* Điều kiện tự nhiên - Vị trí địa lý
Huyện Cƣ Jút nằm về phía bắc của tỉnh Đắk Nông cách trung tâm thị xã Gia Nghĩa 106 km. Trong khoảng tọa độ địa lý từ 12000' đến 12050' độ vĩ bắc và từ 107040’đến 108002’ độ kinh đông.
- Phía Bắc: Giáp huyện Buôn Đôn - tỉnh Đắk Lắk;
- Phía Đông: Giáp thành phố Buôn Ma Thuột - tỉnh Đắk Lắk; - Phía Tây: Giáp tỉnh MondunKiri Vƣơng quốc Campuchia; - Phía Nam: Giáp huyện Đắk Mil và huyện Krông Nô.
Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 72.069,87 ha: Diện tích đất có rừng trong quy hoạch 36.630,9 ha (rừng tự nhiên 35.520,6 ha; rừng trồng 1.110,3 ha), trong đó:
+ Rừng Sản xuất: 32.313,8 ha; + Rừng Phòng hộ: 1.396,5 ha; + Rừng Đặc dụng: 2.920,7 ha.
Nằm trên trục quốc lộ 14 nối các tỉnh Tây nguyên với các tỉnh Đông Nam Bộ và Thành phố Hồ Chí Minh. Huyện Cƣ Jút có lợi thế rất lớn trong giao lƣu hàng hoá, tiếp cận thị trƣờng, tiếp thu các thành tựu khoa học kỹ thuật để phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và du lịch - dịch vụ. Ngoài ra, huyện Cƣ Jút có khoảng 20 km đƣờng biên giới giáp với Vƣơng
quốc Campuchia giữ vị trí quan trọng trong công tác An ninh - Quốc phòng , (Kèm theo phụ lục 01).
- Địa hình, địa mạo
Huyện Cƣ Jút chịu sự chi phối bởi kiến tạo địa chất của cao nguyên, địa hình tƣơng đối bằng phẳng; thấp dần từ Đông sang Tây và từ Nam đến Bắc; độ cao trung bình tại khu vực trung tâm huyện (phía Đông) 390 - 400 m; đỉnh cao nhất Yôk Chone cao 491 m; vùng núi thấp giáp với xã Đăk Gằn - huyện Đăk Mil; khu vực giáp với Campuchia cao trung bình 300 - 320 m. Nhìn chung, huyện Cƣ Jút - tỉnh Đắk Nông có các dạng địa hình chính sau:
- Địa hình cao nguyên ít bằng phẳng: Tập trung ở phía nam của huyện bao gồm xã Trúc Sơn và một phần xã Đắk Drông và Đắk Wil diện tích khoảng 5.500 ha, chiếm 7,63% diện tích tự nhiên của huyện có độ cao từ 400 - 491 (khu vực giáp với xã Đăk Gằn, huyện Đăk Mil).
- Địa hình cao nguyên tƣơng đối bằng phẳng: Đây là khu vực trung tâm của huyện, thuộc địa bàn các xã: Tâm Thắng, Trúc Sơn, Ea Pô và xã Đắk Đrông, có độ cao trung bình 370 - 400 m. Đây là địa bàn đất đã đƣợc khai thác mạnh vào sản xuất nông nghiệp nhiều năm nay.
- Địa hình bình nguyên: Diện tích khoảng 39.000 ha (chiếm 54,11% so với diện tích tự nhiên của huyện), đây là vùng đất phía Nam bình nguyên huyện Ea Súp, có độ cao trung bình từ 400 - 410 m (khu vực phía Đông) và 300 - 320 m (khu vực phía Tây giáp Campuchia), địa hình chia cắt mạnh ở phía Đông khu vực giáp với cao nguyên Tp. Buôn Ma Thuột và chia cắt nhẹ khu giáp với huyện Buôn Đôn – tỉnh Đắk Lắk.
