THỰC TRẠNG VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ TÂY

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại trường cao đẳng nghề tây ninh (Trang 36 - 39)

TẠO NGHỀ TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ TÂY

NINH

2.1. Giới thiệu về trường Cao đẳng nghề Tây Ninh

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Trường Cao đẳng nghề Tây Ninh tiền thân là trường Trung học Kỹ thuật Tây Ninh, xây dựng từ năm 1965, dạy khóa đầu tiên năm 1967. Sau giải phóng năm 1977 nhà trường hoạt động trở lại mang tên trường Kỹ thuật Công nghiệp Tây Ninh. Năm 1986 trường mang tên trường Cơ điện Việt Xô. Năm 1999 trường mang tên trường Dạy nghề tỉnh Tây Ninh. Năm 2007 trường mang tên trường Trung cấp nghề Tây Ninh; Ngày 07/7/2014 Bộ Lao động – Thương binh & Xã hội ra Quyết định số 798/QĐ-LĐTBXH ngày 07/7/2014 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về việc thành lập trường Cao đẳng nghề Tây Ninh, trên cơ sở nâng cấp trường Trung cấp nghề Tây Ninh.

Trường Cao đẳng nghề Tây Ninh có địa chỉ tại số 19 đường Võ Thị Sáu, Phường 3, thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh.

Trong suốt chặng đường gần 50 năm qua cùng với sự thay đổi của nhiều cơ quan chủ quản, nhà trường luôn giữ vững và phát huy vai trò tiên phong trong sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật cho đất nước, cụ thể là cho tỉnh nhà trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Đến nay nhà trường đã đào tạo gần 40.000 công nhân kỹ thuật, trình độ trung cấp nghề; kết hợp bồi dưỡng nâng cao trình độ bậc thợ và đào tạo nghề cho lao động nông thôn gần 10.000 học viên.

Nhiều thế hệ HSSV của trường sau khi học xong đều tìm được việc làm ổn định và hoàn thành tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh; trong số đó có nhiều người phấn đấu trở thành cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, thợ giỏi cấp tỉnh và ngành.

Trường có nhiệm vụ đào tạo bậc cao đẳng nghề, trung cấp nghề chính quy,liên thông từ trung cấp nghề lên cao đẳng nghề, liên kết và bồi dưỡng ngắn hạn. Liên kết đào tạo với trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh đào tạo đại học cho HSSV chuyên ngành điện và cơ khí, liên kết đào tạo sau đại học chuyên ngành Quản lý kinh tế.

50

Tiếp tục phát huy những thành quả đã đạt được của các giai đoạn trước, trường đã tận dụng tối đa mọi nguồn nội và ngoại lực để không ngừng nâng cao quy mô và chất lượng đào tạo.

Thành tích của trường

Về tập thể

Hàng năm nhà trường đều đạt danh hiệu thi đua “Tập thể lao động xuất sắc”; 04 năm 2010, 2011, 2012, 2016 nhà trường nhận được Cờ thi đua của UBND tỉnh. Ngoài ra nhà trường còn nhận bằng khen các cấp tỉnh, ngành.

Về cá nhân

Hiệu trưởng nhà trường được Bộ LĐTBXH tặng bằng khen Thi đua yêu nước; 03 giáo viên đạt GVDN tiêu biểu (giải thưởng Nguyễn Văn Trỗi);

03 giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp bộ; 10 lượt giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh; 01 giải ba toàn quốc Hội thi TBDN tự làm; 02 giải KK toàn quốc Hội thi TBDN tự làm; 01 HSSV đạt giải Hội thi tay nghề cấp quốc gia.

Từ năm 2001 đến nay với dự án Tăng cường năng lực đào tạo nghề, trường đã từng bước phát triển mạnh mẽ và toàn diện như đầu tư mua sắm trang thiết bị, phương tiện dạy học; trình độ đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý được nâng cao rõ rệt; quy mô và chất lượng đào tạo phát triển qua từng năm.

Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy nghề hiện nay của trường đảm bảo đáp ứng đủ cho 15 ngành nghề đang đào tạo ở các cấp trình độ CĐN, TCN, SCN và DNTX với với lưu lượng trung bình hàng năm khoảng 1800 HSSV chính quy. Tổng số CBGVNV của trường hiện nay là 117 người, trình độ đại học trở lên 93 người, trong đó thạc sỹ 26 người (kể cả 05 đang học); còn lại đều đạt trình độ chuẩn trở lên.

2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, sứ mệnh, tầm nhìn 2.1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ 2.1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ

Chức năng và nhiệm vụ của nhà trường có thể chia thành bốn giai đoạn:

Giai đoạn từ 1977 đến 1986

Đào tạo CNKT chính qui bậc 2/7 các ngành nghề khối công nghiệp, dịch vụ. Đào tạo ngắn hạn theo các chuyên đề, các nghề theo nhu cầu xã hội.

