LƯỢNG ĐÀO TẠI NGHỀ TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ TÂY

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại trường cao đẳng nghề tây ninh (Trang 87 - 91)

- Về tình hình học tập, rèn luyện của học viên

20 Giáo sư, Tiến sĩ Lê Quân, Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hộ

LƯỢNG ĐÀO TẠI NGHỀ TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ TÂY

TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ TÂY NINH TRONG GIAI ĐOẠN 2019 ĐẾN NĂM 2030

Mục tiêu phát triển của trường Cao Đẳng nghề Tây Ninh

Nâng cao chất lượng đầu vào và đầu ra của quá trình đào tạo. Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, đội ngũ cán bộ quản lý của trường. Thường xuyên cử cán bộ, giảng viên đi đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, lý luận chính trị đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao.

Đầu tư bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dạy cho các phòng chuyên môn nghề phục vụ công tác đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật của tỉnh. Đầu tư trang bị máy móc, thiết bị hiện đại, nâng cấp cơ sở vật chất của nhà trường. Mở rộng quy mô, đa dạng hóa các ngành nghề đào tạo. Đào tạo gắn với nhu cầu sử dụng lao động. Liên kết với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh.

Tăng cường công tác quản lý quá trình đào tạo, quản lý chất lượng giảng dạy của giảng viên và chất lượng học tập của học sinh, sinh viên.

Xây dựng quy chế tuyển dụng

Tuyển chọn và sử dụng đội ngũ cán bộ, giảng viên là công việc tất yếu. Việc tuyển chọn đội ngũ cán bộ giảng viên là công việc thu hút nguồn nhân lực chất xám phục vụ cho yêu cầu đào tạo của nhà trường với kết quả cao nhất nhà trường cũng cần xây dựng một đội ngũ cộng tác viên giỏi về chuyên môn và có kỹ năng sư phạm; có kế hoạch đào tạo sinh viên giỏi để bổ sung vào đội ngũ giảng viên. Về chất lượng: Tiến tới tất cả giảng viên đều đạt và vượt chuẩn; tăng số lượng giảng viên/chuyên viên chính, giảng viên/chuyên viên có nhiều

101

kinh nghiệm trong giảng dạy chuyên môn cũng như trong nghiên cứu khoa học.

Tăng cường công tác quản lý hoạt động giảng dạy đối với đội ngũ giáo viên.

Định kỳ tổ chức các hội thi giáo viên dạy giỏi toàn trường để khuyến khích, cổ vũ và tôn vinh sự sáng tạo, nỗ lực của giáo viên; Cử và bồi dưỡng giáo viên tham gia các hội thi giáo viên cấp tỉnh, cấp quốc gia để tạo cơ hội cho giáo viên cọ sát thực tế, thử sức mình và học hỏi kinh nghiệm các trường khác. Dựa vào kế hoạch và tiến độ đào tạo và trình độ chuyên môn, kinh nghiệm giảng dạy để phân công giáo viên giảng dạy đúng, hợp lý; cố gắng phân công cho giáo viên một số lượng môn học ổn định qua các năm học để giáo viên có thời gian trau dồi, nâng cao chất lượng bài giảng.

Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị

Trong những năm qua, nhà trường đã có nhiều cố gắng trong công tác đầu tư cơ sở vật chất phục vụ nhiệm vụ đào tạo, song so với nhu cầu phát triển thành trường chất lượng cao và là cơ sở đào tạo nguồn nhân lực du lịch, dịch vụ đạt tiêu chuẩn quốc tế thì với trang thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập hiện tại vẫn chưa đáp ứng đủ. Nhà trường đã tham mưu cấp sở tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và nâng cấp trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật hiện đại theo xu thế phát triển công nghệ 4.0 để phục vụ công tác giảng dạy của trường phải được tiến hành đồng bộ, định kỳ được kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa và thay thế bảo đảm đáp ứng điều kiện làm việc, giảng dạy, học tập và sinh hoạt của cán bộ giảng viên và học viên.

Xây dựng kế hoạch phát triển, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên về chuyên môn

Xây dựng đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, ngoại ngữ, tin học cho đội ngũ cán bộ, giảng viên phải thật sự có tác dụng thiết thực, phục vụ tính cực cho việc nâng cao chất lượng công tác chuyên môn và nghiên cứu khoa học trong nhà trường. Khắc phục tình trạng đội ngũ cán bộ có phát triển nhưng năng lực không được tăng lên tương ứng, nhà trường cần thường xuyên tổ chức thi giáo viên dạy giỏi cấp trường để đẩy mạnh phong trào thi đua dạy tốt và giảng viên có điều kiện học tập kinh nghiệm của nhau.

Tăng cường công tác quản lý hoạt động giảng dạy đối với đội ngũ giáo viên.

