Công tác quản lý đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại cục thuế tỉnh tây ninh (Trang 26 - 28)

8. Kết cấu của luận văn

1.2.3 Công tác quản lý đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế

Thực hiện tốt công tác kê khai thuế để quản lý căn cứ tính thuế tốt hơn. Quản lý căn cứ tính thuế là nội dung quan trọng nhất của công tác quản lý thu thuế TNDN. Việc quản lý tốt này giúp xác định chính xác căn cứ tính thuế như doanh thu, chi phí được trừ, thu nhập chịu thuế khác, các khoản thu nhập được miễn thuế, các trường hợp ưu đãi, miễn, giảm thuế và các mức thuế suất tương ứng có tính quyết định đến việc thu đúng, thu đủ, thu kịp thời của loại thuế này.

Hiện nay, người nộp thuế kê khai, nộp thuế TNDN theo nguyên tắc:

- Người nộp thuế phải tính, xác định số tiền thuế phải nộp ngân sách Nhà nước và kê khai chính xác, trung thực, đầy đủ các nội dung trong tờ khai thuế với cơ quan thuế theo mẫu do Bộ Tài chính quy định và nộp đủ các chứng từ, tài liệu quy định trong hồ sơ khai thuế.

- Người nộp thuế khai thuế thu nhập doanh nghiệp là khai theo từng lần phát sinh, khai quyết toán năm hoặc khai quyết toán thuế đến thời điểm có quyết định về việc doanh nghiệp thực hiện chia; hợp nhất; sáp nhập; chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; giải thể; chấm dứt hoạt động.

- Người nộp thuế tạm nộp số thuế TNDN theo quý và quyết toán năm. * Nguyên tắc quyết toán thuế TNDN:

- Quyết toán thuế là việc xác định số thuế phải nộp của năm tính thuế hoặc thời gian từ đầu năm tính thuế đến khi chấm dứt hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế hoặc thời

19

gian tính từ khi phát sinh đến khi chấm dứt hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật.

- Khi kết thúc kỳ tính thuế, cơ sở kinh doanh phải thực hiện quyết toán thuế Thu nhập doanh nghiệp đối với cơ quan thuế và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của tờ khai quyết toán thuế Thu nhập doanh nghiệp. Kỳ tính thuế Thu nhập doanh nghiệp là năm dương lịch.

- Doanh nghiệp nộp tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc kết thúc năm tài chính. Nếu số thuế tạm nộp trong năm thấp hơn số thuế phải nộp theo báo cáo quyết toán thuế thì cơ sở kinh doanh phải nộp đầy đủ số thuế còn thiếu trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính. Nếu số thuế tạm nộp trong năm lớn hơn số thuế phải nộp theo báo cáo quyết toán thuế thì cơ sở kinh doanh được trừ số tiền thuế nộp thừa vào số thuế phải nộp của kỳ tiếp theo.

- Đối với trường hợp doanh nghiệp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức sở hữu (kể cả giao, bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp Nhà nước), sáp nhập, chia tách, giải thể, phá sản thì thời gian nộp tờ khai quyết toán thuế trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày có quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

- Ngoài ra, sau khi đã nộp tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp cho cơ quan thuế mới phát hiện ra sai sót và cần điều chỉnh số liệu thì đơn vị thực hiện kê khai, điều chỉnh theo hướng dẫn của pháp luật quản lý thuế.

- Đối với doanh nghiệp không nộp tờ khai quyết toán thuế Thu nhập doanh nghiệp thì phải nộp thuế theo số thuế ấn định của cơ quan thuế.

Công tác quản lý khai thuế, nộp thuế TNDN được đánh giá bằng việc các doanh nghiệp nộp hồ sơ khai thuế và nộp thuế đầy đủ, đúng hạn vào NSNN, không có nợ đọng thuế.

Để quản lý tốt khâu khai thuế, nộp thuế TNDN của các doanh nghiệp, cơ quan thuế phải thực hiện đầy đủ và đúng các nội dung, các bước công việc của các quy trình xử lý kê khai và kế toán thuế, quy trình quản lý nợ thuế và quy trình cưỡng chế nợ thuế đối với thuế TNDN. Cụ thể các nội dung công việc như sau:

20

- Đối với việc xử lý khai thuế: khi nhận tờ khai thuế TNDN, cơ quan thuế phải xem xét, phân loại tờ khai, yêu cầu doanh nghiệp chỉnh sửa những sai sót hoặc yêu cầu giải trình thêm các chỉ tiêu, đồng thời có thể lựa chọn, xác định các trường hợp nghi vấn để thực hiện đôn đốc, kiểm tra sâu sát thường xuyên hơn, hạn chế các gian lận, thiếu sót có thể xảy ra trong quá trình khai thuế, nộp thuế. Đối với các trường hợp ấn định thuế do không nộp tờ khai hoặc không bổ sung, giải trình, số thuế ấn định phải được xác định theo đúng các căn cứ quy định. Hồ sơ khai thuế, thông báo ấn định thuế phải được lưu trữ và được kiểm tra, đối chiếu thường xuyên với quá trình nộp thuế, quyết toán thuế của các doanh nghiệp. Đây là căn cứ để xem xét các trường hợp nộp chậm, nộp thiếu, dây dưa tiền thuế và căn cứ để xử lý các trường hợp nói trên.

- Đối với việc theo dõi, kế toán số thuế đã nộp của doanh nghiệp: cơ quan thuế cần phối hợp với các cơ quan như Kho bạc, Ngân hàng nơi doanh nghiệp mở tài khoản để theo dõi quá trình nộp thuế của doanh nghiệp. Việc quản lý, xử lý chứng từ nộp thuế của cơ quan thuế cần phải thực hiện cụ thể, chi tiết, phát hiện các trường hợp nộp chậm, dây dưa tiền thuế để có biện pháp đôn đốc, xử lý thích hợp.

- Đối với việc xử lý nợ đọng thuế: cơ quan thuế cần phải theo dõi và nắm bắt được tình trạng nợ đọng thuế của các doanh nghiệp. Các khoản nợ thuế của doanh nghiệp được phân loại theo các tiêu thức quy định và quá trình quản lý nợ phải thực hiện các biện pháp như đôn đốc, nhắc nhở qua điện thoại, qua thông báo, phạt nộp chậm nhằm đảm bảo số tiền thuế được nộp về NSNN kịp thời nhất. Đối với các trường hợp phải cưỡng chế nợ thuế, cơ quan thuế cần phân loại, xác định các biện pháp cưỡng chế đúng tuần tự, đúng quy định.

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại cục thuế tỉnh tây ninh (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)