2.3.1. u điểm
QLXH đối với công tác BVR trên địa bàn huyện Cƣ Jút tỉnh Đắk Nông giai đoạn từ năm 2010 ÷ 2014 đã đạt đƣợc nhiều kết quả tích cực. Những kết quả đạt đƣợc trong QLXH vể BVR đƣợc thể hiện cụ thể sau:
Thứ nhất, công tác ban hành quy hoạch, văn bản quy phạm pháp luật ở tỉnh Đắk Nông đã thống nhất với chính sách, văn bản quy phạm pháp luật của nhà nƣớc đồng thời phù hợp với điều kiện, tình hình thực tiễn của địa phƣơng.
Bên cạnh số lƣợng các văn bản đƣợc ban hành đƣợc tăng lên thì chất lƣợng các văn bản ngày càng phù hợp và đáp ứng đƣợc yêu cầu của thực tiễn QLXH về BVR. Việc tổ chức thực hiện các văn bản trong thực tiễn QLXH về BVR ở huyện Cƣ Jút tỉnh Đắk Nông trong những năm qua đã đạt đƣợc nhiều thành tựu quan trọng đáng khích lệ.
Thứ hai, về hệ thống cơ quan quản lý nhà nƣớc về bảo vệ rừng hiện nay
đã đƣợc xác định rõ về chức năng, thẩm quyền. Hệ thống các cơ quan quản lý bảo vệ rừng đƣợc tổ chức thống nhất. Hệ thống tổ chức bộ máy quản lý đƣợc xác lập từ tỉnh đến huyện, xã đóng góp tích cực cho sự nghiệp QLXH về bảo vệ rừng ở huyện Cƣ Jút tỉnh Đắk Nông trong những năm qua.
Đối với cấp tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triền nông thôn là cơ quan tham mƣu cho UBND tỉnh quản lý nhà nƣớc về lâm nghiệp, tham mƣu cho Sở có hai Chi cục là Chi cục Kiếm lâm và Chi cục Lâm nghiệp với đầy đủ phòng, ban chuyên môn. Trong đó, Chi cục Lâm nghiệp phụ trách chủ yếu về công tác phát triển rừng còn Chi cục Kiểm lâm thực hiện chức năng chính là bảo vệ rừng bằng thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bảo vệ rừng trên địa bản tỉnh. Hai Chi cục bên cạnh thực hiện chức năng riêng của mình còn phối hợp thực hiện nhiệm vụ chung là bảo vệ và phát triển rừng.
Đối với cấp huyện, có Hạt Kiếm lâm và Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mƣu cho UBND huyện quản lý nhà nƣớc về lâm nghiệp trên địa bàn huyện, Hạt kiểm lâm có các Trạm Kiểm lâm địa bàn liên xã để kiểm tra, giám sát hoạt động bảo vệ rừng.
Đối với cấp xã, có cán bộ Kiểm lâm địa bàn tham mƣu cho Chủ tịch UBND xã quản lý nhà nƣớc về lâm nghiệp.
Thứ ba, ngoài ra, còn có các đơn vị, tổ chức khác nhƣ Quân đội, Đoàn thanh niên, Hợp tác xã đƣợc giao đất, giao rừng để quản lý, bảo vệ và phát triền rừng. Vai trò của các tổ chức, chủ thể khác ngoài cơ quan quản lý nhà nƣớc về lâm nghiệp đƣợc nâng lên và đóng vai trò quan trọng đối với công tác bảo vệ rừng. Bên cạnh chủ thể chính là UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Kiểm lâm và Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các huyện, các tổ chức Hội Phụ nữ, Hội Nông dân đang dần khẳng định đƣợc vị trí của mình, đóng góp vai trò trong công tác bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh Đắk Nông nói chung và địa bàn huyện Cƣ Jút nói riêng.
Thứ tư, công tác tuyên truyền phố biến, giáo dục pháp luật về quản lý
BVR và quản lý lâm sản đƣợc quan tâm thực hiện thƣờng xuyên.
