QLXH về BVR ở huyện Cƣ Jút tỉnh Đắk Nông còn tồn tại những hạn chế do những nguyên nhân chủ yếu sau:
Thứ nhất, thời tiết, khí hậu khắc nghiệt, địa bàn hoạt động rộng lớn, chia cắt phức tạp, giao thông đi lại khó khăn, cơ sở hạ tầng yếu kém, trình độ dân trí thấp...đã làm giảm hiệu qủa công tác QLXH về BVR.
Thứ hai, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và chính sách lâm
nghiệp thiếu đồng bộ, chƣa đáp ứng với chủ trƣơng xã hội hoá nghề rừng và cơ chế kinh tế thị trƣờng. Thậm chí còn có sự chồng chéo, khó thực hiện ở một số văn bản. Chƣa bổ sung kịp thời những cơ chế chính sách mới hỗ trợ phát triển rừng sản xuất, đặc biệt là rừng tự nhiên sản xuất chƣa đủ trữ lƣợng khai thác chính nhằm tạo ra những khu rừng gỗ lớn phục vụ nhu cầu chế biến lâm sản.
Thứ ba, đời sống nhân dân trên địa bàn huyện Cƣ Jút gặp rất nhiều khó khăn, thiếu việc làm, thu nhập không ổn định, đời sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp và nghề rừng. Ý thức chấp hành pháp luật về bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng của nhân dân, đặc biệt là ngƣời dân vùng sâu, vùng xa còn hạn chế. Ngƣời đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ thiếu đất ở, đất sản xuất đã chặt phá, lấn chiếm đất rừng.
Thứ tư, nhu cầu sử dụng lâm sản của xã hội ngày càng tăng, giá trị các
sản phẩm gỗ tăng cao, nhất là gỗ rừng tự nhiên, gỗ quý, trong khi gỗ rừng trồng và các vật liệu thay thế khác chƣa đáp ứng đƣợc. Mặt khác hoạt động của "Lâm tặc" ngày càng tinh vi, có tổ chức và ngang ngƣợc.
Thứ năm, nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng ngày
càng cao nên một số diện tích rừng tự nhiên phải chuyển mục đích sử dụng ra khỏi lâm nghiệp phục vụ công trình thủy lợi, khu tái định cƣ, đƣờng giao thông…
Thứ sáu, sự quan tâm đầu tƣ của Nhà nƣớc cho hoạt động lâm nghiệp
vẫn còn hạn chế. Một số chủ trƣơng, dự án đƣợc phê duyệt, triển khai thực hiện nhƣng lại không đƣợc cấp kinh phí nhƣ công tác giao rừng, dự án theo dõi diễn biến tài nguyên rừng, kiểm kê, trồng khoanh nuôi, bảo vệ rừng phòng hộ, đặc dụng...
Thứ bảy, chính quyền một số xã, một số chủ rừng và cơ quan chuyên
môn chƣa ý thức đầy đủ và thực hiện nghiêm túc trách nhiệm của mình theo quy định của pháp luật. Một số nơi còn thiếu tinh thần trách nhiệm, buông lỏng quản lý.
Việc điều hành, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát của các cấp, của các cơ quan chuyên môn còn chƣa thƣờng xuyên, thiếu kế hoạch cụ thể và chƣa quyết liệt, nhất là việc kiểm tra vận chuyển, chế biến lâm sản, kiểm tra việc chấp hành nhiệm vụ của cấp dƣới. Công tác báo cáo, nắm bắt thông tin, tổ
chức dự báo tình hình chƣa đảm bảo nên nhiều việc chƣa có biện pháp xử lý kịp thời, hiệu quả.
Thứ tám, tổ chức bộ máy quản lý lâm nghiệp còn bất cập, nhiều việc còn chồng chéo không đƣợc phân định rõ. Biên chế của lực lƣợng Kiểm lâm và bảo vệ rừng còn thiếu so với tiêu chuẩn quy định, cấp xã thiếu cán bộ chuyên trách về lâm nghiệp. Năng lực trình độ của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan quản lý, các chủ rừng còn nhiều hạn chế. Trang thiết bị, phƣơng tiện cho công tác bảo vệ rừng còn thiếu chƣa tƣơng xứng với nhiệm vụ đƣợc giao, cơ sở vật chất còn nghèo nàn; hệ thống trạm trại còn bất cập; đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ, công chức còn gặp nhiều khó khăn.
Thứ chín, các cơ quan quản lý nhà nƣớc trong thực thi pháp luật bảo vệ
rừng còn yếu, tính giáo dục, thuyết phục, răn đe còn hạn chế dẫn đến công tác bảo vệ rừng gặp nhiều khó khăn, chƣa thực sự vững chắc. Trách nhiệm của các cấp, các ngành, của chủ rừng đã đƣợc pháp luật quy định nhƣng công tác phân cấp, phân công chƣa rõ ràng, đầy đủ và chƣa có chế tài, hình thức kỷ luật, khen thƣởng chƣa thỏa đáng.
Việc điều hành, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát của các cấp, của các cơ quan chuyên môn còn chƣa thƣờng xuyên, thiếu kế hoạch cụ thể và chƣa quyết liệt nhất là việc kiểm tra vận chuyển, chế biến lâm sản, kiểm tra việc chấp hành nhiệm vụ của cấp dƣới. Một số nơi còn thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý, bao che cho hành vi vi phạm. Tài nguyên rừng vẫn thƣờng xuyên bị tác động tiêu cực nhƣ phát nƣơng làm rẫy, khai thác rừng trái phép, săn bắt động vật hoang dã, cháy rừng, làm suy giảm diện tích và chất lƣợng rừng nhƣng chƣa có biện pháp ngăn chặn dứt điểm, phần lớn diện tích rừng do chính quyền xã quản lý không kiểm soát đƣợc, cản trở đến công tác bảo vệ rừng trên địa bàn huyện.
Thứ mười, sự phối hợp giữa các lực lƣợng chức năng Kiểm lâm, Công an, Quân đội và các Tổ chức chính trị - xã hội khác trong tổ chức thực hiện công tác quản lý bảo vệ rừng chƣa thƣờng xuyên, tính chủ động của các ngành còn hạn chế, nhiều lúc, nhiều nơi còn thiếu gắn bó, tinh thần trách nhiệm, hiệu quả phối hợp chƣa cao. Việc điều tra, xử lý các vụ chống ngƣời thi hành công vụ còn chƣa nghiêm minh, kéo dài, chƣa trừng trị thích đáng kẻ chủ mƣu, nên chƣa có tác dụng giáo dục, răn đe đối tƣợng vi phạm, dẫn tới một số đối tƣợng phá rừng, khai thác rừng trái phép có biểu hiện coi thƣờng pháp luật, thách thức cơ quan công quyền và chính quyền địa phƣơng.
Các nguyên nhân cơ bản trên đã dẫn đến sự hạn chế, yếu kém trong công tác QLXH về BVR trên địa bàn huyện Cƣ Jút tỉnh Đắk Nông trong những năm vừa qua.