8. Kết cấu của luận văn
2.3. Phân tích thực trạng quản lý thuế TNDN tại Cục thuế tỉnh Tây Ninh
Trong những năm vừa qua, Cục Thuế tỉnh Tây Ninh triển khai nhiệm vụ thu ngân sách trong bối cảnh kinh tế diễn biến phức tạp, khó lường; khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới đã tác động tiêu cực đến nền kinh tế nước ta nói chung và tỉnh Tây Ninh nói riêng, các hoạt động sản xuất kinh doanh sụt giảm, nhiều ngành nghề sản xuất bị thu hẹp. Bên cạnh đó việc thực hiện Nghị quyết số 19-2018/NQ-CP của Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia của Chính phủ, Luật số 71/2014/QH13 ngày 26/11/2014 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế bổ sung một số ngành được hưởng ưu đãi thuế TNDN như doanh nghiệp chế biến nông sản được miễn thuế…nhằm hỗ trợ, thúc đẩy, phát triển sản xuất kinh doanh, tạo đà kích thích tăng trưởng kinh tế cũng đã tác động ảnh hưởng đến nhiệm vụ thu ngân sách trên địa bàn nói chung và thu thuế TNDN nói riêng.
Tuy nhiên, Cục Thuế tỉnh Tây Ninh luôn phấn đấu hoàn thành và vượt chỉ tiêu dự toán giao nói chung và thuế TNDN nói riêng. Số thuế TNDN luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu thuế ngoài quốc doanh và biến động theo các năm do ảnh hưởng chính sách và tác động của nền kinh tế. Để thấy rõ hơn thực trạng quản lý thuế TNDN trên địa bàn tỉnh Tây Ninh ta cần nghiên cứu từng nội dung quản lý cụ thể như: lập kế hoạch dự toán thu thuế thu nhập doanh nghiệp, quản lý người nộp thuế, quản lý căn cứ tính thuế, quản lý kê khai nộp thuế, công tác tuyên truyền hỗ trợ NNT, công tác thanh tra kiểm tra.
2.3.1Công tác lập kế hoạch dự toán thu thuế
Hàng tháng, quý, Phòng Tổng hợp - Nghiệp vụ - Dự toán tham mưu cho Lãnh đạo Cục thuế ra thông báo giao dự toán quý trên cơ sở dự toán năm đã được phê duyệt và báo cáo dự kiến số thu của tháng (trước ngày 15 hàng tháng), báo cáo dự kiến số thu của quý sau (trước ngày 20 tháng cuối quý báo cáo) trên cơ sở báo cáo nguồn thu, số thực hiện thu NSNN của quý trước. Căn cứ thông báo giao dự toán quý của Cục Thuế, các Phòng Kiểm tra thuế thuộc Văn phòng cơ quan Cục Thuế và các Chi cục Thuế triển khai thực hiện. Việc phân bổ và giao dự toán thu thuế TNDN trên địa bàn tỉnh Tây Ninh năm 2016 – 2018.
39
Bảng 2.4 Dự toán thu thuế TNDN trên địa bàn tỉnh Tây Ninh năm 2016-2018.
Đơn vị tính: Triệu VNĐ.
STT Nội dung Đơn vị Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
1
Thu từ khu vực DN do NN giữ vai trò chủ đạo.
Trung Ương quản lý
Phòng Thanh tra Kiểm tra
số 2
52.149 63.527 75.853
2
Thu từ khu vực DN do NN giữ vai trò chủ đạo.
Địa phương quản lý
Phòng Thanh tra Kiểm tra
số 2
31.985 38.963 46.524
3 Thu từ khu vực DN có vốn ĐTNN
Phòng Thanh tra Kiểm tra
số 1
237.800 289.685 345.891
4 Thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh
Phòng Thanh tra Kiểm tra
số 1 146.018 177.876 212.389 5 Các doanh nghiệp do các Chi cục thuế quản lý Các chi cục thuế huyện, thị xã, thành phố 82.048 99.949 119.343 Tổng cộng 550.000 670.000 800.000
(Nguồn: Cục thuế tỉnh Tây Ninh)
Qua bảng phân bổ dự toán thu thuế TNDN và Kết quả thu các loại thuế trên địa bàn tỉnh Tây Ninh năm 2016-2018 có thể thấy, nhìn tổng thể qua các năm Cục thuế tỉnh Tây Ninh đều hoàn thành dự toán thu thuế TNDN. Ngoài ra, qua bảng phân bổ có thể thấy thuế TNDN tập trung tại Phòng Kiểm tra thuế số 1 là phòng quản lý các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, kinh tế ngoài quốc doanh.