Định kỳ tổ chức các hội thi giáo viên dạy giỏi toàn trường để khuyến khích, cổ vũ và tôn vinh sự sáng tạo, nỗ lực của giáo viên; Cử và bồi dưỡng giáo viên tham gia các hội thi giáo viên cấp tỉnh, cấp quốc gia để tạo cơ hội cho giáo viên cọ sát thực tế. Thực hiện nghiêm túc công tác đánh giá, phân loại, chế độ chính sách đối với giáo viên; đánh giá, phân loại gắn với việc thực hiện chủ trương tinh giản biên chế; rà soát, điều chỉnh kịp thời vị trí việc làm, tổ chức thi, xét thăng hạng và bổ nhiệm, xếp lương theo quy định; thực hiện tốt chế độ, chính sách, làm tốt công tác thi đua, khen thưởng nhằm tạo động lực cho đội ngũ nhà giáo chuyên tâm với nghề.

Tăng cường mối quan hệ giữa nhà trường và doanh nghiệp

Tăng cường xây dựng mối quan hệ giữa nhà trường và các hiệp hội DN như Phòng Công nghiệp và thương mại Việt Nam (VCCI), Hội DN, Hội Doanh nhân trẻ, Hội Nữ doanh nhân, các hiệp hội ngành nghề. Coi đây là cầu nối giữa nhà trường và doanh nghiệp trong việc tăng cường hợp tác giữa nhà trường và DN nói chung và hợp tác về khoa học công nghệ nói riêng.

Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học, sáng kiến kinh nghiệm

Sáng kiến kinh nghiệm về khoa học giáo dục là bài học quý báu mà mỗi cá nhân cần lĩnh hội để không ngừng tự hoàn thiện trình độ chuyên môn của mình. Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, khuyến khích sáng kiến kinh nghiệm là một trong những giải pháp để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho mỗi cán bộ, giảng viên.

Các giải pháp có quan hệ chặt chẽ với nhau, hỗ trợ nhau thúc đẩy tối ưu hóa phát triển chất lượng đào tạo nghề của nhà trường. Giải pháp được thực hiện một cách đồng bộ, được sự phối hợp chặt chẽ từ các cơ quan, ban ngành, từ phía nhà trường cũng như đội ngũ cán bộ, giảng viên thì công tác hoàn thiện và nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại Trường Cao đẳng Nghề Tây Ninh sẽ có bước tiến phát triển mới đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển của đất nước.

102

4. KẾT LUẬN

Bài báo đã trình bày tính cấp thiết của việc nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại Trường Cao đẳng nghề Tây Ninh trong thời đại công nghiệp hóa hiện đại hóa hiện nay. Nhằm đáp ứng nhu cầu lao động có trình độ và tay nghề cao trong các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Tây Ninh và các tỉnh lân cận.

1

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, “Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo”

[2] Ban bí thư TW khoá IX Đảng CSVN (2005), “Chỉ thị về xây dựng, nâng cao, chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục”.

[3] Vũ Minh Hùng (2008), “Dạy thực hành nghề theo nhóm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp”, Tạp chí Giáo dục(184).

[4] Harold Knoontz. Cyril O'donnell, Heinz Weihrich (1998), " Những vấn đề cốt yếu của quản lý”, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

[5] Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2012), “Quản lý giáo dục một số vấn đề về lý luận và thực tiễn”, Đại học Quốc gia Hà Nội Microgrid System”

[6] Nguyễn Viết Sự (2005), “Giáo dục nghề nghiệp những vấn đề và giải pháp”, NXB Giáo dục Hà Nội.

[7] Nguyễn Đức Trí (2007), “Quan niệm, đặc điểm của giáo dục nghề nghiệp và vấn đề cơ cấu lao động trong mối quan hệ với cơ cấu giáo dục nghề nghiệp”, Tạp chí giáo dục. Tr (179)

[8] TS.Nguyễn Ngọc Quân, Nguyễn Vân Điềm (2010), Giáo trình Quản trị nhân lực, Nxb ĐHKTQD.

[9] Nguyễn Nam Phương (2010), Bài giảng Quản lý Nguồn nhân lực trong môi trường toàn cầu hoá, Đại học Kinh tế Quốc dân.

[10] Nguyễn Xuân Thắng (Chủ biên, 2009), Giáo trình Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, Nxb ĐHQGHN.

[11] Đoàn Khải (2015), Nguồn lực con người trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

[12] Thông tin liên hệ tác giả chính Xác Nhận Của GVHD

[13] (người chịu trách nhiệm bài viết):

[14] Họ tên: Đặng Văn Của

[15] Đơn vị: Trường Cao Đẳng Nghề Tây Ninh

[16] Điện thoại: 0905256395

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại trường cao đẳng nghề tây ninh (Trang 87 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)