8. Kết cấu của luận văn
3.2.5. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thuế thu nhập doanh nghiệp
Công tác thanh kiểm tra thuế TNDN tại DN là rất quan trọng. Việc này giúp CQT phát hiện và xử lý các trường hợp gian lận thuế, bổ sung nguồn thu thuế cho NSNN tạo sự công bằng trong việc chấp hành chính sách thuế của DN. Đồng thời DN có thể rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm trong quản lý tài chính, kế toán.
Qua nghiên cứu, luận văn đề xuất một số giải pháp hoàn thiện thanh kiểm tra thuế thu nhập doanh nghiệp được thể hiện theo bảng sau:
82
Bảng 3.3 Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác thanh kiểm tra thuế thu nhập doanh nghiệp.
STT Giải pháp Thực hiện Mục tiêu
1
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm
tra các DN có dấu hiệu chuyển giá.
- Thành lập bộ phận thanh tra chuyên trách về chống chuyển giá đối với các DN có giao dịch liên kết.
- Chủ động phối hợp cùng Tổng Cục Thuế phát hiện và xử lý các hành vi chuyển giá trên địa bàn tỉnh.
- Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu đáp ứng được yêu cầu khai thác, phân tích rủi ro và làm căn cứ để xác định giá thị trường đối với giao dịch liên kết.
Hạn chế tối đa các doanh nghiệp lợi dụng chính sách thuế thực hiện chuyển giá, trốn thuế.
2
Nâng cao chất lượng thanh tra,
kiểm tra
- Tăng cường thanh kiểm tra đối với các DN có độ rủi ro thuế cao như chế biến nông lâm thủy hải sản; thương mại xuất khẩu qua cửa khẩu đất liền, xuất khẩu thanh toán qua nhiều bên liên quan.
- Phải đảm bảo việc thanh tra không phải là yếu tố quá nặng nề, gây áp lực, ảnh hưởng đến công tác chuyên môn, nghiệp vụ của đơn vị
- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác thanh tra, kiểm tra
Công tác thanh tra, kiểm tra người nộp thuế đạt trình độ
chuyên nghiệp,
chuyên sâu, hiệu quả trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin để phân tích, đánh giá rủi ro, phân loại người nộp thuế; áp dụng hiệu quả các kỹ năng thanh tra, kiểm tra để phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi chuyển giá, gian lận thuế, trốn thuế, giải
83
quyết chính xác, kịp thời các trường hợp khiếu nại, tố cáo về thuế của người nộp thuế. 3 Nâng cao chất lượng và ý thức trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ, thanh tra, kiểm tra thuế
- Công chức công tác tại bộ phận thanh kiểm tra cần phải là người được đào tạo chuyên nghiệp cả lĩnh vực thuế và kế toán, có tinh thần trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp.
Tổ chức thi sát hạch kiến thức và kỹ năng thanh tra, kiểm tra toàn ngành hàng năm. Định kỳ đánh giá chất lượng thanh tra, kiểm tra.
- Thường xuyên có kế hoạch cử đi học tập, tham gia các hội thảo trong và ngoài nước để có thể phát hiện các trường hợp không tuân thủ mang tính thời sự, tinh vi.
Hoàn thiện và nâng cao năng lực đội ngũ thanh tra, kiểm tra theo hướng chuyên sâu, chuyên nghiệp và có đạo đức nghề nghiệp.
(Nguồn: tác giả đề xuất)
Áp dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý thuế là một yêu cầu cải cách, hiện đại hóa ngành thuế đã được Quốc hội, Chính phủ và Bộ Tài chính khẳng định. Tuy nhiên, cần tiếp tục triển khai chuyên sâu hơn và đưa công nghệ vào từng nội dung cụ thể. Đổi mới công tác thanh tra, kiểm tra dựa trên hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin về DN cũng như các ứng dụng phân tích đánh giá rủi ro để xác định đúng đối tượng cần thanh kiểm tra, khôn gây khó khăn cho NNT chấp hành tốt pháp luật Thuế.
84
3.2.6. Hoàn thiện công tác cưỡng chế, thu nợ và xử lý vi phạm thuế.
Công tác theo dõi nợ thuế những năm gần đây đã đảm bảo được tính chính xác, kịp thời và liên tục tuy nhiên để nâng cao hơn nữa hiệu quả cần phải chú trọng hơn nữa vào ba đối tượng chính yếu sau: Các quy định của pháp luật, lực lượng công chức thực hiện và trang thiết bị hỗ trợ.
Các quy định về quản lý thuế vẫn theo đuổi mục tiêu hỗ trợ nền sản xuất trong nước bằng chính sách ân hạn thuế. Lợi dụng chính sách này của Nhà nước mà các doanh nghiệp đã cố tình kéo dài thời hạn nộp thuế của Nhà nước để chiếm dụng vốn, để bỏ trốn…. Như vậy, cán bộ theo dõi nợ thuế không phải chỉ theo dõi số nợ thuế phát sinh của DN trên sổ sách kế toán mà còn phải chủ động theo dõi cả tình hình hoạt động của các DN có gia hạn thuế. Tổ chức kiểm tra, xác minh đảm bảo số tiền thuế mà DN nợ là nằm trong khả năng chi trả của DN, trong một khoảng thời gian nhất định. Có cơ chế thường xuyên tổng hợp, báo cáo tình hình nợ đọng thuế tại mỗi Đơn vị, có phân tích nguyên nhân, các biện pháp để triển khai hiệu quả.
Hệ thống sổ sách, phần mềm theo dõi phải đảm bảo chính xác, nhanh chóng cảnh báo các đối tượng có phát sinh thuế nợ đọng quá hạn để kip thời đốc thu.
Việc áp dụng các chế tài xử phạt đúng sẽ mang tính chất răn đe nâng cao sự tuân thủ của NNT và gia tăng tính công bằng trong việc tuân thủ thuế. NNT khi có hành vi trốn thuế, gian lận thuế thì mức xử phạt phải cao, đối với trường hợp DN, NNT có hành vi vi phạm thủ tục thuế không nghiêm trọng, có tình tiết giảm nhẹ thì xử phạt hình thức cảnh cáo để nhắc nhở NNT tuân thủ thuế tốt hơn, có như vậy mới tạo được sự đồng thuận trong công tác quản lý thuế, đồng thời đảm bảo tính răn đe.
Một số mục tiêu cụ thể:
- Hạn chế nợ mới phát sinh lớn, phấn đấu nợ có khả năng thu đến thời điểm 31/12 hàng năm không vượt quá 5% so với số thực hiện thu NSNN của năm đó;
- Tỷ lệ thu nợ đạt tối thiểu 80% nợ có khả năng thu thời điểm 31/12 hàng năm; - Ban hành 100% thông báo nợ tiền thuế, tiền phạt và tiền chậm nộp phải ban hành đối với các khoản nợ đã quá 30 ngày, quá 60 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế mà người nộp thuế chưa nộp tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp, gửi người nộp thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế bằng phương thức điện tử.
- Ban hành 100% quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế đối với các khoản nợ phải ban hành theo quy định của Luật Quản lý thuế.
85
- Giải quyết 100% các khoản nợ chờ xử lý, điều chỉnh còn tồn đọng tại thời điểm 31/12 hàng năm trước ngày 31/01 năm sau. Không để nợ chờ xử lý, điều chỉnh kéo dài. - Tỷ lệ hồ sơ gia hạn nộp thuế được giải quyết đúng thời hạn quy định đạt tối thiểu 95%.