Khái quát về tình hình kinh tế xã hội của tỉnh Tây Ninh

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại cục thuế tỉnh tây ninh (Trang 41)

8. Kết cấu của luận văn

2.1.Khái quát về tình hình kinh tế xã hội của tỉnh Tây Ninh

2.1.1. Điều kiện tự nhiên.

Tây Ninh là tỉnh nằm ở miền Đông Nam bộ, phía Đông giáp các tỉnh Bình Dương và Bình Phước, phía Nam giáp Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Long An, phía Tây và phía Bắc giáp Vương quốc Campuchia với đường biên giới dài 240km, với 02 cửa khẩu quốc tế là Mộc Bài và Xa Mát cùng 4 cửa khẩu chính, 10 cửa khẩu phụ. Tây Ninh có 02 trục lộ giao thông quan trọng là quốc lộ 22 và quốc lộ 22B. Tây Ninh nằm ở vị trí cầu nối giữa thành phố Hồ Chí Minh và thủ đô Phnôm Pênh, Vương quốc Campuchia và là một trong những tỉnh nằm trong vùng trọng điểm kinh tế phía Nam.

Đơn vị hành chính có 01 thành phố, 02 Thị xã và 06 huyện gồm: Thành phố Tây Ninh, Thị xã Hòa Thành, Thị xã Trảng Bàng, huyện Gò Dầu, huyện Bến Cầu, huyện Dương Minh Châu, huyện Châu Thành, huyện Tân Châu và huyện Tân Biên.

2.1.2. Tình hình kinh tế xã hội.

Nằm ở vị trí tiếp giáp với các địa phương có nền kinh tế phát triển nhanh, năng động, nhất là Thành phố Hồ Chí Minh - đầu tàu kinh tế phía Nam và tỉnh Bình Dương, Tây Ninh được xem là một tỉnh giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Bên cạnh đó, Tây Ninh là cửa ngõ giao thông đường bộ quan trọng sang Campuchia và các nước ASEAN. Do vậy, đây không chỉ là một đầu mối giao thương, trung chuyển hàng hoá, dịch vụ, du lịch, thương mại giữa các nước trong tiểu vùng sông Mê Kông, mà còn là một vị trí chiến lược về quốc phòng an ninh.

Tây Ninh ngày nay còn là một vùng đất địa linh, có tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế - xã hội, nhất là tiềm năng về du lịch với nhiều điểm tham quan lý tưởng và tỉnh Tây Ninh đang đẩy mạnh đầu tư, khai thác, có thể kể đến một số điểm chính: Khu Di tích lịch sử - văn hoá và thắng cảnh Núi Bà Đen; quần thể Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Trung ương Cục miền Nam; Hồ Dầu Tiếng; Toà Thánh Cao Đài…

Có ưu thế được thiên nhiên ưu đãi về thổ nhưỡng, khí hậu ổn định, không gian xanh chiếm diện tích lớn, Tây Ninh luôn chú trọng phát triển kinh tế theo hướng bền

34

vững, dựa trên thế mạnh kinh tế nông nghiệp, đặc biệt là cao su, mía, mì, đậu phộng; đẩy mạnh phát triển các lĩnh vực kinh tế xanh như thương mại - dịch vụ...

Cùng với đó, tỉnh Tây Ninh rất quan tâm đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu kinh tế, cửa khẩu, tạo điều kiện phát triển kinh tế biên mậu. Kêu gọi, thu hút các nhà đầu tư vào đầu tư, khai thác ở các ngành, lĩnh vực kinh tế lợi thế, tiềm năng như: công nghiệp tinh chế sản phẩm nông nghiệp; công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp công nghệ cao. Đến nay, Khu Công nghiệp Trảng Bàng, Khu Chế xuất Linh Trung III, Khu Công nghiệp Chà Là cơ bản đã được lấp đầy; Khu Liên hợp Công nghiệp - Đô thị - Dịch vụ Phước Đông - Bời Lời, Khu Công nghiệp Thành Thành Công thu hút nhiều dự án đầu tư quy mô lớn, công nghệ tiên tiến, tạo điều kiện thúc đẩy công nghiệp tỉnh phát triển. Các doanh nghiệp có sự quan tâm đầu tư đổi mới trang thiết bị, máy móc, công nghệ, nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm.

