Sự cần thiết phải đánh giá và nâng cao chất lượng đào tạo nghề

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại trường cao đẳng nghề tây ninh (Trang 32 - 33)

nghề

Yếu tố con người đã trở thành một yếu tố quan trọng trong tăng trưởng kinh tế. Muốn có nguồn nhân lực chất lượng cao, có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường lao động, song song với các cơ chế chính sách sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực, cần phải tăng cường đầu tư nâng cao chất lượng GDĐT nói chung và đào tạo nghề nói riêng.

Việt Nam đang bước vào thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Nền kinh tế chuyển từ quan liêu bao cấp sang kinh tế thị trường có định hướng XHCN, giảm tỷ trọng GDP và tỷ trọng lao động trong nông nghiệp, tăng tỷ trọng GDP và lao động trong các ngành công nghiệp – xây dựng, thương mại – dịch vụ. Năm 2006, Việt Nam đã chính thức gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Bối cảnh quốc tế và trong nước vừa tạo thời cơ lớn vừa đặt ra những thách thức không nhỏ cho giáo dục nghề nghiệp ở Việt Nam . Quá trình tăng cường hợp tác khu vực ASEAN và các nước trên thế giới đã và đang đặt ra những yêu cầu mới không chỉ về kinh tế mà cả về giáo dục đặc biệt là về đào tạo nguồn nhân lực theo các chuẩn mực đào tạo khu vực và quốc tế. Hơn thế nữa, việc thay đổi cơ cấu ngành nghề đã làm nảy sinh nhu cầu của người lao động đó là được đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ để chuyển đổi nghề và vị trí việc làm. Điều này đặt ra những yêu cầu mới về cơ cấu và chất lượng đào tạo nhân lực nói chung và đào tạo nghề nghiệp nói riêng.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, lực lượng lao động có tay nghề là một trong những yếu tố quyết đến tính cạnh tranh của doanh nghiệp. Bước vào giai đoạn hội nhập, đặc biệt từ sau khi gia nhập WTO, các doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ bên ngoài. Chính vì vậy việc đào tạo nguồn nhân lực, chú trọng nâng cao tay nghề cho người lao động là vô cùng cần thiết nhằm nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp. Trước những thực trạng về lao động, việc làm và về chất lượng nguồn nhân lực ở nước ta đã đặt ra những yêu cầu mới về công tác đào tạo nghề.

Tây Ninh là tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ, vị trí cầu nối giữa Thành phố Hồ Chí Minh và thủ đô Phnôm Pênh, vương quốc Campuchia và là một trong những tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Tỉnh có thành phố Tây Ninh nằm cách Thành phố Hồ Chí Minh 99 km theo đường Quốc lộ 22, cách biên giới Campuchia 40 km về phía Tây Bắc. Với vị trí địa lý, hệ thống giao thông thuận lợi đã giúp Tây Ninh thu hút được nhiều dự án đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài nước, địa phương này đã thu hút

46

được 291 dự án đầu tư nước ngoài, trong đó có 271 dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp, chiếm tỷ lệ 96,17% trên tổng số dự án7.

Chính vì vậy, hiện nay trên địa bàn tỉnh, có rất nhiều khu công nghiệp, khu đô thị mới được xây dựng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao, cùng với việc tập trung nhiều khu đô thị mới, khu công nghiệp, nhiều dự án đầu tư đăng ký, giúp tạo nhiều công ăn việc làm cho người dân địa phương. Điều này một mặt nâng cao thu nhập và đời sống của người dân, mặt khác đặt ra yêu cầu người lao động cần được đào tạo nâng cao trình độ để đáp ứng yêu cầu đặt ra của nền kinh tế và của doanh nghiệp. Dẫn đến hệ thống đào tạo nghề của tỉnh cần được mở rộng, phát triển hơn nữa để có thể đáp ứng kịp thời nhu cầu đào tạo của xã hội.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại trường cao đẳng nghề tây ninh (Trang 32 - 33)