Thứ năm, công tác phòng cháy chữa cháy rừng đƣợc sự chỉ đạo của
Tỉnh ủy, UBND tỉnh, UBND huyện Cƣ Jút đã kịp thời khắc phục và ngăn chặn đƣợc tình trạng cháy rừng, giảm đáng kể nhiều vụ cháy rừng so với giai đoạn trƣớc đây.
Thứ sáu, công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý các vụ việc vi phạm lâm luật. Từ năm 2010 ÷ 2014 các cấp, các ngành đã phát hiện xử lý 275 vụ vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, trong đó khởi tố hình sự 25 vụ với 44 bị can, tịch thu 360,893 m3 gỗ các loại và 456 kg động vật rừng, 124 phƣơng tiện các loại, thu nộp ngân sách nhà nƣớc gần 02 tỷ đồng.
2.3.2. ạn chế
Bên cạnh những kết quả đã đạt đƣợc, QLXH về BVR ở huyện Cƣ Jút tỉnh Đắk Nông hiện nay vẫn còn tồn tại một số hạn chế cụ thể sau:
Thứ nhất, trong công tác xây dựng, nghiên cứu và ban hành văn bản quy phạm pháp luật vẫn còn có hạn chế. Công tác ban hành văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ rừng vẫn còn chậm trễ, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của thực tiễn bảo vệ rừng trên địa bàn huyện. Nhiêu lĩnh vực trong công tác
bảo vệ rừng chƣa đƣợc thể hiện đầy đủ trong các văn bản quy phạm pháp luật, trong đó chủ yếu là về công tác phòng cháy chữa cháy rừng trong khi đó công tác khắc phục và ngăn chặn sâu bệnh hại rừng và quản lý lâm sản lại ít đƣợc đề cập trong các văn bản chỉ đạo về công tác bảo vệ rừng.
Thứ hai, tỷ lệ cán bộ Kiểm lâm phụ trách quản lý rừng các xã còn ít, gây khó khăn trong quản lý bảo vệ rừng. Tình trạng phát rừng làm rẫy, khai thác lâm sản tự do ở trong rừng, săn bắt động vật rừng trái phép đang còn phổ biến. Địa bàn hoạt động rộng lớn cùng đội ngũ cán bộ Kiểm lâm địa bàn mỏng, địa hình phức tạp đã làm giảm hiệu quả công tác quản lý BVR ở những xã vùng sâu, vùng xa của huyện.
Thứ ba, công tác xã hội hóa về quản lý BVR ở huyện Cƣ Jút tỉnh Đắk
Nông vẫn còn chậm, sự tham gia của nhiều chủ thế trong xã hội chƣa nhiều. Công tác xã hội hóa về quản lý BVR còn đƣợc thể hiện ở việc giao đất, cho thuê đất rừng. Việc giao đất, giao rừng còn có sự chồng chéo, trùng lặp giữa các hộ gia đình với tổ chức, giữa các tổ chức với nhau gây khó khăn cho công tác quản lý, đầu tƣ bảo vệ rừng. Phần lớn rừng và đất rừng đang do các chủ rừng Nhà nƣớc quản lý và sử dụng, trong khi đó các thành phần kinh tế khác quản lý diện tích đất rừng còn ít, trong hơn 1.396,5 ha rừng phòng hộ, chỉ có 789,85 ha do các thành phần kinh tế khác quản lý, 395,71 ha giao cho công ty Trách nhiệm hữu hạn MTV Lâm nghiệp quản lý. Việc đầu tƣ cho bảo vệ rừng chƣa đƣợc các cấp ủy chính quyền quan tâm đúng mức theo quy định của Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, chủ yếu đang dựa vào nguồn ngân sách của Nhà nƣớc.
Thứ tư, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về BVR ở
huyện Cƣ Jút tỉnh Đắk Nông trong những năm qua còn tồn tại nhiều bất cập. Công tác tuyên truyền vẫn còn hình thức, nội dung chậm thay đổi chƣa phù hợp với thực tiễn bảo vệ rừng ở địa phƣơng.
