Quản lý xã hội trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng là hoạt động đa dạng và phức tạp. Để điều khiển, chỉ đạo các hành vi xã hội trong lĩnh vực này phải đặt trong mối quan hệ biện chứng với các lĩnh vực khác nhằm huy động sức mạnh vật chất của cộng đồng để đạt đƣợc mục đích bảo vệ rừng của nhà nƣớc trong quản lý xã hội trong thời kỳ nhất định, quản lý xã hội trong lĩnh vực bảo vệ rừng có những nội dung cụ thể sau:
Thứ nhất, Các cơ quan đầu mối chủ quản trong công tác quản lý xã hội đối với bảo vệ và phát triển rừng
- Chính phủ thống nhất quản lý xã hội về bảo vệ và phát triển rừng. - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm trƣớc Chính phủ thực hiện quản lý đối với công tác bảo vệ và phát triển rừng trong phạm vi cả nƣớc.
- Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện quản lý về bảo vệ và phát triển rừng.
- Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nƣớc về bảo vệ và phát triển rừng tại địa phƣơng theo thẩm quyền.
- Chính phủ quy định tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên ngành về lâm nghiệp từ trung ƣơng đến cấp huyện và cán bộ lâm nghiệp ở những xã, phƣờng, thị trấn có rừng.
Thứ hai, Nội dung quản lý
- Ban hành, tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách, pháp luật về bảo vệ rừng;
- Tổ chức điều tra, xác định ranh giới các loại rừng trên bản đồ và trên thực địa;
- Thống kê, kiểm kê, báo cáo rừng theo định kỳ, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng;
- Giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng, tổ chức đăng ký sở hữu, quyền sử dụng rừng;
- Tổ chức, quản lý các hoạt động bảo vệ hệ sinh thái rừng, bảo vệ thực vật rừng, động vật rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng, phòng trừ sinh vật hại rừng và kinh doanh, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, quá cảnh thực vật rừng, động vật rừng;
- Nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ bảo vệ rừng tiên tiến, đào tạo nguồn nhân lực cho bảo vệ rừng; hỗ trợ và bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của chủ rừng;
- Kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ rừng;
- Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học và kiểm soát buôn bán quốc tế các loài động thực vật rừng;
- Bảo đảm các điều kiện vật chất và các cân đối khác cho hoạt động quản lý xã hội trong lĩnh vực bảo vệ rừng.