Dạy nghề kết hợp với sử dụng người học nghề làm việc tại doanh nghiệp, hợp tác xã sau thời gian học nghề; đào tạo lại nghề để chuyển sang nghề khác trong doanh nghiệp.

51

Giai đoạn từ tháng 10-1986 đến 2007

Đào tạo nghề cấp trình độ CNKT 3/7 theo qui định.

Dạy nghề HS phổ thông, bồi dưỡng tay nghề cho giáo viên dạy nghề phổ thông. Bồi dưỡng nâng bậc thợ cho người lao động theo yêu cầu của cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ và người lao động.

Nghiên cứu, ứng dụng kỹ thuật – công nghệ nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo; tổ chức sản xuất, kinh doanh, dịch vụ theo qui định của pháp luật.

Giai đoạn từ tháng 10 - 2007 đến 2014

Đào tạo nghề 2 cấp trình độ: trung cấp nghề và sơ cấp nghề theo qui định. Dạy nghề thường xuyên (dưới 3 tháng) và dạy nghề cho lao động nông thôn. Dạy nghề gắn với tạo việc làm ở các trung tâm dịch vụ việc làm, triển khai ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ mới.

Nghiên cứu, ứng dụng kỹ thuật – công nghệ nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo; tổ chức sản xuất, kinh doanh, dịch vụ theo qui định của pháp luật.

Giai đoạn từ tháng 10-2014 đến nay

Đào tạo nghề 3 cấp trình độ: cao đẳng nghề, trung cấp nghề và sơ cấp nghề.

Dạy nghề thường xuyên (dưới 3 tháng); đào tạo nghề liên thông, liên kết đào tạo; dạy nghề gắn với tạo việc làm ở các trung tâm dịch vụ việc làm.

Triển khai ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ mới.

Nghiên cứu, ứng dụng kỹ thuật – công nghệ nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo; tổ chức sản xuất, kinh doanh, dịch vụ theo qui định của pháp luật.

2.1.2.2. Sứ mệnh

Trường Cao nghề Tây Ninh là trung tâm đào tạo các khối chuyên ngành về điện, về cơ khí, công nghệ thông tin, kế toán doanh nghiệp, các nghành xã hội... nhằm cung cấp nguồn nhân lực lao động có trình độ tay nghề đáp ứng yêu cầu xã hội để phục vụ mục tiêu phát triển đất nước và hợp tác quốc tế.

Hiện tại nhà trường đang đào tạo với 3 cấp trình độ: cao đẳng nghề, trung cấp nghề và sơ cấp nghề:

- Dạy nghề thường xuyên (dưới 3 tháng); đào tạo nghề liên thông, liên kết đào tạo; dạy nghề gắn với tạo việc làm ở các trung tâm dịch vụ việc làm.

- Triển khai ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ mới.

- Nghiên cứu, ứng dụng kỹ thuật – công nghệ nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo; tổ chức sản xuất, kinh doanh, dịch vụ theo qui định của pháp luật.

52

2.1.2.3. Tầm nhìn

Năm 2020 tiếp tục hoàn thiện các điều kiện cần thiết để mở rộng các nghành nghề đào tạo trình độ cao đẳng, liên kết mở rộng với nhiều ngành nghề khác của các trường có danh tiếng trong khu vực. Đến năm 2021 trường sẽ tự chủ kinh phí và trở thành trường cao đẳng trọng điểm của tỉnh Tây Ninh, đạt quy mô và chất lượng ngang tầm với các trường cao đẳng lớn của quốc gia và khu vực.

2.1.3. Cơ cấu tổ chức

Ban giám hiệu;

05 phòng chuyên môn: phòng Đào tạo; phòng Tổ chức – Hành chính – Quản trị - Tài vụ; phòng Công tác học sinh - sinh viên; phòng Nghiên cứu khoa học & Đối ngoại và phòng Thực tập sản xuất & Dịch vụ;

03 khoa trực thuộc trường: khoa Cơ khí; khoa Điện – Điện tử và khoa Công nghệ thông tin;

05 bộ môn trực thuộc trường: bộ môn Kinh tế - Dịch vụ; bộ môn Điện lạnh; bộ môn Công nghệ Ô tô; bộ môn Văn hóa và bộ môn chung.

Các khoa chuyên môn và các phòng ban đảm nhiệm những công việc và nghiệp vụ khác nhau, mỗi bộ phận có một chức năng riêng cấu thành nên cơ cấu tổ chức đảm bảo các hoạt động của nhà trường.

Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức trường Cao đẳng nghề Tây Ninh8

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại trường cao đẳng nghề tây ninh (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)