Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật có vai trò rất quan trọng trong hoạt động QLXH nói chung và QLXH về BVR nói riêng.
Hiện nay, ở nƣớc ta đã ban hành nhiều chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ rừng. Một số văn bản nhƣ: Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004; Luật Đất đai năm 2014; Luật Bảo vệ môi trƣờng năm 2014; Nghị định số 157/2013/NĐCP vể xử phạt hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản đã tạo cơ sở pháp lý cho quản lý xã hội về bảo vệ rừng trên toàn quốc.
Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, xây dựng kế hoạch, quy hoạch về tổ chức thực hiện bảo vệ và phát triển rừng là công tác trọng yếu. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của công tác này, lãnh đạo tỉnh Đắk Nông luôn sâu sát, kịp thời chỉ đạo các cơ quan chuyên môn soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật phục vụ cho công tác QLXH trong lĩnh vực BVR trên địa bàn. Nhờ đó công tác xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật, xây dựng kế hoạch, quy hoạch của hệ thống chính quyền từ tỉnh đến huyện đã có những bƣớc chuyển biến đáng kể, cả về số lƣợng và chất lƣợng.
Cùng với việc chấp hành các văn bản quy phạm pháp luật của nhà nƣớc, hoạt động nghiên cứu và ban hành văn bản quy phạm pháp luật luôn đƣợc tỉnh Đắk Nông quan tâm. Quy hoạch ba loại rừng đƣợc xác lập, đáp ứng yêu cầu chiến lƣợc phát triển lâm nghiệp. Trên cơ sở quy hoạch ba loại rừng, UBND tỉnh Đắk Nông đã ban hành nhiều quyết định, chỉ thị về chỉ đạo công tác bảo vệ và phát triển rừng cụ thể: Quyết định số 179/QĐ – UBND ngày 15 tháng 12 năm 2010 của UBND tỉnh Đắk Nông về việc phê duyệt quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2010 ÷ 2015 và định hƣớng đến năm 2020; Quyết định số 89/2012/QĐ UBND ngày 16 tháng 9 năm 2012 UBND tỉnh Đắk Nông về việc thảnh lập Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Đắk Nông; Chỉ thị số 05/2014/CT - UBND ngày 15 tháng 4 năm 2014 về việc tăng cƣờng công tác phòng cháy chữa cháy rừng.
Huyện Cƣ Jút đã triển khai xây dựng quy hoạch và kế hoạch bảo vệ rừng trên địa bàn huyện cụ thể: Quy hoạch số 16/QH – UBND ngày 14 tháng 3 năm 2011 của UBND huyện Cƣ Jút về việc quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng của huyện; Kế hoạch số 256/KH – UBND ngày 26 tháng 5 năm 2011 về việc thực hiện công tác bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 ÷ 2014. Qua đó, Hạt Kiểm lâm huyện đã phối hợp với chính quyền địa phuơng, chủ rừng tổ chức xây dựng quy ƣớc bảo vệ và phát triển rừng trong cộng đồng dân cƣ thôn cho các thôn buôn sống ở trong rừng và gần rừng.
Nhìn chung, công tác xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong những năm qua tại huyện Cƣ Jút tỉnh Đắk Nông đƣợc thực hiện tƣơng đối nghiêm túc, tuân thủ quy trình ban hành văn bản QPPL theo quy định của Pháp luật nói chung và Luật BV&PTR nói riêng. Các văn bản này đã có tác động nhất định trong lĩnh vực QLBVR, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH, duy trì an ninh, trật tự và thúc đẩy sự phát triển chung trên địa bàn huyện, xây dựng đƣợc cơ chế phối hợp giữa các cơ quan chức năng, các tổ chức chính trị xã hội và nhân dân tham gia vào hoạt động BVR trên địa bàn.
Tuy nhiên, trong công tác xây dựng, nghiên cứu và ban hành văn bản quy phạm pháp luật vẫn còn cho thấy nhiều hạn chế. Thể thức trình bày các văn bản quy phạm pháp luật chỉ đạo đối với công tác bảo vệ rừng chƣa đảm bảo đúng theo quy định của pháp luật dẫn đến làm giảm tính nghiêm minh của các văn bản này. Cách trình bày các văn bản không chặt chẽ gây chồng chéo về hiệu lực pháp lý và khó khăn trong công tác tổ chức thực hiện.
Công tác ban hành văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ rừng vẫn còn chậm trễ, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của thực tiễn bảo vệ rừng trên địa bàn huyện. Hiện nay, nhiều văn bản đang đƣợc tổ chức thực hiện hầu hết là các quyết định của UBND từ giai đoạn trƣớc. Công tác lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ rừng ở địa phƣơng chƣa đƣợc chú trọng. Công tác xây dựng và ban hành văn bản chỉ đạo về công tác phòng chống cháy rừng hằng năm còn chậm trễ. Nhiêu lĩnh vực trong công tác bảo vệ rừng chƣa đƣợc thể hiện đầy đủ trong các văn bản quy phạm pháp luật, trong đó chủ yếu là về công tác phòng cháy chữa cháy rừng trong khi đó công tác khắc phục và ngăn chặn sâu bệnh hại rừng và quản lý lâm sản lại ít đƣợc đề cập trong các văn bản chỉ đạo về công tác báo vệ rừng.
Trong quá trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật thiếu sự phối hợp giữa các chủ thể có liên quan về công tác bảo vệ rừng. Sự
tham mƣu, phối hợp của các cơ quan quản lý nhà nƣớc có ý nghĩa quan trọng đến chất lƣợng của văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ rừng. Điều 7, Nghị định số 119/2006/NĐ CP ngày 16 tháng 10 năm 2006 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Kiểm lâm đã quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Chi cục Kiểm lâm tỉnh, trong đó đã quy định Chi cục Kiểm lâm có nhiệm vụ là tham mƣu cho cấp có thẩm quyền về bảo vệ rừng và bảo đảm chấp hành pháp