- Nhìn chung, địa hình cơ bản của huyện Cƣ Jút là bình nguyên và cao nguyên tƣơng đối bằng phẳng rất thuận lợi để phát triển một nền nông nghiệp đa dạng và tập trung với sản lƣợng lớn phục vụ phát triển công nghiệp chế biến xuất khẩu lâm sản, nông sản.(Kèm phụ lục 2)
- Khí hậu - thời tiết
Lƣợng mƣa trên địa bàn lớn, trung bình hàng năm từ 1.700- 1.800mm. Huyện Cƣ Jút mang đặc điểm khí hậu của miền cao nguyên nhiệt đới gió mùa, quanh năm mát mẻ, có hai mùa mƣa nắng rõ rệt: mùa mƣa từ tháng 5 đến tháng 10, tập trung 90% lƣợng mƣa hàng năm, là thời gian phát triển mạnh của các loại cây trồng; mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lƣợng mƣa không đáng kể cộng với gió mùa Đông Bắc làm cho tỉ lệ bốc hơi nƣớc cao gây khô hạn, hệ thống thực vật kém phát triển. Nhiệt độ trung bình 23,4°c ; độ ẩm trung bình 85%, số giờ nắng trung bình 2.288giờ/năm.
- Chế độ nhiệt:
- Nhiệt độ cao nhất trong năm: 27,8°C; - Nhiệt độ thấp nhất trong năm: 14,3°C; - Nhiệt độ trung bình năm: 23,4°C; - Biên độ nhiệt ngày đêm: 10-15°C; - Tổng tích ôn: 8.500 - 9.000°C.
- Chế độ ẩm:
Lƣợng mƣa trung bình năm khoảng 1.850 mm; lƣợng mƣa cao nhất là 2.400mm; là một trong các tiểu vùng có lƣợng mƣa trung bình khá cao của tỉnh Đắk Nông. Vào mùa mƣa lƣợng mƣa nhiều chiếm 85% tổng lƣợng mƣa cả năm.
Tháng có lƣợng mƣa cao nhất vào tháng 9 với 286,2 mm; Tháng có lƣợng mƣa thấp nhất vào tháng 01 với 2,7 mm; Số ngày mƣa trung bình trong năm là 131 ngày;
Độ ẩm tƣơng đối trung bình: 82%;
Lƣợng bốc hơi bình quân năm: 1.437,4 mm.
Mùa mƣa hƣớng gió thịnh hành là Tây Nam, tốc độ gió trung bình 5 - 7 km/giờ;
Mùa khô hƣớng gió thịnh hành là Đông Bắc, tốc độ gió trung bình 15 - 20 km/giờ.
- Ánh sáng:
Khá dồi dào, số giờ chiếu sáng trung bình trên ngày 7 giờ/ngày, tổng số giờ nắng trung bình năm là 2,643 giờ.
Tháng có giờ nắng cao nhất là tháng 3: 289 giờ; Tháng có giờ nắng thấp nhất là tháng 9: 159 giờ.
* Thuỷ văn
Huyện Cƣ Jút có mạng lƣới sông, suối khá dày; với mật độ 0,4 – 0,6 km/km2. Các sông suối trong vùng chủ yếu thuộc lƣu vực sông Sêrêpôk nên đã tạo ra hệ thống nƣớc phong phú. Phần lƣu vực sông Sêrêpôk chảy qua huyện Cƣ Jút dài khoảng 40 km là đoạn đầu của hợp lƣu hai nhánh Krông Nô và Krông Na chảy dọc theo ranh giới phía Đông theo hƣớng Nam Bắc. Ngoài ra trên địa bàn huyện có nhiều hồ, đập thủy lợi nhƣ: Đập Trúc Sơn, đập Ea Tling, đập Đăk Drông, đập Cƣ Pu, đập Buôn Buôr, đập tiểu khu 839, đập tiểu khu 840, đập Đăk Diêr, … cung cấp nƣớc tƣới cho hàng ngàn ha lúa đông xuân và một số diện tích cây trồng khác: Cà phê, tiêu, cây ăn quả ...
