0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

664 Khu phục vụ

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ TÂY NINH (Trang 53 -56 )

- Về tình hình học tập, rèn luyện của học viên

15 Phòng Tổ chức Hành chính Trường cao Đẳng nghề Tây Ninh năm

664 Khu phục vụ

4 Khu phục vụ 4.1 Hội trường 644 4.1 Thư viện 140 4.2 Khu nội trú 320 4.3 Nhà ăn 100 4.4 Phòng y tế 38 4.5 Nhà để xe 930 4.6 Khu thể thao 958 Tổng 20.330 13224

2.2.1.6. Tài chính cho đào tạo

Hàng năm, căn cứ vào định mức phân bổ dự toán chi sự nghiệp dạy nghề tính trên đầu học sinh, sinh viên, UBND tỉnh thông qua Sở Tài chính cấp kinh phí hoạt động. Từ khi thực hiện theo cơ chế tự chủ tài chính nhà trường đã đạt được hiệu quả tốt hơn so với thời gian trước, đạt được một số ưu điểm sau:

- Đã nâng cao được hiệu quả sử dụng tài sản công, văn phòng phẩm, vật tư thực hành phục vụ cho hoạt động đào tạo.

- Nhà trường đã có những chế độ khen thưởng để giúp cho cán bộ giáo viên có thêm nguồn thu nhập ngoài lương. Việc đó vừa giúp cán bộ thêm thu nhập, vừa giúp khích lệ tinh thần làm việc của công chức.

- Ngoài quy định xét thưởng tháng, nhà trường còn có các quy định chi tiền thưởng cho cá nhân và tập thể trong hoạt động nghiên cứu khoa học, giáo viên dạy giỏi, hoạt động đoàn thể tuy chưa nhiều nhưng đã khuyến khích được cán bộ, giáo viên và công nhân viên nhà trường tích cực thi đua lao động, sáng tạo.

Nhà trường đã đảm bảo định mức kinh phí chi cho đào tạo trên đầu HSSV trong những năm qua và phát triển cho những năm tiếp theo thể hiện qua bảng báo cáo tài chính các năm và số liệu thực tế HSSV thực học. Tổng nguồn thu và chi của nhà trường qua 05 năm trung bình khoảng 13.000.000.000 VNĐ/năm.

Trong những năm qua nhà trường đã thực hiện tốt cơ chế quản lý tài chính theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ và thông tư số 71/2006/TT- BTC ngày 09/8/2006 của Bộ Tài chính về hướng dẫn thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ- CP quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.

67

Nguồn tài chính hằng năm tại đơn vị đều được sử dụng đúng mục đích, rõ ràng, công khai minh bạch, tiết kiệm, phân bổ hợp lý và có hiệu quả, đảm bảo nguyên tắc thống nhất. Các nguồn kinh phí luôn được sử dụng ưu tiên cho các hoạt động đào tạo và nâng cao thu nhập cho cán bộ, giáo viên và nhân viên trong toàn trường. Hệ thống tài chính của trường được quản lý chặt chẽ và có sự kiểm tra, giám sát của cơ quan tài chính cấp trên và đơn vị kiểm toán độc lập, vì vậy không để xảy ra các sai sót lớn.

Nguồn tài chính bao gồm: Nguồn chi thường xuyên; nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia; nguồn thu học phí, lệ phí...;

Chi tài chính bao gồm: Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đào tạo, quản lý; Đào tạo bồi dưỡng cán bộ, giáo viên; Biên soạn chương trình, giáo trình; chi cá nhân (lương và các khoảng theo lương…); chi phúc lợi xã hội.

Tuy nhiên, công tác quản lý tài chính trong trường cho đến nay vẫn còn một số hạn chế sau:

Ngoài hai nguồn thu cơ bản là từ ngân sách Nhà nước và từ học phí, lệ phí của học sinh, nhà trường còn có các khoản thu từ hoạt động sự nghiệp khác nhưng không nhiều nên các chế độ ưu đãi về tài chính đối với cán bộ, giáo viên và HSSV còn thấp.

Tuy nhiên nguồn lực tài chính còn hạn chế do nguồn ngân sách chi tiêu thường xuyên của nhà trường phụ thuộc hoàn toàn vào chỉ tiêu tuyển sinh do UBND tỉnh giao nên thu nhập của cán bộ, giáo viên và nhân viên chưa cao. Thu nhập chỉ vừa đủ cho giáo viên chưa lập gia đình, chưa phải nuôi con. Đối với những cán bộ có con cái thì mức lương không đủ để chi trả cho cuộc sống hàng ngày nên cán bộ giáo viên không thể cống hiến toán bộ sức lực và tinh thần cho công việc. Họ sẽ phải tìm thêm những công việc ngoài để có thêm nguồn thu nhập.

Nói tóm lại, muốn chất lượng giáo dục nước nhà được cải thiện, nâng lên, ngang bằng với các nước trong khu vực, trong nhiều biện pháp hữu hiệu cần được triển khai, thực hiện một cách đồng bộ, triệt để thì không thể thiếu biện pháp tăng lương thỏa đáng cho đội ngũ giáo viên.

2.2.1.7. Môi trường xã hội

Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam, Tây Ninh có nhiều lợi thế cơ bản như: ở sát cạnh TP Hồ Chí Minh, trung tâm kinh tế - xã hội lớn của đất nước; có trục đường xuyên Á đi qua; có hai cửa khẩu quốc tế và nhiều cửa khẩu phụ trên tuyến biên giới 240 km. Tây Ninh còn có hồ nước Dầu Tiếng dung tích 1,5 tỷ m3, các trục giao thông đường

68

bộ, đường thủy thuận tiện cho giao lưu trong khu vực, ít bị thiên tai, là những điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế.

