Công tác quản lý căn cứ tính thuế

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại cục thuế tỉnh tây ninh (Trang 25 - 26)

8. Kết cấu của luận văn

1.2.2 Công tác quản lý căn cứ tính thuế

Quản lý căn cứ tính thuế là phải kiểm soát được doanh thu, các khoản chi phí, các định mức về sử dụng lao động, vật tư, tài sản…; và phải đảm bảo có đầy đủ bộ hóa đơn, chứng từ đúng theo quy định.

Hóa đơn, chứng từ là những căn cứ quan trọng phản ánh quá trình kinh doanh của doanh nghiệp ở hai khâu chủ yếu là mua và tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ. Hóa đơn, chứng từ còn là các giấy tờ thể hiện được các căn cứ tính thuế của doanh nghiệp. Khi các doanh nghiệp thực hiện tốt chế độ hóa đơn, chứng từ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý thuế và thể hiện ý thức chấp hành pháp luật thuế của các doanh nghiệp. Do đó, việc hướng dẫn, thúc đẩy các doanh nghiệp thực hiện tốt chế độ hóa đơn, chứng từ là một nội dung quan trọng giúp cho công tác quản lý căn cứ tính thuế TNDN có hiệu quả, hạn chế được các hiện tượng vô ý hay cố tình vi phạm để trốn lậu thuế. Một số biện pháp cơ quan thuế cần phải tiến hành để thực hiện tốt nội dung quản lý này là:

- Thường xuyên tuyên truyền, hướng dẫn việc sử dụng hóa đơn, chứng từ cho các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các nội dung cần hướng dẫn là các trường hợp sử dụng hóa đơn, chứng từ; cách thức ghi chép trên hóa đơn, chứng từ, việc xử lý khi ghi chép sai, việc sử dụng hóa đơn, chứng từ để tính thuế và kê khai thuế, các hình thức xử phạt khi không chấp hành đúng chế độ quy định... Công việc này phải được tiến hành ngay khi các doanh nghiệp thực hiện đăng ký thuế, mua hóa đơn lần đầu và trong suốt cả quá trình hoạt động của doanh nghiệp, nhất là khi có sự thay đổi, bổ sung của chính sách thuế hay chế độ quản lý sử dụng hóa đơn, liên quan đến chứng từ.

-Thực hiện nghiêm chỉnh các thủ tục liên quan đến hóa đơn, chứng từ nhất là đối với các đối tượng lần đầu tự in, đặt in hóa đơn. Việc kiểm tra về đăng ký thuế và các thủ tục hóa đơn cũng cần phải được chú trọng. Tuy nhiên, trong công tác này cần có quy trình phù hợp vừa tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp khi phát hành hóa đơn vừa tạo ra sự kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ của cơ quan thuế tránh được những hiện tượng lợi dụng mua hóa đơn rồi bỏ trốn hoặc sử dụng hóa đơn vì các mục đích bất minh khác.

- Trong quá trình kiểm tra tờ khai và các bảng kê hóa đơn hàng hóa mua vào, bán ra của doanh nghiệp, cơ quan thuế cũng cần phải chú trọng đến việc sử dụng hóa

18

đơn, chứng từ của doanh nghiệp đặc biệt chú ý đến các doanh nghiệp đã có các biểu hiện vi phạm hoặc có các dấu hiệu nghi vấn. Khi đó, cần thực hiện công tác xác minh hóa đơn để nắm rõ hơn các trường hợp nghi vấn. Cơ quan thuế cũng cần phải thông báo kịp thời trong ngành Thuế cũng như trong các doanh nghiệp các quyển hóa đơn của các doanh nghiệp bỏ trốn, không còn giá trị thanh toán và tính thuế để việc quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ được thuận lợi hơn.

- Khi phát hiện các trường hợp sử dụng không đúng hóa đơn, chứng từ, cố tình hay vô ý vi phạm chế độ quản lý và sử dụng, cơ quan thuế cần thực hiện xử phạt nghiêm minh, đồng thời tiếp tục tuyên truyền, hướng dẫn cho các doanh nghiệp tránh các trường hợp tương tự về sau.

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại cục thuế tỉnh tây ninh (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)