* Kinh nghiệm của Brazil
Chính phủ Brazin đã cung cấp truy cập intenet miễn phí cho các Bộ tộc thổ dân gốc Ấn ở khu vực rừng Amazon nhằm bảo vệ khu rừng rậm lớn nhất thế giới này. Nhờ thế mà những cộng đồng sống trong khu rừng có thể thông báo về những đột nhập hay săn bắn động vật bất hợp pháp và đƣa ra yêu cầu giúp đỡ và phối hợp trong công tác bảo vệ khu rừng này.
Chính phủ Brazin đã đề ra giải pháp thực hiện quy trình ba bƣớc để bảo vệ rừng nhƣ sau:
- Giai đoạn một (1990 - 2004): Cấm
Đây là lúc chính phủ ra sức cấm và hạn chế khai thác rừng. Luật Bảo Vệ Rừng của Brazil cho biết mỗi trang trại ở Amazon phải dành ra 80% diện tích đất để bảo tồn rừng. Nghiên cứu cho thấy tỉ lệ nào cao đến mức không ai tuân thủ bộ luật, thậm chí cƣỡng chế cũng vô tác dụng. Chƣa lúc nào rừng Amazon bị tàn phá nghiêm trọng nhƣ giai đoạn này. Đậu nành khi ấy rất đƣợc giá, ngành trồng trọt đậu nành và chăn nuôi phía đông nam Amazon đƣợc mở rộng mạnh mẽ.
- Giai đoạn hai (2005 - 2009): Tăng cường kiểm soát
Tổng thống Brazil, Luis Inácio Lula da Silva, đã đặt sự nghiệp ngăn chặn nạn phá rừng lên hàng đầu, và từ đó cảnh sát và công tố viên phối hợp với nhau tốt hơn. Diện tích cấm nông nghiệp tăng từ 1/6 lên tới 1/2 đất rừng. Lần đầu tiên, lệnh cấm trở nên có tác dụng nhờ các yếu tố: kim ngạch xuất khẩu đậu tƣơng giảm vì đồng tiền Brazil tăng mạnh, chăn nuôi đƣợc cải tiến để ngƣời nông dân có thể nuôi nhiều con giống trên héc-ta hẹp, ngƣời tiêu dùng bắt đầu tẩy chay đậu tƣơng. Họ tuyên bố không mua sản phẩm cây trồng trên đất bị tàn phá. Tất cả đã góp phần giảm mạnh nạn chặt phá rừng.
- Giai đoạn ba (kể từ 2009): Thưởng phạt song hành
Đây là lúc để thử nghiệm xem lệnh cấm và hạn chế còn có công hiệu không khi ngƣời nông dân lại tiếp tục mở rộng trồng đậu tƣơng. Chính phủ nƣớc này chuyển trọng tâm từ trang trại sang các địa hạt trong bang.
Những nông dân có tỉ lệ phá rừng báo động nhất tại 36 địa hạt sẽ không đƣợc cho vay lãi suất thấp cho đến khi nào tỉ lệ này giảm. Chính phủ cũng đặt ra hệ thống đăng ký đất đai phù hợp, đòi hỏi chủ đất phải khai báo ranh giới bất động sản cho các nhà quản lý môi trƣờng. Ngƣời tiêu dùng lại tiếp tục tẩy chay gia súc hệt nhƣ từng tẩy chay đậu tƣơng.
Thƣởng đi liền với phạt, chính phủ đặt lệnh ân xá cho những tay chặt phá rừng bất hợp pháp từ trƣớc năm 2008 cũng nhƣ lập nên Quỹ Amazon trị giá 1 tỷ USD đến từ viện trợ nƣớc ngoài.
Xét trên mọi phƣơng diện thì chính sách của Brazil đã thực sự thành công trong việc bảo vệ lá phổi xanh Amazon. Không chỉ có vậy, Brazil còn trở thành siêu cƣờng canh tác, chứng minh khả năng gia tăng sản lƣợng lƣơng thực mà không cần phá rừng. Hầu hết nạn phá rừng còn tồn đọng ngày nay là bởi các hộ gia đình vì lợi ích cá nhân.
* Kinh nghiệm của Nhật bản
Ở Nhật bản việc bảo vệ tài nguyên nhất là tài nguyên rừng đƣợc Nhật bản rất chú trọng. Ngay cả việc ý thức bảo vệ rừng của ngƣời dân cũng rất cao. Theo quan điểm của ngƣời Nhật thì tất cả các hành động phá hoại môi trƣờng đều đe dọa đến đời sống của sinh vật. Do đó cần bảo vệ rừng, sông và biển để ngăn chặn rửa trôi và lũ quét, đồng thời đảm bảo nguồn thực phẩm giàu dinh dƣỡng và an toàn cho mọi ngƣời. Ngƣời dân Nhật cho rằng rừng, sông và biển là một hệ sinh thái có quan hệ chặt chẽ với nhau cho nên đa số ngƣời dân Nhật đều có ý thức bảo vệ môi trƣờng.
