8. Kết cấu của luận văn
1.3.1.2. Người nộp thuế
Người nộp thuế với các hành vi chấp hành pháp luật về thuế của họ là một yếu tố có vai trò đặc biệt đối với công tác quản lý của cơ quan thuế. Bởi vì, việc tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế là đối tượng chính của công tác quản lý thuế. Đồng thời, mức độ, trình độ hiểu biết và chấp hành pháp luật thuế của người nộp thuế ở mỗi quốc gia trong từng thời kỳ cũng là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến tính chất, quy mô, trình độ... cần phải có của công tác quản lý thuế.
Ý thức của người nộp thuế: thể hiện các hành vi chấp hành pháp luật thuế của người nộp thuế như sự nhận thức, tinh thần trách nhiệm, tự giác của người nộp thuế với nghĩa vụ của mình. Điều này có vai trò đặc biệt quan trọng đối với công tác quản lý của cơ quan thuế, công tác tổ chức thu thuế góp phần nâng cao hiệu quả thu thuế, tiết kiệm chi phí về thời gian và tiền bạc. Nếu ý thức của người nộp thuế mà tốt thì người nộp thuế sẽ tự giác với tinh thần trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ thuế cao của mình, hạn chế sự sai sót trong các khâu kê khai thuế, nộp thuế, quyết toán thuế đúng kì hạn, cơ quan thuế không cần phải thực hiện các biện pháp như cưỡng chế thuế, hiệu quả công tác quản lý thu thuế sẽ được tăng lên.
Nếu ý thức người nộp thuế kém, xuất hiện những hành vi khai giảm thuế, kê khai không đúng tình hình thực tế nhằm giảm số thuế phải nộp bằng cách khai giảm doanh thu tính thuế, tăng chi phí hợp lý, khi đó công tác quản lý thuế sẽ tốn thời gian, chi phí và phải áp dụng các biện pháp kiểm tra thuế và cưỡng chế thuế. Chất lượng công tác quản lý thu thuế sẽ giảm xuống.
Trình độ kế toán thuế và hiểu biết về chính sách thuế của người nộp thuế: Nhiều khi người nộp thuế có mong muốn thực hiện đúng nghĩa vụ thuế của mình nhưng do trình độ kế toán của doanh nghiệp vừa và nhỏ còn có hạn, sự hiểu biết về các chính sách thuế còn hạn chế nên còn xẩy ra sai sót không đáng có nghĩa vụ nộp thuế của mình như chậm nộp tờ kê khai thuế, nộp thuế hoặc vi phạm các hành vi vi phạm pháp luật thuế TNDN. Điều này là không mong muốn nhưng nó tác động xấu đến hiệu quả thực hiện quản lý thu thuế của cơ quan thuế, làm cho số lượng tờ khai thuế bị trả lại tăng, thời gian thực hiện thủ tục nộp thuế tăng lên, gia tăng hoạt động, kiểm tra thuế của cơ quan thuế
27
và phạt vi phạm chính sách thuế, làm cho hiệu quả công tác quản lý thu thuế sẽ giảm xuống.
Ngược lại, nếu trình độ kế toán thuế và hiểu biết chính sách thuế, đạo đức của kế toán doanh nghiệp và chủ doanh nghiệp mà tốt thì các hành vi trên sẽ không phát sinh, hiệu quả công tác quản lý thu thuế sẽ cao.