8. Kết cấu của luận văn
1.4. Chỉ tiêu phân tích về quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp
* Các chỉ tiêu đánh giá nghĩa vụ đăng ký thuế
- Số lượng đăng ký thuế: Là chỉ tiêu số tuyệt đối thời kỳ, phản ánh số lượng người nộp thuế đã đăng ký nộp thuế trong năm. Chỉ tiêu cho thấy quy mô người nộp thuế đăng ký thuế.
- Tỷ lệ đăng ký thuế (%): Là chỉ tiêu số tương đối phản ánh tỷ lệ NNT đã thực hiện nghĩa vụ đăng ký mã số thuế trong năm so với tổng số NNT phải đăng ký thuế. Chỉ tiêu càng tiến đến 100 thì tính tuân thủ Pháp luật càng tốt.
Số NNT đã đăng ký thuế
Tỷ lệ đăng ký thuế (%) = x 100 Số NNT phải đăng ký thuế
- Đăng ký thay đổi thông tin: là chỉ tiêu số tuyệt đối thời kỳ, phản ánh số lượng người nộp thuế đã đăng ký thay đổi thông tin trong 1 năm. Chỉ tiêu cho thấy quy mô người nộp thuế đăng ký thay đổi thông tin.
- Tỷ lệ đăng ký thay đổi thông tin: là chỉ tiêu số tương đối phản ánh tỷ lệ NNT đã thực hiện nghĩa vụ đăng ký thay đổi thông tin trong năm so với tổng số lượt NNT phải đăng ký thay đổi. Chỉ tiêu càng tiến đến 100 thì tính tuân thủ Pháp luật càng tốt. Tỷ lệ đăng ký Số lượt NNT đã đăng ký thay đổi thông tin
thay đổi = x 100
thông tin Số lượt NNT phải đăng ký thay đổi * Các chỉ tiêu đánh giá tính tuân thủ nghĩa vụ khai thuế.
Các chỉ tiêu này chỉ tính đối với thuế GTGT và thuế TNDN là hai sắc thuế mà NNT có nghĩa vụ phải khai thường xuyên.
31
- Tỷ lệ nộp hồ sơ khai thuế ( %): Là chỉ tiêu số tương đối phản ánh tỷ lệ hồ sơ khai thuế đã được NNT nộp trong một năm so với tổng số hồ sơ khai thuế phải nộp. Chỉ tiêu càng tiến đến 100 thì tính tuân thủ Pháp luật càng tốt.
Tỷ lệ nộp Số hồ sơ cơ quan thuế nhận được
hồ sơ = x 100 khai thuế Tổng số hồ sơ khai thuế phải nộp
- Số hồ sơ khai thuế đã nộp: Là chỉ tiêu số tuyệt đối thời kỳ phản ánh tổng số hồ sơ khai thuế đã nhận được trong một năm. Chỉ tiêu cho thấy quy mô người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ khai thuế.
- Tỷ lệ nộp hồ sơ khai thuế quá hạn (%): Là chỉ tiêu số tương đối phản ánh tỷ lệ hồ sơ khai thuế đã được người nộp thuế nộp trong một năm so với tổng số hồ sơ khai thuế phải nộp. Chỉ tiêu càng tiến đến 100 thì tính tuân thủ Pháp luật càng tốt.
Tỷ lệ hồ sơ Số hồ sơ khai thuế nộp quá hạn
khai thuế nộp = x 100
quá hạn Tổng số hồ sơ cơ quan thuế nhận được
- Số hồ sơ khai thuế nộp quá hạn: Là chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh tổng số hồ sơ khai thuế NNT nộp quá hạn trong một năm so với tổng số hồ sơ khai thuế phải nộp. Chỉ tiêu phản ánh qui mô NNT nộp hồ sơ khai thuế quá hạn quy định.
* Các chỉ tiêu đánh giá nghĩa vụ cung cấp thông tin.
Số thuế truy thu bình quân (triệu đồng ): Là số thuế truy thu bình quân qua hoạt động kiểm tra. Số thuế truy thu càng thấp thì tính tuân thủ càng tốt. Chỉ tiêu được tính theo phương pháp tính bình quân số học giản đơn.
Tỷ lệ hồ sơ phải điều chỉnh ( %): là tỷ lệ so sánh giữa số hồ sơ khai thuế phải điều chỉnh số liệu với tổng số hồ sơ khai thuế đã nộp trong năm. Tỷ lệ điều chỉnh càng thấp thì tính tuân thủ càng tốt.
Tỷ lệ hồ sơ Số hồ sơ phải điều chỉnh
phải điều = x 100 chỉnh Tổng số hồ sơ khai thuế nộp
32
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Trong chương 1, Tác giả đã trình bày khái quát về cơ sở lý luận về quản lý thuế TNDN bao gồm: Tổng quan về thuế TNDN; Khái niệm quản lý thuế TNDN; Đặc điểm quản lý thuế TNDN; Căn cứ và phương pháp tính thuế TNDN; Vai trò của quản lý thuế TNDN. Nội dung quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp: Công tác lập kế hoạch dự toán thu thuế; Công tác quản lý căn cứ tính thuế; Công tác quản lý đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế; Công tác tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế; Công tác kiểm tra, thanh tra thuế; Quản lý nợ thuế, cưỡng chế nợ thuế. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thuế TNDN: Yếu tố khách quan; Yếu tố chủ quan. Đây là cơ sở lý thuyết, là nền tảng để phân tích, đánh giá thực trạng quản lý thuế TNDN tại Cục thuế tỉnh Tây Ninh.
33
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ THU THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI CỤC THUẾ TỈNH TÂY NINH