Thứ năm, công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bảo vệ rừng ở huyện Cƣ Jút tỉnh Đắk Nông đã thực hiện và đạt đƣợc những kết quả tích cực. Tuy nhiên, qua thanh tra, kiểm tra đã phát hiện nhiều hành vi vi phạm lâm luật. Tình trạng khai thác, vận chuyển, buôn bán, chế biến lâm sản diễn ra nhiều nơi và phức tạp trên địa bàn huyện. Hầu hết các vụ việc nêu trên khi các cơ quan chức năng kiểm tra phát hiện, các phƣơng tiện thông tin đại chúng đƣa tin, khi đó chủ rừng và chính quyền địa phƣơng các xã mới vào cuộc. Nhiều nơi ngƣời dân xem việc khai thác gỗ trái phép nhƣ là một nghề làm ăn và thậm chí tổ chức cả một số đông để thực hiện, nhƣng chính quyền xã thiếu kiểm soát và không có biện pháp chấn chỉnh. Tình trạng chống ngƣời thi hành công vụ tăng và ngày càng diễn biến phức tạp.
Thứ sáu, tình trạng cháy rừng vẫn còn diễn ra gây thiệt hại nghiêm trọng về diện tích rừng trên địa bàn huyện.
Thứ bảy, việc điều tra, kiểm kê, thống kê, theo dõi diễn biến tài nguyên
rừng chƣa đƣợc quan tâm đúng mức, chất lƣợng số liệu còn thiếu độ tin cậy. Công tác kiểm kê, thống kê, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng mới chỉ dừng lại ở việc thống kê, báo cáo, chƣa có chƣơng trình điều tra, kiểm kê, ứng dụng các phần mềm vào thống kê, theo dõi diễn biến rừng hàng năm.
Số liệu về hiện trạng tài nguyên rừng đến năm 2014 mới đƣợc kiểm kê lại, hàng năm có bổ sung, cập nhật ở những vùng có biến động lớn và vùng có đầu tƣ khảo sát xây dựng phƣơng án, đề án, dự án nhƣng độ tin cậy không cao. Do vậy, các cơ quan quản lý, các chủ rừng không nắm chắc chất lƣợng, trữ lƣợng rừng đƣợc giao quản lý, gây khó khăn cho công tác kiểm tra, quản lý của các cấp.
Thứ tám, việc phát triển rừng sản xuất chƣa thực sự đi theo hƣớng thâm
canh, tăng năng suất và giá trị; tình trạng trồng rừng quảng canh, thiếu kỹ thuật của các hộ dân vẫn còn phổ biến.
Việc phát triển rừng sản xuất từ trƣớc đến nay chủ yếu do các hộ gia đình và một số công ty lớn tự bỏ vốn đầu tƣ, ngân sách hỗ trợ còn hạn chế, ngƣời dân miền núi điều kiện đang còn khó khăn, thiếu vốn, thiếu kỹ thuật nên chƣa có điều kiện đầu tƣ trồng rừng thâm canh mà chủ yếu đang tự phát, quảng canh, nên năng suất rừng trồng chƣa cao. Các chính sách khuyến khích phát triển một số loài cây chủ lực, cây bản địa quý hiếm, phục vụ nhu cầu gia dụng và xuất khẩu chƣa đƣợc quan tâm, chậm ban hành.
Thứ chín, công tác tổng kết, đánh giá việc thực hiện pháp luật về BVR
trong những năm qua vẫn đƣợc tổ chức thực hiện. Tuy nhiên nhìn chung vẫn còn thiếu tính tổng hợp, hình thức. Việc tổng kết việc thực hiện bảo vệ rừng chủ yếu ở các báo cáo, tống kết, còn nặng về thành tích, chƣa khách quan về những hạn chế, khuyết điểm. Công tác bảo vệ rừng thƣờng đƣợc tổng kết chung với công tác phát triển rừng và đánh giá việc thực hiện theo các dự án, do vậy đối với riêng công tác BVR chƣa đƣợc tổng kết đầy đủ, toàn diện.