Nhìn chung, tình hình kinh tế tiếp tục tăng trưởng ổn định, giá trị sản xuất các ngành công nghiệp và dịch vụ tăng khá cao. Khu vực dịch vụ, nông nghiệp tiếp tục được tỉnh đẩy mạnh thu hút đầu tư để phát huy tiềm năng, thế mạnh. Các dự án trung tâm thương mại tại Thành phố Tây Ninh đang được đẩy nhanh tiến độ thực hiện.

Tuy nhiên, tình hình sản xuất nông nghiệp vẫn chưa hết khó khăn, tăng trưởng chậm lại do ảnh hưởng của nhiều yếu tố như thời tiết, dịch bệnh, giá cả. Các dự án nông nghiệp dù được tích cực triển khai nhưng đang trong giai đoạn chuyển đổi, giá trị sản phẩm ít, chưa tác động đáng kể đến giá trị sản xuất toàn ngành...

2.2. Khái quát vềCục Thuế tỉnh Tây Ninh và hoạt động thu thuế trên địa bàn tỉnh Tây Ninh. tỉnh Tây Ninh.

2.2.1. Khái quát về Cục Thuế tỉnh Tây Ninh.

Cục Thuế tỉnh Tây Ninh là cơ quan quản lý hành chính của Nhà nước, có chức năng tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế, phí lệ phí và các khoản thu khác của ngân sách Nhà nước (sau đây gọi chung là thuế) trên địa bàn theo quy định của Pháp luật. Cục Thuế tỉnh Tây Ninh vừa chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Tổng cục Thuế về nghiệp vụ, vừa chịu sự lãnh đạo nhiều mặt của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh.

Tính đến hết tháng 12 năm 2018, Cục Thuế tỉnh Tây Ninh có 518 công chức. Trong đó lãnh đạo Cục Thuế: 03 công chức, gồm 01 Cục trưởng, 02 Phó cục trưởng;

35

Trưởng phòng: 12 công chức; Phó trưởng phòng 27 công chức; Chi cục trưởng 09 công chức; Phó chi cục trưởng 23 công chức.

Đội ngũ cán bộ công chức, viên chức thuộc Cục Thuế tỉnh Tây Ninh có trình độ tương đối đồng đều, với lượng công chức thuế có trình độ đại học là chiếm đa số (Chi tiết tại Bảng 2.1).

Bảng 2.1 Biên chế công chức tại Văn phòng Cục Thuế tỉnh Tây Ninh

(Nguồn: Cục Thuế tỉnh Tây Ninh, 2019)

Căn cứ Quyết định số 502/QĐ-TCT ngày 29/3/2010 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế quy định chức năng, nhiệm vụ của các phòng thuộc Cục Thuế, cụ thể:

- Phòng Tuyên truyền - Hỗ trợ người nộp thuế - Phòng Kê khai và Kế toán thuế

- Phòng Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế

- Phòng Kiểm tra thuế số 1, 2

- Phòng Thanh tra thuế

- Phòng Tổng hợp - Nghiệp vụ - Dự toán

- Phòng Quản lý thuế thu nhập cá nhân

- Phòng Kiểm tra nội bộ

Chỉ Tiêu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Người Tỷ lệ (%) Người Tỷ lệ (%) Người Tỷ lệ (%) 1- Tổng số cán bộ 560 100 534 100 518 100 2.1- Theo trình độ 560 100 534 100 518 100 - Sau Đại học 11 1,9 11 2,0 11 2,12 - Đại học 423 75,5 410 76,7 398 76,83 - Cao đẳng 3 0,5 3 0,5 3 0,5 - Trung cấp 113 20,1 100 18,72 96 18,53 - Khác 10 2,0 10 2,08 10 1,93 2.2- Theo giới tính 560 100 534 100 518 100 - Nam 362 64,64 341 341 63,85 327 63,13 - Nữ 198 35,36 193 36,15 191 36,87