Do sự phân hoá của các yếu tố khí hậu thời tiết nên chế độ thuỷ văn trên địa bàn huyện phân thành hai mùa rõ rệt:
- Vào mùa mƣa, mực nƣớc trong các sông suối lên rất cao, tốc độ dòng chảy lớn. Tuy nhiên, hệ thống sông suối ở đây đa phần là đầu nguồn, lòng hẹp và sâu nên ít có khả năng gây lũ lụt ở hai bên bờ.
- Vào mùa khô, do lƣợng mƣa nhỏ nên mực nƣớc các sông suối thấp, tốc độ dòng chảy chậm, khả năng cung cấp nƣớc phục vụ sản xuất và đời sống ở nhiều vùng rất hạn chế.
* Tình hình kinh tế - xã hội - Kinh tế - xã hội
Cƣ Jút có thổ nhƣỡng và điều kiện khí hậu phù hợp cho phát triển nhiều loại cây trồng nhƣ: Cà phê, cao su, hồ tiêu … và một số cây lƣơng thực, cây công nghiệp ngắn ngày. Là địa bàn tiếp giáp với Tp. Buôn Ma Thuột, có đƣờng quốc lộ 14 đi qua nên thuận lợi cho việc giao lƣu hàng hóa. Có khu công nghiệp của tỉnh Đắk Nông nằm trên địa bàn huyện là điều kiện thuận lợi cho huyện cung cấp nguyên, vật liệu và sản phẩm sản xuất ra đƣợc tiêu thụ tận gốc; khu công nghiệp cũng là nơi thu hút lao động của địa phƣơng, nhằm đạt mục tiêu chuyển dịch cơ cấu lao động sang phi nông nghiệp.
Trong những năm qua đựơc sự quan tâm của Huyện ủy, Hội đồng nhân dân và UBND huyện, sự nỗ lực của nhân dân địa phƣơng kinh tế - xã hội của huyện Cƣ Jút đã có những bƣớc phát triển đáng kể. Các công trình phúc lợi xã hội nhƣ: Trƣờng học, trạm y tế, chợ, đƣờng giao thông, điện sinh hoạt… đã đƣợc quan tâm đầu tƣ xây dựng, phục vụ nhu cầu sinh họat văn hóa, xã hội của ngƣời dân ngày một tốt hơn. Các ngành kinh tế đã có sự chuyển biến tích cực theo hƣớng nâng cao chất lƣợng sản phẩm, tính cạnh tranh; thƣơng mại dịch vụ đã đựơc quan tâm phát triển; đời sống của ngƣời dân từng bƣớc đƣợc cải thiện; bộ mặt nông thôn đã có sự thay đổi cơ bản.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt đƣợc thì kinh tế - xã hội của huyện vẫn còn những hạn chế nhƣ: hệ thống cơ sở hạ tầng xã hội chƣa đựơc đầu tƣ đồng bộ nên gây khó khăn cho việc đi lại và tổ chức sinh họat văn hóa của ngƣời dân; ngành nông nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu kinh tế; các ngành thƣơng mại, dịch vụ phát triển nhỏ lẻ, manh mún; công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp phát triển chậm. (Kèm phụ lục 3)
- Quốc phòng an ninh
Trong những năm qua bên cạnh đầu tƣ phát triển kinh tế - xã hội, công tác an ninh quốc phòng đã đƣợc huyện chú trọng theo phƣơng châm kết hợp kinh tế với quốc phòng, quốc phòng với kinh tế. Xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, nâng cao chất lƣợng tổng hợp và sức chiến đấu của các lực lƣợng vũ trang. Tình hình an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện cơ bản ổn định và đƣợc giữ vững. Công tác bảo vệ an ninh chính trị nội bộ, an ninh văn hóa tƣ tƣởng, kinh tế đối ngoại. Công tác xây dựng lực lƣợng đƣợc tăng cƣờng; làm tốt công tác quản lý đăng ký độ tuổi sẵn sàng nhập ngũ; dân quân dự bị, tạo nguồn dự bị động viên theo quy định.