Kinh nghiệm c thể p dụng cho huyện Cư Jút

Một phần của tài liệu Quản lý xã hội đối với công tác bảo vệ rừng ở huyện cư jut, tỉnh đắk nông hiện nay (Trang 48 - 50)

Thứ nhất, chỉ đạo các cấp, các ngành triển khai thực hiện tốt các văn bản chỉ đạo của Trung ƣơng về QLBVR.

Thứ hai, để các cấp, các ngành triển khai thực hiện có hiệu quả công tác QLBVR tỉnh cần xây dựng, ban hành quy chế phối hợp quy định rõ ràng trách nhiệm của từng cấp, từng ngành.

Thứ ba, xác định rõ các vùng trọng điểm thƣờng xảy ra phá rừng, khai

thác gỗ trái phép xây dựng kế hoạch và thành lập các đoàn liên ngành tổ chức kiểm tra, truy quét, ngăn chặn, xử lý nghiêm các hành vi xâm hại đến tài nguyên rừng.

Thứ tư, tổ chức đàm phán với các huyện cùng biên giới xây dựng, ký

kết quy chế phối hợp bảo vệ rừng giáp ranh.

Thứ năm, t ăng cƣờng cán bộ xuống cơ sở bám nắm địa bàn và làm rõ

trách nhiệm, xử lý nghiêm minh đối với những tập thể, cá nhân có hành vi tiếp tay cho lâm tặc phá rừng.

Thứ sáu, chỉ đạo các đơn vị, cá nhân chủ rừng, lực lƣợng Kiểm lâm xây dựng phƣơng án chống chặt phá rừng trái phép, thẩm định phê duyệt,

triển khai thực hiện; ban hành kịp thời các văn bản chỉ đạo, làm tốt công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật, thực hiện thanh tra, tuần tra rừng, nắm chắc diễn biến rừng để xử lý vi phạm tại gốc về khai thác, chuyển đổi mục đích sử dụng rừng trái phép.

Thứ bảy, phải thực hiện xã hội hoá công tác BVR thông qua việc giao

rừng cho cộng đồng quản lý bảo vệ và phát triển, ngƣời dân tham gia BVR phải đƣợc hƣởng đầy đủ các lợi ích từ chi trả các dịch vụ môi trƣờng rừng. Đồng thời quan tâm đầu tƣ phát triển sinh kế cho ngƣời dân địa phƣơng, nhất là ngƣời dân sống gần rừng, ven rừng thông qua các chƣơng trình dự án đảm bảo cho họ có cuộc sống ổn định gắn bó với rừng; thƣờng xuyên mở các lớp tập huấn nâng cao nhận thức cho cán bộ và ngƣời dân về tầm quan trọng của rừng đối với đời sống, tạo tâm lý phấn khởi, động viên cộng đồng cùng tham gia BVR.

Tiểu kết chƣơng 1

Lý luận trong QLXH về bảo vệ rừng rất quan trọng trong công tác bảo vệ và phát triển rừng mà chủ thể quản lý là các cơ quan nhà nƣớc. Làm cơ sở pháp lý cho xã hội hoá công tác này; là cơ sở pháp lý cho việc thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật bảo vệ rừng, qua đó bảo đảm pháp chế và kỷ luật trong hoạt động bảo vệ và phát triển rừng.

Tuy vậy, hoạt động bảo vệ và phát triển rừng là một vấn đề phức tạp ở nƣớc ta hiện nay nên cần tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện nhằm nâng cao hơn nữa vai trò của lý luận QLXH trong lĩnh vực này. Nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng đến vai trò lý luận QLXH về bảo vệ và phát triển rừng và kinh nghiệm của một số quốc gia khác để vận dụng phù hợp với thực tiễn của Việt Nam cũng là những điều cần thiết để nâng cao năng lực của các cơ quan Nhà nƣớc đối với lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng ở Việt Nam hiện nay.

Chương 2

THỰC TR NG QUẢN LÝ XÃ H I I VỚI CÔNG TÁC BẢO VỆ RỪNG Ở HUYỆN Ƣ JÚ , TỈ ẮK NÔNG HIỆN NAY

Một phần của tài liệu Quản lý xã hội đối với công tác bảo vệ rừng ở huyện cư jut, tỉnh đắk nông hiện nay (Trang 48 - 50)