36

- Phòng Tin học

- Phòng Tổ chức cán bộ

- Phòng Hành chính - Quản trị - Tài vụ - ấn chỉ

* Tổ chức bộ máy quản lý:

Cục Thuế tỉnh Tây Ninh được tổ chức thành 12 phòng chuyên môn và 09 Chi cục Thuế trực thuộc:

Sơ đồ 2.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy theo mô hình chức năng

CỤC TRƯỞNG PHÓ CỤC TRƯỞNG PHÓ CỤC TRƯỞNG Phòng Tuyên truyền và Hỗ trợ Phòng Kiểm tra thuế số 1 Phòng Kiểm tra thuế số 2 Phòng Kê khai và Kế toán thuế Phòng QL thuế Thu nhập CN Phòng QL nợ và cưỡng chế nợ thuế Phòng Tổ chức cán bộ Phòng Thanh tra thuế Phòng Kiểm tra nội bộ Phòng Tin học Phòng Hành chính - QT - TV- Ấn chỉ Chi cục Thuế Thành phố Tây Ninh Chi cục Thuế huyện Dương M.Châu Chi cục Thuế huyện Hòa Thành Chi cục Thuế huyện Gò Dầu Chi cục Thuế huyện Bến Cầu Chi cục Thuế huyện Trảng Bàng Chi cục Thuế huyện Tân Châu Chi cục Thuế huyện Tân Biên Chi cục Thuế huyện Châu Thành Phòng Tổng hợp- Nghiệp vụ -Dự toán

(Nguồn: Cục Thuế tỉnh Tây Ninh, 2020)

2.2.2 Công tác quản lý thu thuế.

Cục Thuế tỉnh Tây Ninh luôn hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch được giao, số thu NSNN năm sau luôn cao hơn năm trước (xem Bảng 2.3). Đối với thuế TNDN hàng năm chiếm tỷ trọng từ 23% đến 25,60 % trên tổng số thu nội địa do Cục thuế tỉnh Tây Ninh quản lý và có xu hướng ngày càng tăng qua các năm.

37

Bảng 2.3 Kết quả thu các loại thuế trên địa bàn tỉnh Tây Ninh năm 2016-2018 Đơn vị: Triệu đồng

STT Nội dung Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Ghi chú

1 Thuế GTGT 1.201.399 1.398.556 1.667.623 2 Thuế TNDN 557.101 688.381 819.708 3 Thuế TTĐB 3.811 3.989 4.110 4 Thuế TNCN 599.645 611.655 649.223 5 Thuế Tài nguyên 58.866 59.545 62.387 Tổng cộng 2.420.822 2.762.126 3.203.051

(Nguồn: Cục Thuế tỉnh Tây Ninh)

Qua số liệu trên cho ta thấy:

Căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Tây Ninh ngành thuế đã xây dựng dự toán thu sát với tốc tăng trưởng và phát triển trên địa bàn có tính khả thi cao, bao quát hết các nguồn thu các sắc thuế.

Để hoàn thành vượt mức nhiệm vụ thu ngân sách ngành thuế đã chủ động đề xuất với Uỷ ban nhân dân tỉnh Tây Ninh giao sớm dự toán thu cho Cục Thuế ngay từ những ngày đầu năm để Cục Thuế chủ động tổ chức triển khai nhiệm vụ thu của mình.

Việc triển khai nhiệm vụ thu ngân sách hàng năm được Cục Thuế cụ thể hoá cho từng phòng ngiệp vụ liên quan, từng Chi cục trực thuộc ngay từ cuối năm trước và thực tế phát sinh trong từng tháng từng quý, để đề ra các biện pháp cụ thể, thu đúng thu đủ thu kịp thời tiền thuế vào ngân sách Nhà nước, hạn chế nợ đọng phát sinh, chống thất thu ngân sách do vậy năm nào ngành thuế Tây Ninh hoàn thành vượt mức nhiệm vụ thu ngân sách.