Những năm qua, tỉnh chú trọng nâng cao tỷ trọng công nghiệp. Trong năm 2018, tình hình KT-XH của tỉnh tiếp tục chuyển biến tích cực, có 19/23 chỉ tiêu cơ bản đạt và vượt kế hoạch. Cụ thể: GRDP trên địa bàn tăng 8,09% so với kế hoạch đề ra. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng với giá trị sản xuất ngành công nghiệp tăng 16,4%. Kim ngạch xuất khẩu thực hiện 5.114,70 triệu USD, vốn đầu tư phát triển thực hiện 27.149 tỷ đồng, bằng 37,62% GRDP và thu ngân sách nhà nước năm 2018 vượt so với dự toán, tăng khá so cùng kỳ.

Môi trường đầu tư của tỉnh vẫn ổn định, các dự án (DA) đầu tư lớn về thương mại, dịch vụ đã đi vào hoạt động như tổ hợp trung tâm Thương mại Vincom Plaza, gồm khách sạn 5 sao VinPearl có 16 tầng; nhà phố Shophouse Vincom Tây Ninh với quy mô 2 tầng hầm, 5 tầng thương mại; Liên hiệp HTX Thương mại TPHCM (Saigon Coop) cũng đầu tư, đưa vào hoạt động hệ thống 6 siêu thị tại Tây Ninh. Thu hút nhiều DA lớn như xúc tiến kế hoạch hợp tác phát triển nông nghiệp với tập đoàn FLC; đã khánh thành nhà máy chế biến rau củ quả xuất khẩu Tanifood tại xã Thạnh Đức, huyện Gò Dầu và là nhà máy đầu tiên ở Việt Nam đạt chuẩn Lead Silver của Mỹ; khánh thành Trang trại bò sữa Vinamilk tại huyện Bến Cầu quy mô 685ha; hợp tác với công ty Cổ phần Nafoods đầu tư phát triển vùng nguyên liệu, tiến tới xây dựng tổ hợp nhà máy chế biến trái cây xuất khẩu.

Đặc biệt, 2 nhà đầu tư đã khởi công xây dựng 2 bệnh viện tư nhân là bệnh viện Đa khoa Hồng Hưng và bệnh viện Đa khoa Xuyên Á với tổng mức đầu tư 2108 tỷ đồng; thu hút 10 DA điện mặt trời với tổng vốn đăng ký hơn 21000 tỷ đồng.

Về du lịch, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đồ án quy hoạch chung xây dựng Khu Du lịch quốc gia núi Bà Đen đến năm 2035 tại Quyết định 1099/QĐ-TTg ngày 5-9- 2018; UBND tỉnh tổ chức thành công Tuần lễ văn hóa, du lịch, nghề làm bánh tráng phơi sương Trảng Bàng lần thứ 2 - năm 2018; xây dựng đề án du lịch thông minh, bước đầu có nhiều nhà đầu tư lớn đến tìm hiểu cơ hội…

Về hạ tầng giao thông, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý việc triển khai DA đường cao tốc TPHCM - Mộc Bài, DA đường cao tốc Gò Dầu - TP Tây Ninh - Xa Mát. Tỉnh cũng chủ động xúc tiến các chương trình phối hợp phát triển hạ tầng giao thông với TPHCM và các tỉnh Bình Dương, Long An.

An sinh xã hội trong tỉnh được bảo đảm, nhất là chăm lo tốt đời sống cho người có công cách mạng, hộ nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn. An ninh chính trị, trật tự an toàn

69

xã hội giữ vững ổn định. Công tác đối ngoại được đẩy mạnh; trong đó thắt chặt hơn nữa mối quan hệ láng giềng hữu nghị tốt đẹp giữa tỉnh Tây Ninh với các tỉnh giáp biên giới thuộc Vương quốc Campuchia.

Theo thống kê, tổng số lao động hiện làm việc trong các doanh nghiệp toàn tỉnh khoảng 72000 người, nhiều nhất là ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (35000 người). Trong các khu công nghiệp, ngành dệt may chiếm nhiều lao động nhất, tương đương 50%, vì chỉ cần đào tạo trong thời gian khá ngắn và có nhiều chỗ làm. Từ năm 2004 đến nay, việc dạy nghề cho người lao động có chuyển biến, thu hút nhiều lao động từ khu vực nông thôn tham gia, góp phần quan trọng giải quyết việc làm và chuyển dịch cơ cấu lao động. Tỉnh cũng chủ trương kết hợp giữa dạy nghề dài hạn và ngắn hạn với các hình thức đa dạng, linh hoạt, đáp ứng một phần nhu cầu của các doanh nghiệp

Kinh tế xã hội phát triển làm cho nhận thức của xã hội và công chúng về giáo dục nghề nghiệp được tăng lên, người học ngày càng khẳng định được vị thế, vai trò của mình trong sự nghiệp CNH - HĐH đất nước. Từ đó cơ hội thu hút đầu tư cho giáo dục nghề nghiệp ngày càng tăng lên, các nhà trường có điều kiện hoàn thiện cơ sở vật chất để cải thiện chất lượng đào tạo. Thị trường lao động phát triển và hoàn thiện tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các cơ sở đào tạo nâng cao chất lượng.


Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ TÂY NINH (Trang 53 -56 )

×