Nhìn chung, công tác lập dự toán thu thuế TNDN, phân tích nguồn thu của Cục Thuế tỉnh Tây Ninh thực hiện tương đối tốt, có tính khả thi cao. Tuy nhiên, công tác dự toán thuế của Cục Thuế tỉnh Tây Ninh vẫn còn bộc lộ một số hạn chế nhất định như: Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, việc phân tích nguồn thu chưa sát thực tế, số dự toán thường được tính trên số thực hiện của năm thực hiện nhân theo tỷ lệ tăng trưởng 5%, 10% hoặc 15% tùy theo tình hình tăng trưởng kinh tế chung trên địa bàn. Việc lập dự toán chưa tính tỷ lệ thu hồi nợ đọng
40
thuế TNDN. Do đó, số thu thuế TNDN năm dự toán chưa sát với tiềm năng của từng doanh nghiệp.
2.3.2Công tác quản lý căn cứ tính thuế
Trong việc quản lý căn cứ tính thuế điều quan trọng là phải kiểm soát được doanh thu, các khoản chi phí, các định mức về sử dụng lao động, vật tư, tài sản…; phải có biện pháp phân tích, kiểm tra tại cơ quan thuế phù hợp nhằm kiểm soát việc khai thuế của doanh nghiệp và lựa chọn đối tượng cần phải kiểm tra, thanh tra tại trụ sở của đối tượng nộp thuế một cách có hiệu quả. Cụ thể là:
- Kiểm tra tờ khai quyết toán thuế TNDN, từng lần phát sinh thu nhập về các chỉ tiêu doanh số, chi phí được trừ, thuế suất áp dụng, tỷ lệ giảm hoặc miễn thuế. Đối chiếu với tình hình sản xuất kinh doanh, quy mô kinh doanh… Kiểm tra số thuế TNDN tạm nộp hàng quý của doanh nghiệp.
- Kiểm soát hệ thống định mức kinh tế, kỹ thuật của các doanh nghiệp và tình hình thực hiện định mức thông qua kê khai chi phí khi xác định thuế TNDN phải nộp. Phân tích đối chiếu để kịp thời giải đáp các vướng mắc của doanh nghiệp.
- Lựa chọn kiểm tra, thanh tra tình hình khai thuế TNDN, kiểm tra việc chấp hành các định mức về chi phí…Xác định mức độ chính xác của sổ sách kế toán, phát hiện các trường hợp kê khai nộp thuế không chính xác.
Hằng năm phòng Thanh tra Cục Thuế thực hiện kiểm tra sơ bộ tất cả các loại hồ sơ khai thuế TNDN, phân tích, đánh giá, lựa chọn các cơ sở kinh doanh có rủi ro về thuế để lập danh sách phải thanh tra, kiểm tra. Các doanh nghiệp thuộc rủi ro cao được quy định tại Thông tư số 204/2015/TT-BTC ngày 21/12/2015 của Bộ Tài chính quy định về áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế:
➢ Tính đến thời điểm đánh giá thuộc một trong các trường hợp dưới đây: - Chưa kê khai, nộp hồ sơ khai thuế và nộp thuế đầy đủ, đúng hạn ít nhất 1/3 (một phần ba) số tờ khai theo quy định trong vòng thời gian 12 tháng.
- Các kỳ kê khai âm về thuế giá trị gia tăng liên tục trên mức trung bình so với bình quân chung của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cùng lĩnh vực, ngành nghề. - Có số lỗ lũy kế vượt quá 50% (năm mươi phần trăm) vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp tính đến thời điểm đánh giá.
41
- Người nộp thuế thuộc trường hợp bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế, nợ tiền chậm nộp, tiền phạt, phí, lệ phí hoặc các khoản thu khác phải nộp ngân sách Nhà nước theo quy định của pháp luật.
➢ Trong thời gian 02 (hai) năm liên tục trở về trước tính đến ngày đánh giá; hoặc từ ngày thành lập đến ngày đánh giá đối với NNT thành lập chưa tròn 02 (hai) năm thuộc một trong các trường hợp dưới đây:
- Hai (02) lần trở lên bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế, ấn chỉ thuế với tổng mức phạt tiền vượt thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm về thủ tục thuế.
- Bị các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về các hành vi trốn thuế, gian lận thuế; hoặc bị xử phạt vi phạm trong lĩnh vực kế toán.
- Bị cơ quan thuế xử lý hành chính về hành vi không chấp hành quyết định kiểm tra, thanh tra thuế, cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế.
