P ƢƠ ƢỚNG VÀ GIẢI HÁ Ă ƢỜNG QUẢN LÝ XÃ H I VỚI CÔNG TÁC BẢO VỆ RỪNG
3.2.4. Th c hiện tốt công tc điều tra, kiểm kê nhằm đ nh gi đúng hiện trạng tài nguyên rừng, t chức theo dõi diễn biến rừng, xây d ng cơ sở
hiện trạng tài nguyên rừng, t chức theo dõi diễn biến rừng, xây d ng cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. N ng cao đạo đức và trách nhiệm của đội ngũ iểm lâm trong công tác quản lý và bảo vệ rừng
* Thực hiện tốt công tác điều tra, kiểm kê nhằm đánh giá đúng hiện trạng tài nguyên rừng, tổ chức theo dõi diễn biến rừng, xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng
Để nắm chắc hiện trạng tài nguyên rừng phục vụ công tác điều hành, quản lý, xác định các nhiệm vụ cho chiến lƣợc phát triển, trong thời gian tới cần chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, ban ngành của tỉnh, của Trung ƣơng thực hiện tốt công tác điều tra, kiểm kê rừng trên địa bàn tỉnh theo Quyết định 1240/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ. Các chủ rừng, chính quyền địa phƣơng cấp huyện, xã cần tích cực chủ động, phối hợp với cơ quan chuyên môn nhằm đánh giá đúng chất lƣợng, trữ lƣợng rừng, hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp. Công tác điều tra, kiểm kê rừng cần đạt các mục tiêu:
Một là, nắm bắt đƣợc toàn diện về diện tích rừng; chất lƣợng rừng và
diện tích đất chƣa có rừng đƣợc quy hoạch cho mục đích lâm nghiệp gắn với chủ quản lý cụ thể trên địa bàn tỉnh.
Hai là, thiết lập đƣợc hồ sơ quản lý rừng của địa phƣơng; xây dựng cơ
sở dữ liệu theo đơn vị quản lý rừng và đơn vị hành chính các cấp phục vụ theo dõi diễn biến rừng và đất chƣa có rừng hằng năm..
Ba là, thành quả của công tác điều tra, kiểm kê rừng đáp ứng đƣợc yêu
cầu của công tác quản lý, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát về quản lý bảo vệ và phát triển rừng; tạo cơ sở để thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng theo quy định tại Nghị định số 99/2010/NĐ-CP của Chính phủ.
Từ kết quả điều tra, kiểm kê xác lập thành cơ sở dữ liệu ở các cấp quản lý khác nhau, hàng năm mỗi cấp quản lý, đặc biệt là chủ rừng phải có trách nhiệm thực hiện theo dõi diễn biến rừng, cập nhật bổ sung thông tin, các biến động về tài nguyên rừng, đảm bảo hệ thống dữ liệu luôn cố gắng theo sát thực tế, phục vụ có hiệu quả cho công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng ở mỗi cấp. Kết quả kiểm kê là cơ sở để giao, cho thuê rừng cho các tổ chức, cá nhân, gắn trách nhiệm của chủ rừng với việc bảo toàn và sử dụng có hiệu quả vốn rừng đƣợc giao.
* N ng cao đạo đức và trách nhiệm của đội ngũ Kiểm lâm trong công tác quản lý và bảo vệ rừng
Quản lý và bảo vệ rừng là trách nhiệm của toàn xã hội, trong đó lực lƣợng công chức kiểm lâm là nòng cốt. Lực lƣợng này là cơ quan tham mƣu cho chính quyền các cấp trong việc thực hiện quản lý nhà nƣớc về bảo vệ rừng nhằm nâng cao độ che phủ của rừng, góp phần bảo vệ môi trƣờng sinh thái, nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội trong việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên của đất nƣớc. Xuất phát từ thực tiễn yêu cầu quản lý, bảo vệ rừng theo Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 và tầm quan trọng của việc bảo vệ rừng, đòi hỏi công chức Kiểm lâm cần phải đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng và thái độ trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra.
Để nâng cao chất lƣợng cán bộ công chức Kiểm lâm, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đắk Nông phải luôn chú trọng đến công tác quy hoạch đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ. Hàng năm, Chi cục Kiểm lâm cần mở nhiều lớp tập huấn nghiệp vụ cho 100% cán bộ kiểm lâm phụ trách địa bàn, cử cán bộ tham dự lớp tập huấn của Tổng cục lâm nghiệp, Cục Kiểm lâm tổ chức về điều tra hình sự, công tác PCCCR, pháp chế thanh tra, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng, công tác khuyến lâm, công tác dân vận. Khuyến khích tinh thần tự học tập, tự bồi dƣỡng để nâng cao trình độ chuyên môn. Tạo điều kiện thuận lợi để công chức đi học với nhiều hình thức. Bồi dƣỡng kiến thức về quản lý Nhà nƣớc. Xây dựng kế hoạch, quy hoạch đào tạo cán bộ nguồn 5 năm, 10 năm, 15 năm, tạo điều kiện để cán bộ công chức học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ, lý luận chính trị, coi trọng công tác giáo dục chính trị tƣ tƣởng gắn việc giáo dục chính trị với bồi dƣỡng đào tạo chuyên môn, ngăn ngừa những biểu hiện tiêu cực trong đạo đức, lối sống và trong khi thi hành công vụ. Đây là cả một quá trình phấn đấu mang tính chiến lƣợc về con ngƣời để thực hiện nhiệm vụ quản
lý bảo vệ rừng. Với nguồn lực “chất xám” đó, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đắk Nông nói chung và Kiểm lâm huyện Cƣ Jút nói riêng cần khuyến khích và tạo mọi điều kiện cho cán bộ công chức Kiểm lâm mà mình quản lý chủ trì hoặc phối hợp nghiên cứu các đề tài khoa học phục vụ công tác quản lý bảo vệ rừng và sản xuất nông lâm nghiệp.
