- Về tình hình học tập, rèn luyện của học viên
15 Phòng Tổ chức Hành chính Trường cao Đẳng nghề Tây Ninh năm
2.2.2. Yếu tố đánh giá đào tạo nghề 1 Đáp ứng nhu cầu xã hộ
2.2.2.1 Đáp ứng nhu cầu xã hội
Đào tạo nghề là một trong những nhiệm vụ quan trọng tạo nguồn nhân lực có khả năng thích ứng với những biến đổi nhanh chóng của thị trường lao động, đáp ứng các yêu cầu của hội nhập quốc tế, góp phần phát triển nhanh và bền vững đất nước. Trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0 đào tạo nghề cần được phát triển mạnh cả về quy mô và chất lượng để đáp ứng tăng trưởng và phát triển bền vững. Tự chủ, chuẩn hóa và doanh nghiệp là ba khâu tạo ra đột phá cho giáo dục nghề nghiệp.
Trong những năm qua, bên cạnh việc thực hiện các tiêu chí thi đua khối các trường cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề, nhà trường đặc biệt chú trọng công tác tuyển sinh và giải quyết việc làm. Vì đây chính là mấu chốt quan trọng, quyết định sự tồn tại và phát triển của nhà trường. Để tạo được việc làm cho học sinh sau khi ra trường, nhà trường đã tổ chức ngày hội việc làm cho học sinh, sinh viên ra trường vào ngày 17/6/2019 với hơn 38 doanh nghiệp, công ty đến tham gia và tuyển dụng việc làm cho HSSV.
Qua thực tế nghiên cứu và tiếp cận với các doanh nghiệp để tìm hướng ra, vấn đề cơ bản tác động đến công tác tuyển sinh chính là việc giải quyết việc làm. Bên cạnh tâm lý
70
trọng bằng cấp tồn tại, ăn sâu trong suy nghĩ số đông thì mối lo ra trường không có công ăn việc làm mới chính là mấu chốt của vấn đề. Nếu thực sự giải quyết được đầu ra, giải quyết được việc làm ổn định cho học sinh, sinh viên ra trường thì công tác tuyển sinh cũng như đào tạo sẽ đạt kết quả tốt đẹp.
Phương pháp giảng dạy thiết thực, gắn kết giữa lý thuyết với thực hành, đào tạo gắn với thực tiễn, nhà trường đã không ngừng tìm hiểu và tiếp cận doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh. Nhà trường tổ chức cho giáo viên nhà trường tham quan học tập thực tế tại doanh nghiệp, sau những đợt tham quan học tập giáo viên đã có sự thay đổi từ nội dung đến phương pháp giảng dạy sau cho đào tạo phải gắn với nhu cầu của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, định kỳ hàng tháng, hàng quý nhà trường phối hợp với doanh nghiệp tổ chức những chuyến tham quan học tập cho học sinh sinh viên nhà trường đến từng doanh nghiệp và tổ chức thực tập cho học sinh sinh viên cuối khóa đã giúp doanh nghiệp có điều kiện khảo sát chất lượng đào tạo, thêm tin tưởng và cùng phối hợp tích cực với nhà trường. Nhìn chung chất lượng đào tạo của nhà trường là có thể đáp ứng được nhu cầu nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp kinh doanh - sản xuất nói riêng và nhu cầu của xã hội nói chung. Tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại vẫn chưa thể giải quyết đó là:
Khả năng làm việc độc lập chưa cao, số HSSV vẫn cần có sự giúp đỡ của người đã đi trước, người có kinh nghiệm và chưa thể tự giải quyết được công việc.
Khả năng sử dụng ngoại ngữ và vi tính của HSSV chưa được thành thạo do nhà trường chưa có đầy đủ về cơ sở vật chất, trang thiết bị thì thiếu; khả năng vận dụng thực tế cho SV thực hành thì ít mà chỉ thiên về lý thuyết điều này đã làm cho HSSV khả năng vận dụng thực tế hạn chế.
Việc sử dụng thành thạo các kỹ năng chưa cao như: các kỹ năng phân tích, tổng hợp đánh giá giải quyết một vấn đề cụ thể trong công việc chuyên môn, tính chủ động sáng tạo trong công việc và phối hợp với đồng nghiệp trong công việc... còn hạn chế; đặc biệt chất lượng công việc được giao ở mức độ trung bình và kém. Ngoài ra, việc xây dựng các chương trình mang tính thực tế cho người học chưa cao do vậy khả năng thích ứng với công việc có sử dụng trang thiết bị hiện đại là thấp và khả năng làm việc độc lập sáng tạo không cao.
2.2.2.2. Đội ngũ giảng viên phải được đào tạo và cập nhật công nghệ số
Trường Cao đẳng nghề Tây Ninh luôn quan tâm, vận động, tạo mọi điều kiện để giảng viên tích cực đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới công tác kiểm tra đánh giá, sử dụng các thiết bị dạy học hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy các bộ
71
môn trong nhà trường (hiện nay, có 70% cán bộ, giảng viên thực hiện có hiệu quả việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy và công tác). Nhà trường chú trọng trong việc dạy học sinh, sinh viên cách học, hướng dẫn học sinh, sinh viên rèn luyện kỹ năng nghề và liên hệ cho học sinh sinh viên được thực tập trước khi tốt nghiệp ra trường.
Trường Cao đẳng Nghề Tây Ninh thực hiện tốt việc phân công cán bộ, giảng viên tham dự các chuyên đề đổi mới do Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp tổ chức, tham gia bồi dưỡng kiến thức quản lý các cấp tổ chức. Thường xuyên tổ chức phong trào thao giảng, dự giờ và rút kinh nghiệm ở các bộ phận chuyên môn. Tổ chức Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp từ trường, tỉnh tiến tới Hội giảng Nhà giáo giáo dục toàn quốc.
Ban giám hiệu, các phòng, khoa, bộ môn chuyên môn đều có đề tài sáng kiến thông qua Hội đồng khoa học nhà trường. Nội dung các đề tài sáng kiến tập trung vào chuyên môn từng nghề đang đào tạo ở trường. 01 Đề tài cấp tỉnh được duyệt theo Công văn số 310/KHCN-CS ngày 28/5/2018. Năm 2019 có 02 mô hình tham gia Hội thi thiết bị đào tạo tự làm vòng tỉnh và vòng toàn quốc.
Công tác thực hành, thực tập nghề: Công tác thực hành, thực tập nghề đã được các phòng chức năng chuẩn bị chu đáo từ khâu: xây dựng kế hoạch, liên hệ các nhà máy, xí nghiệp, triển khai tổ chức đến học sinh sinh viên tốt nghiệp ra trường… Ban chỉ đạo thực tập luôn phối hợp chặt chẽ với các nhà máy, xí nghiệp, kiểm tra, theo dõi thực tập nhằm giúp công tác thực tập đạt hiệu quả cao.
Hàng năm thông qua hội nghị cán bộ công chức, viên chức, hội đồng khoa học trường Cao đẳng nghề Tây Ninh định hướng để cán bộ, giảng viên đăng ký đề tài nghiên cứu khoa học. Đề tài nghiên cứu khoa học tập trung vào việc nghiên cứu chuyên môn ở trường Cao đẳng nghề.
Công tác nghiên cứu khoa học trong đội ngũ cán bộ, giảng viên đã có nhiều khởi sắc, đã có nhiều đề tài nghiên cứu khoa học áp dụng vào thực tiễn đào tạo nghề của trường. Kết quả:
Bảng 2.6. Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học16
Nội dung Năm học
2015-2016 Năm học Năm học 2016-2017 Năm học 2017-2018 Năm học 2018-2019