Dự toán từ năm 2016 đến năm 2018 giao cho ngành thuế Tây Ninh tăng dần, năm 2016 là 4.235 tỷ đồng, năm 2017 là 5.950 tỷ đồng đến năm 2018 là 6.727,5 tỷ tăng 158% (Bao gồm luôn các loại hình thu khác, phí, lệ phí…). Mặc dù dự toán giao cao nhưng năm nào ngành thuế Tây Ninh cũng hoàn thành suất sắc nhiệm vụ thu ngân sách qua 3 năm số thu nộp thuế và phí, tăng 1.986 tỷ đồng.

Tây Ninh là một tỉnh trình độ dân trí thấp nền kinh tế sản xuất hàng hoá chưa phát triển, giao thông đi lại khó khăn địa bàn thu lại trải rộng 09 huyện, thị xã, thành

38

phố (các huyện, thị xã, thành phố đều có những xã đặc biệt khó khăn). Song ngành thuế Tây Ninh đã tranh thủ được sự giúp đỡ của cấp uỷ, chính quyền các huyện, thị xã, thành phố, các tổ chức cá nhân nộp thuế đã hoàn thành nhiệm vụ thu thuế.

2.3. Phân tích thực trạngquản lý thuế TNDN tại Cục thuế tỉnh Tây Ninh

Trong những năm vừa qua, Cục Thuế tỉnh Tây Ninh triển khai nhiệm vụ thu ngân sách trong bối cảnh kinh tế diễn biến phức tạp, khó lường; khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới đã tác động tiêu cực đến nền kinh tế nước ta nói chung và tỉnh Tây Ninh nói riêng, các hoạt động sản xuất kinh doanh sụt giảm, nhiều ngành nghề sản xuất bị thu hẹp. Bên cạnh đó việc thực hiện Nghị quyết số 19-2018/NQ-CP của Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia của Chính phủ, Luật số 71/2014/QH13 ngày 26/11/2014 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế bổ sung một số ngành được hưởng ưu đãi thuế TNDN như doanh nghiệp chế biến nông sản được miễn thuế…nhằm hỗ trợ, thúc đẩy, phát triển sản xuất kinh doanh, tạo đà kích thích tăng trưởng kinh tế cũng đã tác động ảnh hưởng đến nhiệm vụ thu ngân sách trên địa bàn nói chung và thu thuế TNDN nói riêng.

Tuy nhiên, Cục Thuế tỉnh Tây Ninh luôn phấn đấu hoàn thành và vượt chỉ tiêu dự toán giao nói chung và thuế TNDN nói riêng. Số thuế TNDN luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu thuế ngoài quốc doanh và biến động theo các năm do ảnh hưởng chính sách và tác động của nền kinh tế. Để thấy rõ hơn thực trạng quản lý thuế TNDN trên địa bàn tỉnh Tây Ninh ta cần nghiên cứu từng nội dung quản lý cụ thể như: lập kế hoạch dự toán thu thuế thu nhập doanh nghiệp, quản lý người nộp thuế, quản lý căn cứ tính thuế, quản lý kê khai nộp thuế, công tác tuyên truyền hỗ trợ NNT, công tác thanh tra kiểm tra.

2.3.1Công tác lập kế hoạch dự toán thu thuế (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hàng tháng, quý, Phòng Tổng hợp - Nghiệp vụ - Dự toán tham mưu cho Lãnh đạo Cục thuế ra thông báo giao dự toán quý trên cơ sở dự toán năm đã được phê duyệt và báo cáo dự kiến số thu của tháng (trước ngày 15 hàng tháng), báo cáo dự kiến số thu của quý sau (trước ngày 20 tháng cuối quý báo cáo) trên cơ sở báo cáo nguồn thu, số thực hiện thu NSNN của quý trước. Căn cứ thông báo giao dự toán quý của Cục Thuế, các Phòng Kiểm tra thuế thuộc Văn phòng cơ quan Cục Thuế và các Chi cục Thuế triển khai thực hiện. Việc phân bổ và giao dự toán thu thuế TNDN trên địa bàn tỉnh Tây Ninh năm 2016 – 2018.