- Có hành vi vi phạm pháp luật hình sự, bị khởi tố, điều tra.
- Bị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền qua thanh tra, kiểm tra, quản lý, giám sát đánh giá không tuân thủ pháp luật thuế, pháp luật hải quan.
➢ Có hành vi sử dụng ấn chỉ thuế bất hợp pháp hoặc sử dụng bất hợp pháp ấn chỉ thuế.
* Quản lý doanh thu tính thuế
Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là yếu tố có ảnh hưởng quyết định đến việc xác định thu nhập chịu thuế và số thuế phải nộp. Doanh thu của các đối tượng nộp thuế có thể nhận được từ nhiều nguồn khác nhau, do đó cơ quan thuế rất khó kiểm soát, theo dõi. Để đảm bảo tính đúng số thuế TNDN mà đơn vị phải nộp, cơ quan thuế phải lưu ý đến rất nhiều vấn đề, trong đó đặc biệt phải quan tâm quản lý chặt chẽ doanh thu tính thuế.
Về nguyên tắc, các doanh nghiệp tính thuế theo phương pháp kê khai phải phản ánh một cách trung thực kịp thời và đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ kế toán trên các nguyên tắc ghi nhận doanh thu tính thuế. Tuy nhiên, trên thực tế các doanh nghiệp thường tìm mọi cách che bớt doanh thu trong kỳ tính thuế, nhằm làm giảm thu nhập tính thuế. Việc che dấu doanh thu không phản ánh thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị mình nhằm làm giảm số thuế TNDN phải nộp trong kỳ thường gặp ở các doanh nghiệp đó là:
42
- Hiện nay theo quy định, khi bán hàng hóa dịch vụ có giá trị thanh toán trên 2.000.000 đồng, người bán phải có trách nhiệm xuất hóa đơn cho khách hàng. Tuy nhiên, người bán hàng thường lợi dụng thói quen của khách hàng khi mua hàng hóa dịch vụ thường không lấy hóa đơn hoặc thông đồng với người mua để mua giá bán thấp hơn rất nhiều so với thực tế thanh toán.
- Qua thực tế công tác quản lý thu thuế TNDN, việc quản lý doanh thu của các đối tượng hết sức khó khăn vì doanh thu nhận được từ rất nhiều hoạt động, từ rất nhiều chủ thể hoạt động tại rất nhiều địa bàn, lĩnh vực hoạt động. Hơn nữa, việc nhận biết tình hình thay đổi doanh thu hết sức khó khăn bởi hoạt động kinh doanh của người nộp thuế biến động qua các thời kỳ khác nhau theo quy luật của kinh tế thị trường.
Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp kinh doanh thương mại còn vừa bán buôn, vừa bán lẻ nhưng hoạt động kinh doanh bán lẻ chỉ hạch toán doanh thu theo giá bán buôn. Hoặc những công ty mà hoạt động xuất khẩu là chính có thể không xuất hóa đơn và ghi nhận doanh thu với hàng bán trong nước.
Một số doanh nghiệp sản xuất vừa có hoạt động gia công, vừa có hoạt động sản xuất nhưng khi hạch toán lại hạch toán doanh thu hoạt động sản xuất như doanh thu hoạt động gia công.
Tất cả những hoạt động trên cho thấy, công tác hạch toán, chấp hành chế độ kế toán thống kê ở các đơn vị kinh doanh hiện nay đang hết sức lỏng lẻo. Các doanh nghiệp bằng mọi cách che dấu doanh thu, thậm chí cán bộ thuế xuống kiểm tra còn cung cấp số liệu không chính xác.
* Quản lý các chi phí được trừ
Việc quản lý tốt các chi phí là một trong những căn cứ quan trọng để tính thu nhập chịu thuế, hạn chế thất thu thuế. Qua việc kiểm tra, thanh tra thuế tại các doanh nghiệp cho thấy, việc kê khai không chính xác các chi phí được trừ khi tính thu nhập chịu thuế là phổ biến. Việc đẩy mạnh công tác kiểm tra, quyết toán thuế TNDN có ý nghĩa quan trọng trong quản lý chi phí được trừ nói riêng và quản lý thu thuế TNDN nói chung, vì đây là khâu quan trọng nó thể hiện được quy mô, kết quả hoạt động thực của cơ sở sản xuất kinh doanh và thể hiện số thuế còn phải nộp vào NSNN sau khi kết thúc kỳ tính thuế.
