43
Trong trường dạy nghề các xưởng thực tập, phòng học chuyên môn đóng vai trò vô cùng quan trọng. Đó là nơi tổ chức các hoạt động dạy thực hành cơ bản trong chương trình đào tạo của nhà trường, ngoài ra nó có thể đảm nhiệm một số nhiệm vụ khác như sản xuất ra sản phẩm, trưng bày giới thiệu ngành nghề đào tạo.
Các xưởng thực tập phòng học chuyên môn có thể là xưởng tổng hợp hoặc chuyên dụng, có thể ở trong nhà hoặc ngoài trời, phòng học thí nghiệm với các quy mô khác nhau phù hợp với lượng học sinh sinh viên thực tập.
Quy hoạch các xưởng thực tập, phòng học chuyên môn như: CNC, PLC, hàn, hông nghệ ô tô, điện tử công suất, công nghệ thông tin, điện lạnh, kế toán, cắt gọt kim loại,... phải đảm bảo về an toàn lao động, ánh sáng, độ thông gió, cách ly tiếng ồn,... Bảo đảm sự đi lại hợp lý trong và ngoài xưởng, phù hợp với các đặc điểm của ngành nghề đào tạo.
- Hệ thống thiết bị dạy học
Căn cứ theo đặc điểm của từng nhóm nghề, người ta chia thiết bị dạy học ra làm 2 loại:
+ Các thiết bị dạy học dùng chung cho nhiều ngành nghề, thường là những thiết bị truyền tin để hỗ trợ cho sự truyền đạt nội dung bài giảng của giảng viên, giáo viên cũng như giúp cho quá trình nhận thức của học sinh sinh viên được thuận lợi như: máy chiếu, máy ghi âm, ti vi, camera, máy vi tính...
+ Các thiết bị chuyên dùng cho từng ngành nghề gồm thiết bị mang tin (sách giáo khoa, tranh ảnh, bản vẽ, sơ đồ,...), các mô hình học cụ, các trang thiết bị để thực hành (Xe ô tô các loại, mô hình các nghề, các máy thuộc các ngành nghề đào tạo, máy điện, máy hàn, máy tiện, máy phay….)
Tuy nhiên, để có thiết bị hiện đại đáp ứng được yêu cầu đào tạo đối với các trường nghề trong điều kiện đất nước còn khó khăn như hiện nay là rất khó và đặc biệt với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ càng là cản trở lớn cho các trường trong việc đầu tư thiết bị dạy học. Để đáp ứng được yêu cầu đào tạo, mỗi trường phải coi trọng công tác tự làm các thiết bị, phương tiện dạy học, điều đó còn giúp giảng viên, giáo viên và học sinh sinh viên hiểu sâu hơn về bài học, cũng như rèn luyện tay nghề. Để học sinh sinh viên có điều kiện tiếp cận với công nghệ mới hiện đại phù hợp với thực tế sản xuất thì nhà trường cần phải có mối liên hệ chặt chẽ với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
Ngoài các yếu tố trên thì chất lượng đào tạo còn phụ thuộc vào nguồn lực tài chính, mối quan hệ giữa nhà trường với doanh nghiệp... Tập trung đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị theo ngành, nghề; theo chuẩn, đẩy mạnh xây dựng phòng học đa phương tiện, phòng
44
chuyên môn hóa; hệ thống thiết bị thực tế ảo, thiết bị dạy học thuật và các phần mềm ảo mô phỏng thiết bị dạy học thực tế trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp để giảm bớt đầu tư trang thiết bị.
Liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trong việc dạy thực hành và thực tập sản xuất để HSSV được thực hành, thực tập trên những trang thiết bị phù hợp với thực tế sản xuất nhằm giảm thiểu việc các doanh nghiệp phải đào tạo lại nguồn lao động sau khi tuyển dụng.