy mạnh trồng rừng kinh tế gắn với phát triển công nghiệp chế biến lâm sản nhằm nâng cao giá trị sản phẩm rừng.
Thứ ba, việc bảo vệ và phát triển rừng phải phù hợp với quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất. Việc giao, cho thuê, thu hồi, chuyển mục đích sử dụng rừng và đất phải tuân theo các quy định của Luật này, Luật đất đai và các quy định khác của pháp luật có liên quan, bảo đảm ổn định lâu dài theo hƣớng xã hội hoá nghề rừng.
Thứ thư, bảo đảm hài hoà lợi ích giữa Nhà nƣớc với chủ rừng; giữa lợi
ích kinh tế của rừng với lợi ích phòng hộ, bảo vệ môi trƣờng và bảo tồn thiên nhiên; giữa lợi ích trƣớc mắt và lợi ích lâu dài; bảo đảm cho ngƣời làm nghề rừng sống chủ yếu bằng nghề rừng.
Thứ năm, chủ rừng thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình trong thời
hạn sử dụng rừng theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật, không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của chủ rừng khác.
Thứ sáu, đảm bảo tính liên tục và nhất quán. Tài nguyên môi trƣờng là
một hệ thống liên tục, tồn tại hoạt động thông qua chu trình trao đổi vật chất, năng lƣợng liên tục trong không gian và thời gian. Đặc tính này quy định tính nhất quán và tính liên tục của QLXH lên bảo vệ rừng.
Thứ bảy, đảm bảo tính thống nhất trong QLXH về môi trƣờng. Hệ
thống các cơ quan QLNN về bảo vệ rừng ở nƣớc ta hiện nay đƣợc thực hiện trên nguyên tắc bảo đảm tính khoa học; Việc bảo vệ rừng đƣợc xem là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân. Mọi công dân, mọi tổ chức đều phải tham gia bảo vệ rừng, thực hiện các hành động chung của cộng đồng nhằm bảo vệ và phát triển rừng.