Việc kê khai sai là khai tăng chi phí của doanh nghiệp nhằm làm giảm thu nhập chịu thuế, từ đó làm giảm nghĩa vụ thuế với NSNN. Do đó việc cán bộ thuế kiểm tra và
43
xác định lại chính xác chi phí hợp lý là việc vô cùng quan trọng. Một số khoản mục chi phí thường có gian lận sai sót trong công tác quản lý thu thuế TNDN là:
- Khoản mục khấu hao tài sản cố định - Khoản mục tiền lương, tiền công - Khoản mục chi phí nguyên vật liệu - Khoản mục chi phí bằng tiền khác…
Qua thực tế kiểm tra tại doanh nghiệp, cơ quan thuế đã phát hiện các hình thức gian lận về chi phí được trừ trong kê khai, tính thuế TNDN như sau:
- Hợp pháp hóa các chi phí không có thực để làm giảm thu nhập chịu thuế. Đối với các doanh nghiệp có doanh thu lớn và lãi gộp cao thường tìm cách kê thêm chi phí quản lý doanh nghiệp để làm giảm thu nhập trước thuế, mà tập trung nhiều nhất là kê thêm chi phí tiền lương, tiền công bằng cách khai khống số lượng lao động, ký hợp đồng lao động với mức lương cao hơn lương thực tế…
- Đối với các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ như nhà hàng, khách sạn,… thường hạch toán tăng giá vốn hàng bán cao hơn thực tế do nguồn nguyên liệu thực phẩm đầu vào hoàn toàn do doanh nghiệp tự kê khai.
- Lợi dụng tình trạng có một số khách hàng không lấy hóa đơn để cho hoặc bán cho các doanh nghiệp khác làm chứng từ hạch toán chi phí đầu vào.
- Một số doanh nghiệp hạch toán chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định vào chi phí hợp lý nhưng thực tế không thực hiện sửa chữa, làm tăng chi phí để giảm số tiền thuế TNDN phải nộp…
Điển hình như Công ty Cổ phần khách sạn Hòa Bình Tây Ninh. Tháng 4 năm 2018, Cục thuế tỉnh Tây Ninh đã thành lập đoàn kiểm tra đã tiến hành kiểm tra thuế tại Công ty Cổ phần khách sạn Hòa Bình Tây Ninh. Về kiểm tra thuế TNDN:
Bảng 2.5 Thống kê số liệu năm 2016
Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu SỐ BÁO CÁO SỐ KIỂM TRA CHÊNH LỆCH Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 16.564 16.621 57
Các khoản giảm trừ doanh thu 0 0
Giá vốn hàng bán 8.153 8.153 0
44
Chi phí tài chính 686 686 0
Chi phí bán hàng 9.144 9.144 0
Chi phí quản lý doanh nghiệp 2.614 2.565 -49
Thu nhập khác 4 4 0
Chi phí khác 0 0 0
Lợi nhuận khác 4 4 0
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế -3.984 -3.877 106
Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh
nghiệp -3.984 -3.877 106
(Nguồn: Phòng Kiểm tra thuế)
Bảng 2.6 Thống kê số liệu năm 2017
Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu SỐ BÁO CÁO SỐ KIỂM TRA CHÊNH LỆCH Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch
vụ 7.447 8.163 716
Giá vốn hàng bán 4.159 4.159 0
Doanh thu hoạt động tài chính 5 1 -5
Chi phí tài chính 455 455 0
Chi phí bán hàng 6.116 6.116
Chi phí quản lý doanh nghiệp 3.329 2.230 1.099
Thu nhập khác 1.404 2.749 1.345
Chi phí khác 16.485 4.080 -12.404
Lợi nhuận khác -15.081 (1.331) 13.749
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế -21.688 (6.128) 15.560 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh
nghiệp -21.688 (6.128) 15.560
45 ❖ Quản lý thu nhập chịu thuế khác
Trong quá trình kiểm tra, quyết toán thuế, bên cạnh việc kiểm tra tốt phần doanh thu và chi phí được trừ thì cơ quan thuế cũng cần phải chú ý quản lý khoản thu nhập chịu thuế khác. Đây là những khoản thu nhập không phải từ hoạt động kinh doanh chính của doanh nghiệp, mà đó là những khoản thu từ hoạt động đầu tư tài chính hay những khoản thu bất thường khác. Những khoản thu nhập này nhiều doanh nghiệp thường cố tình không khai báo hoặc hạch toán chung vào doanh thu từ hoạt động kinh doanh chính. Mặt khác, do đây không phải là hoạt động kinh doanh chính của doanh nghiệp nên cán bộ thuế khi tiến hành kiểm tra cũng thường chủ quan hơn.