39

Bảng 2.4 Dự toán thu thuế TNDN trên địa bàn tỉnh Tây Ninh năm 2016-2018.

Đơn vị tính: Triệu VNĐ.

STT Nội dung Đơn vị Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

1

Thu từ khu vực DN do NN giữ vai trò chủ đạo.

Trung Ương quản lý

Phòng Thanh tra Kiểm tra

số 2

52.149 63.527 75.853

2

Thu từ khu vực DN do NN giữ vai trò chủ đạo.

Địa phương quản lý

Phòng Thanh tra Kiểm tra

số 2

31.985 38.963 46.524

3 Thu từ khu vực DN có vốn ĐTNN

Phòng Thanh tra Kiểm tra

số 1

237.800 289.685 345.891

4 Thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh

Phòng Thanh tra Kiểm tra

số 1 146.018 177.876 212.389 5 Các doanh nghiệp do các Chi cục thuế quản lý Các chi cục thuế huyện, thị xã, thành phố 82.048 99.949 119.343 Tổng cộng 550.000 670.000 800.000

(Nguồn: Cục thuế tỉnh Tây Ninh)

Qua bảng phân bổ dự toán thu thuế TNDN và Kết quả thu các loại thuế trên địa bàn tỉnh Tây Ninh năm 2016-2018 có thể thấy, nhìn tổng thể qua các năm Cục thuế tỉnh Tây Ninh đều hoàn thành dự toán thu thuế TNDN. Ngoài ra, qua bảng phân bổ có thể thấy thuế TNDN tập trung tại Phòng Kiểm tra thuế số 1 là phòng quản lý các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, kinh tế ngoài quốc doanh.

Nhìn chung, công tác lập dự toán thu thuế TNDN, phân tích nguồn thu của Cục Thuế tỉnh Tây Ninh thực hiện tương đối tốt, có tính khả thi cao. Tuy nhiên, công tác dự toán thuế của Cục Thuế tỉnh Tây Ninh vẫn còn bộc lộ một số hạn chế nhất định như: Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, việc phân tích nguồn thu chưa sát thực tế, số dự toán thường được tính trên số thực hiện của năm thực hiện nhân theo tỷ lệ tăng trưởng 5%, 10% hoặc 15% tùy theo tình hình tăng trưởng kinh tế chung trên địa bàn. Việc lập dự toán chưa tính tỷ lệ thu hồi nợ đọng

40

thuế TNDN. Do đó, số thu thuế TNDN năm dự toán chưa sát với tiềm năng của từng doanh nghiệp.

2.3.2Công tác quản lý căn cứ tính thuế (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong việc quản lý căn cứ tính thuế điều quan trọng là phải kiểm soát được doanh thu, các khoản chi phí, các định mức về sử dụng lao động, vật tư, tài sản…; phải có biện pháp phân tích, kiểm tra tại cơ quan thuế phù hợp nhằm kiểm soát việc khai thuế của doanh nghiệp và lựa chọn đối tượng cần phải kiểm tra, thanh tra tại trụ sở của đối tượng nộp thuế một cách có hiệu quả. Cụ thể là:

- Kiểm tra tờ khai quyết toán thuế TNDN, từng lần phát sinh thu nhập về các chỉ tiêu doanh số, chi phí được trừ, thuế suất áp dụng, tỷ lệ giảm hoặc miễn thuế. Đối chiếu với tình hình sản xuất kinh doanh, quy mô kinh doanh… Kiểm tra số thuế TNDN tạm nộp hàng quý của doanh nghiệp.

- Kiểm soát hệ thống định mức kinh tế, kỹ thuật của các doanh nghiệp và tình hình thực hiện định mức thông qua kê khai chi phí khi xác định thuế TNDN phải nộp.

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại cục thuế tỉnh tây ninh (Trang 41)