Kinh doanh trồng rừng đối với họ về sâu xa không chỉ có lợi nhuận bởi tất cả các đối tƣợng tham gia đều phải cam kết bảo vệ rừng và có trách nhiệm lâu dài. Thế nên xu hƣớng kinh doanh của ngƣời Nhật là đến với biển, ở Nhật giá trị khai thác hải sản là lớn hơn rất nhiều so với lâm sản. Trƣớc đây ngƣời Nhật đốn gỗ ở rừng, vùng ven biển và vùng châu thổ vì lợi ích của nền công nghiệp nƣớc này. Do vậy sinh thái bị thu hẹp, nhận đƣợc bài học đắt giá đó ngƣời dân Nhật nhận thấy việc bảo tồn rừng rất quan trọng và họ cố gắng để tái sinh rừng ở vùng bờ biển, vùng châu thổ và vùng núi.
Ở Nhật có nhiều cá nhân, tổ chức hoạt động về môi trƣờng và đã làm cho môi trƣờng ở Nhật đƣợc cải thiện tích cực.
Junior Eco - Club, đƣợc thành lập năm 1995 đã có nhiều đóng góp trong hoạt động giáo dục và nâng cao nhận thức về môi trƣờng và các hoạt động bảo tồn ở Nhật. Hiện mạng lƣới của Junior Eco - Club đã có gần 80.000 học sinh học sinh trung học và tiểu học tham gia. Tổ chức này đã góp phần nâng cao nhận thức về môi trƣờng trong giới trẻ của Nhật.
Tiến sĩ Makoto Numata đã có những cống hiến trong sự nghiệp bảo vệ rừng tự nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học. Từ những năm 60 ông đã là thành viên của tổ chức bảo tồn thiên nhiên Nhật bản. Ông đã biên soạn danh mục
các loại cây của Nhật vào năm 1989 và danh sách đỏ về các loài thực vật của Nhật vào năm 1990. Ông là ngƣời đứng ra tổ chức hội nghị lần thứ hai về khu bảo tồn và vùng quốc gia thuộc vùng Đông á và năm 1996 Ông đã biên soạn một trong những kế hoạch phát triển các khu bảo tồn trong vùng.
* Kinh nghiệm của Thụy sĩ
Thụy sĩ là một nƣớc nhỏ chỉ có 41.293 Km nhƣng có đến 70 diện tích là núi, riêng rặng núi Alps chiếm 60, chỉ còn lại một rẻo cao nguyên hẹp chạy từ Đông nam lên Tây bắc.
Đất hẹp nhƣng dân số của Thụy sĩ lên tới 7.5 triệu dân sống tập trung trong một đô thị lớn, mật độ dân số cao, đồng thời công nghiệp chế tạo lại hết sức phát triển do đó rất khó giữ đƣợc môi trƣờng sinh thái tốt.
Thế nhƣng bầu trời của Thụy sĩ lúc nào cũng trong vắt, không trong lành, khắp nơi rực một màu xanh của cây cối xanh tốt, nhà cửa khu phố luôn sạch sẽ…Tất cả nhờ bàn tay chăm sóc của con ngƣời, trong đó chính quyền và tổ chức xã hội đóng một vai trò tổ chức quan trọng.
Trên đất nƣớc Thụy sỹ khắp nơi đều thấy những hàng cây cổ thụ khổng lồ xanh tốt, cành lá xum xuê có những cây 300 – 400 năm tuổi. Đó là kết quả ngƣời dân của nƣớc này đã triệt để thực thi một chế độ luật pháp bảo vệ môi trƣờng một cách nghiêm ngặt. Pháp luật của họ quy định bất cứ hành vi tự tiện chặt cây nào thì bị phạt tiền rất nặng và ngoài ra phải trồng lại từng ấy cây ở nơi khác. Hiến pháp năm 1971 của Thụy sỹ đã quy định rõ ràng áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trƣờng là nghĩa vụ của nhà nƣớc. Chính nhờ các chế độ luật pháp nghiêm ngặt và hoàn thiện nên Thụy sỹ vừa thực hiện đƣợc mục tiêu phát triển công nghiệp vừa thực hiện đƣợc mục tiêu bảo vệ môi trƣờng trong đó có rừng.