P ƢƠ ƢỚNG VÀ GIẢI HÁ Ă ƢỜNG QUẢN LÝ XÃ H I VỚI CÔNG TÁC BẢO VỆ RỪNG
3.2.3. Phát huy sức mạnh của toàn dân tham gia bảo vệ rừng v đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ, sản xu t, kinh doanh, khuyến lâm,
mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ, sản xu t, kinh doanh, khuyến lâm, quan tâm phát triển nguồn nhân l c trong lĩnh v c bảo vệ rừng tr n đ a b n huyện
* Phát huy sức mạnh của toàn dân tham gia bảo vệ rừng
Với quan điểm dựa vào dân, dựa vào cộng đồng địa phƣơng để quản lý, bảo vệ, phát triển và khai thác sử dụng rừng đảm bảo bền vững về kinh tế, xã hội và môi trƣờng. Đảm bảo kinh doanh rừng lâu dài liên tục với năng suất,
hiệu quả ngày càng cao; kinh doanh rừng phải tuân thủ luật pháp, thực hiện tốt các nghĩa vụ đóng góp với xã hội, đảm bảo quyền hạn và quyền lợi cũng nhƣ mối quan hệ tốt với nhân dân và cộng đồng địa phƣơng.
Duy trì đƣợc khả năng phòng hộ, đa dạng sinh học của rừng. Phƣơng châm quản lý là cộng đồng cùng bàn, cùng góp sức bảo vệ, xây dựng rừng, cùng kiểm tra và cùng chia sẽ lợi ích công bằng. Việc xây dựng các mô hình sẽ hƣớng tới các nội dung chính gồm: Giao đất, giao rừng cho hộ, nhóm hộ, hoặc các cộng đồng thôn, xóm để quản lý bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng; Trên cơ sở quy định của pháp luật của nhà nƣớc, hƣớng dẫn nhóm hộ, cộng đồng cùng nhau bàn bạc xây dựng Quy ƣớc về bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững rừng của họ; thiết lập bộ máy quản lý, điều hành của cộng đồng hoặc của nhóm hộ gia đình.
Xây dựng quy chế quản lý, lập kế hoạch quản lý rừng cộng đồng, gồm kế hoạch 5 năm và kế hoạch hàng năm; triển khai thực hiện các hoạt động quản lý rừng cộng đồng, nhóm hộ; cộng đồng tổ chức giám sát đảm bảo thực hiện đúng theo quy định của pháp luật, theo quy ƣớc của cộng đồng (nếu cần thì có sự tham gia của chính quyền xã); tổ chức đánh giá hiệu quả đem lại trong quá trình thực hiện (thay đổi về thu nhập các hộ gia đình; thay đổi về độ che phủ so với trƣớc; sản lƣợng trên đơn vị diện tích; cháy rừng, sâu bệnh hại...); rút bài học kinh nghiệm, bổ cứu và nhân rộng mô hình ra nhiều địa phƣơng khác.
* Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ, sản xuất, kinh doanh, khuyến lâm, quan tâm phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực bảo vệ rừng trên địa bàn huyện
Ƣu tiên đầu tƣ ngân sách cho nghiên cứu, chuyển giao khoa học - công nghệ mới vào sản xuất, tăng cƣờng hợp tác với các viện nghiên cứu để nhanh chóng tiếp cận và chuyển giao các công nghệ mới. Trong đó chú trọng nghiên cứu, chuyển giao các phƣơng thức kinh doanh rừng tổng hợp, bền vững; kỹ thuật nhân giống mới có năng suất cao; kỹ thuật nông lâm kết hợp có hiệu quả;
công nghệ mới, hiện đại trong chế biến sâu lâm sản... Đẩy mạnh xã hội hóa nghiên cứu, chuyển giao khoa học công nghệ, thu hút các thành phần kinh tế tham gia nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Quan tâm hơn nữa công tác kiểm tra, kiểm soát quản lý chất lƣợng giống, thực hiện quản lý tốt chuỗi hành trình về giống nhằm đảm bảo giống đƣa vào trồng rừng phải có năng suất, chất lƣợng cao. Đầu tƣ nâng cấp hệ thống vƣờn ƣơm hiện có theo hƣớng hiện đại, tiếp tục đầu tƣ hoàn chỉnh Trung tâm giống chất lƣợng cao tại huyện nhằm đảm bảo cung ứng đủ giống có chất lƣợng phục vụ trồng rừng trên địa bàn.
Tăng cƣờng năng lực của hệ thống khuyến nông, khuyến lâm nhằm chuyển giao, hỗ trợ đƣa khoa học, công nghệ mới vào phục vụ sản xuất. Đầu tƣ hỗ trợ xây dựng một số mô hình sản xuất, kinh doanh rừng hiệu quả, bền vững để phổ biến, nhân rộng. Mở các lớp tập huấn chuyển giao về kỹ thuật trồng, chăm sóc, nuôi dƣỡng và khai thác rừng hợp lý; các lớp bồi dƣỡng về quản lý rừng, hạch toán kinh tế trong kinh doanh rừng...
Thực hiện tốt chính sách thu hút và sử dụng đội ngũ cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý giỏi vào các chƣơng trình dự án bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn. Quan tâm đào tạo, đào tạo lại đội ngũ cán bộ lâm nghiệp cấp huyện, xã đáp ứng yêu cầu. Trong thực hiện việc đào tạo nghề cho nông dân cần quan tâm đào tạo cho lao động ở vùng sâu, vùng xa ở trung du và miền núi làm nghề rừng.