8. Kết cấu của luận văn
3.2.4. Tăng cường quản lý tình trạng hoạt động của người nộp thuế
Muốn quản lý tốt thuế TNDN thì chúng ta phải quản lý được tình trạng hoạt động kinh doanh của NNT. Hiện tại về cơ bản Cục Thuế đã quản lý tương đối chặt chẽ đối tượng NNT, đây là điểm mạnh cần phát huy trong việc tăng cường quản lý NNT. Cụ thể là, thông qua công tác thanh tra, kiểm tra tại doanh nghiệp để nắm bắt kịp thời các biến động của doanh nghiệp khi chuyển đổi ngành nghề kinh doanh, chuyển trụ sở kinh doanh sang địa điểm khác; các doanh nghiệp sát nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản… Để yêu cầu các doanh nghiệp phải đăng ký bổ sung, đặc biệt là một số doanh nghiệp vãng lai từ các địa phương khác đến.
Xây dựng quy chế phối hợp, trao đổi thông tin giữa Sở kế hoạch - Đầu tư, Cơ quan Công an và Cơ quan thuế nhằm nắm bắt thông tin một cách nhanh chóng và chính xác các doanh nghiệp mới thành lập.
Cơ chế tự khai, tự nộp thuế là một phương thức quản lý thuế hiện đại được xây dựng dựa trên nền tảng là sự tuân thủ tự nguyện của NNT, quản lý thuế dựa trên kỹ thuật quản lý rủi ro. Đẩy mạnh cải cách thủ tục đăng ký thuế, cải cách hành chính về thủ tục kê khai, nộp thuế thì mới khuyến khích được doanh nghiệp tự giác nộp thuế. Do đó việc kiểm soát trong khâu đầu tiên của quá trình thực hiện nghĩa vụ thuế là vô cùng quan trọng. Qua quá trình nghiên cứu, luận văn đưa ra một số đề xuất giải pháp sau:
Bảng 3.2 Một số giải pháp đề xuất về hoàn thiện đăng ký, kê khai, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp
TT Giải pháp Thực hiện Mục tiêu
1. Đăng ký thuế:
- Thường xuyên rà soát NNT đang quản lý, đặc biệt là các đối tượng bỏ trốn, ngưng hoạt động.
- Kịp thời đóng mã số thuế của NNT bỏ trốn, mất tích, giải thể phá sản, cũng như kịp thời phát hiện khả năng gian lận trong đăng ký thuế như: Cùng một cá nhân là chủ cùng lúc nhiều DN, người đại diện pháp luật của DN đã bỏ trốn, mất tích nhưng tiếp tục đăng ký thành lập DN mới…
Hoàn thiện cơ sở dữ liệu định danh người nộp thuế đầy đủ, chính xác và cập nhật kịp thời
81 2. Kê khai
thuế:
- Tạo điều kiện phát triển các dịch vụ tư vấn thuế, phát triển các đại lý thuế trên địa bàn và khuyến khích NNT tiếp cận với các hình thức tư vấn này.
- Tăng cường hỗ trợ, cung cấp miễn phí các ứng dụng hỗ trợ kê khai, nộp thuế, tra cứu nghĩa vụ thuế qua mạng
- Tối thiểu 95% doanh nghiệp khai thuế điện tử
- 100% DN lớn kê khai thuế điện tử đối với các sắc thuế chính
- Triển khai toàn địa bàn khai thuế điện tử đối với cá nhân trực tiếp khai thuế với cơ quan thuế
3. Nộp
thuế:
- Hỗ trợ thông tin cung cấp số đã nộp, số còn phải nộp, số tiền phạt nộp chậm nếu chậm nộp qua mạng internet, qua tin nhắn điện thoại, qua hộp thư điện tử.
- Nâng cao hơn nữa tính bảo bảo mật, độ chính xác và tiện lợi của ứng dụng nộp thuế điện tử hiện có.
- 95% doanh nghiệp nộp thuế điện tử
- Các khoản thanh toán điện tử chiếm trên 75% giá trị của tổng số thu thuế đối với các sắc thuế chính
- Triển khai toàn địa bàn nộp thuế điện tử đối với các nhân trực tiếp khai, nộp thuế đối với cơ quan thuế
(Nguồn: tác giả đề xuất)
Việc thực hiện các giải pháp trên phải được triển khai đồng bộ và có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận liên quan. Có như thế thì giải pháp mới phát huy được tính tích cực.