Công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ kiểm lâm phải tham mƣu tốt để đƣợc sự quan tâm của Lãnh đạo tỉnh Đắk Nông, của các cấp, các ngành tạo điều kiện thuận lợi để công chức Kiểm lâm học tập phát huy hết năng lực của mình trong công tác chuyên môn. Ban hành nhiều chính sách thu hút nhân tài, hỗ trợ công chức học tập và nghiên cứu khoa học; cử nhiều lƣợt công chức đi học tập, nghiên cứu ngắn hạn và dài hạn tại các cơ sở đào tạo. Có nhƣ vậy thì cán bộ, công chức, viên chức Kiểm lâm huyện Cƣ Jút sẽ thay đổi cả về lƣợng và chất. Công chức Kiểm lâm đƣợc đào tạo, có tinh thần học hỏi, kết hợp nhuần nhuyễn lý thuyết với thực hành, có những sáng kiến kinh nghiệm đem lại hiệu quả cao cho công việc.
Thời gian tới, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đắk Nông cần xây dựng kế hoạch tổ chức cho 100% công chức kiểm lâm đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng kiến thức về nghiệp vụ quản lý bảo vệ rừng, phát triển rừng, phòng cháy chữa cháy rừng, đáp ứng tiêu chuẩn các ngạch công chức kiểm lâm; 100% Hạt trƣởng, Phó hạt trƣởng Hạt Kiểm lâm, Trƣởng phòng, Phó trƣởng phòng đƣợc bồi dƣỡng nghiệp vụ về điều tra hình sự, xử phạt vi phạm hành chính, quản lý nhà nƣớc, trung cấp lý luận, cao cấp lý luận...
Đạo đức, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức Kiểm lâm huyện Cƣ Jút trong công tác quản lý và bảo vệ rừng để đáp ứng đƣợc yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn. Trƣớc yêu cầu của nhiệm vụ phát triển nông nghiệp nông thôn nói chung và lực lƣợng kiểm lâm nói riêng; trong giai đoạn mới đòi hỏi cần phải không ngừng nâng
cao chất lƣợng đội ngũ công chức, viên chức hơn nữa, phải tăng cƣờng đào tạo và đào tạo lại để đội ngũ Kiểm lâm chuẩn về kiến thức, có đạo đức và trách nhiệm cao trong công tác bảo vệ và phát triển rừng hiện nay.
Hiện nay, đội ngũ cán bộ, công chức trong lĩnh vực bảo vệ rừng còn nhiều hạn chế, trong đó số lƣợng cán bộ ít, trình độ chƣa cao, bên cạnh đó một số cán bộ Kiểm lâm địa bàn lại có tuổi khá cao, gây khó khăn trong quá trình quản lý bảo vệ rừng. Để tăng cƣờng công tác QLXH về bảo vệ rừng, trong thời gian tới, huyện Cƣ Jút cần phải xây dựng đội ngũ cán bộ QLXH về bảo vệ rừng theo hƣớng chuẩn hóa, có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, có phẩm chất chính trị đạo đức. Riêng đối với cán bộ Kiểm lâm cần tạo điều kiện về kinh phí để trang bị cơ sở vật chất, trau dồi kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ trong hoạt động bảo vệ rừng. Chi cục Kiểm lâm cần quan tâm và chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ Hạt Kiểm lâm các huyện, thị xã, chú trọng tới công tác biên chế cán bộ Hạt, đồng thời tạo điều kiện để phát huy tính độc lập trong quản lý bảo vệ rừng của các Hạt. cần bố trí lực luợng đủ mạnh tại các trạm bảo vệ rừng nhằm kiểm tra, phát hiện kịp thời, ngăn chặn, xử lý các vi phạm, phối hợp với các cơ quan chức năng, chính quyền địa phƣơng tổ chức tuần tra, kiểm tra phát hiện, ngăn chặn kịp thời hành vi vi phạm, nắm chắc tình hình vi phạm pháp luật về bảo vệ rừng tại các vùng trọng điểm để có biện pháp xử lý kịp thời. Đội ngũ cán bộ phải đuợc phân loại, sắp xếp lại, lựa chọn những cán bộ, công chức tinh thông, tận tụy với công việc đƣợc giao để đảm trách các vị trí chủ chốt; kiên quyết đƣa ra khỏi ngành những cán bộ thoái hóa, biến chất, thông đồng cho lâm tặc khai thác, vận chuyển, buôn bán lâm sản trái phép. Mặt khác, cần quan tâm tới vấn đề kỷ luật, đãi ngộ, khen thƣởng, xây dựng tác phong làm việc có hiệu quả, tránh lãng phí và thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ đƣợc giao, cần bố trí lại cán bộ Kiểm lâm địa bàn, đặc biệt nâng cao năng lực và chuyên môn hoá cán bộ
Kiểm lâm địa bàn tại các xã, chú trọng những ngƣời có kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ và am hiểu địa hình địa phƣơng để thực hiện công tác QLXH về bảo vệ rừng có hiệu quả.
3.2.5. T ng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát việc ch p hành pháp luật, chính sách, chế độ về quản lý, bảo vệ rừng tr n đ a bàn; xử phạt vi