Đánh giá chung về chất lượng đào tạo nghề tại trường Cao đẳng nghề Tây Ninh

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại trường cao đẳng nghề tây ninh (Trang 60 - 63)

- Về tình hình học tập, rèn luyện của học viên

16 Phòng Tổ chức Hành chính Trường cao Đẳng nghề Tây Ninh năm 2015-

2.3. Đánh giá chung về chất lượng đào tạo nghề tại trường Cao đẳng nghề Tây Ninh

đẳng nghề Tây Ninh

Từ sự phân tích các yếu tố tác động đến chất lượng đào tạo tại trường Cao đẳng nghề Tây Ninh có thể rút ra những ưu nhược điểm sau:

2.3.1. Ưu điểm

Nhà trường nhận đã được sự quan tâm của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp UBND tỉnh và các ban ngành của tỉnh trong việc ưu tiên đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất nhằm đáp ứng ngày một tốt hơn trong công tác đào tạo nghề.

Chi ủy, Ban Giám hiệu đã lãnh đạo, chỉ đạo một cách kiên quyết và sâu sát các hoạt động chung trong nhà trường, phân cấp quản lí tốt, xây dựng các kế hoạch hoạt động và tổ chức thực hiện có hiệu quả, trong đó kế hoạch đào tạo phù hợp với điều kiện cụ thể của nhà trường và tình hình phát triển KT - XH của địa phương.

Công tác điều hành công việc thực hiện đúng theo quy chế, bảo đảm sự công bằng với mọi thành viên trong nhà trường.

Về mục tiêu và chương trình đào tạo: Chương trình đào tạo đều được rà soát, định kỳ 2 năm 1 lần tiến hành điều chỉnh chương trình đào tạo theo hướng nghề nghiệp để phù hợp với nhu cầu của các cơ quan tuyển dụng.

Đội ngũ giáo viên lâu năm giàu kinh nghiệm, tâm huyết với sự nghiệp đào tạo, giáo viên trẻ nhiệt tình, được đào tạo cơ bản, có tinh thần trách nhiệm, có ý thức tổ chức kỷ luật. Luôn phát huy được truyền thống đào tạo của nhà trường, an tâm và có trách nhiệm cao với nghề nghiệp. Là những người hoạt động đào tạo, các cán bộ giảng viên đều say mê với nghề, có những tâm huyết nhất định. Đội ngũ cán bộ, giảng viên nhà trường có khả năng phát triển trong thời gian tới, phục vụ cho sự nghiệp phát triển chung của nhà trường.

Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đã được cải thiện nhiều, đa số giảng viên đều tốt nghiệp thạc sĩ, cán bộ viên chức đều tốt nghiệp đại học chính quy, văn bằng tốt nghiệp loại khá, giỏi trở lên, nhiều cán bộ giảng viên đang học cao học và nghiên cứu sinh. Nhà trường đã xây dựng môi trường sư phạm, đảm bảo điều kiện phương tiện giảng dạy, làm việc. Nhằm tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ, giảng viên nâng cao chất lượng. Nhà trường đang tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại phục vụ cho làm việc, giảng dạy và nghiên cứu khoa học.

Nhà trường tích cực đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, nâng cấp, cải tiến hệ thống thông tin tư liệu, tài liệu; nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học, biên soạn, in ấn

74

giáo trình, tài liệu đảm bảo phục vụ tốt nhất cho công tác giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học của cán bộ, giảng viên và sinh viên.

Phân công giảng dạy phù hợp, thi đua khen thưởng kịp thời chính xác; xây dựng được nội bộ đoàn kết, cộng đồng trách nhiệm và có quyết tâm trong việc nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực; phát huy được sức mạnh tổng hợp của các lực lượng giáo dục trong nhà trường, ngoài xã hội, được đa số cán bộ giáo viên tin tưởng, đồng tình ủng hộ.

Cơ sở vật chất và nguồn tài chính cho đào tạo được nhà trường coi trọng. Các điều kiện vật chất như hội trường, phòng học, các phương tiện hiện đại phục vụ giảng dạy được nhà trường quan tâm, phục vụ kịp thời, có hiệu quả cho công tác đào tạo. Nhà trường đã trang bị mạng Internet có dây và không dây cho tất cả các phòng ban. Các phòng học đều được trang bị bàn ghế mới, thoáng mát. Nhà trường đã chủ trương tiết kiệm và nâng cao được hiệu quả sử dụng tài sản công, văn phòng phẩm, vật tư thực hành phục vụ cho hoạt động đào tạo.

Công tác tuyển sinh, chất lượng của HSSV được nhà trường xem trọng, tổ chức đánh giá kết quả rèn luyện của học viên hàng năm. Quy định đánh giá rèn luyện đạo đức người học xem xét trên các mặt: ý thức học tập, chấp hành nội quy, quy chế, tham gia các hoạt động.

Trường Cao đẳng Nghề Tây Ninh xây dựng chương trình hành động, tổ chức thực hiện nghiêm túc cuộc vận động “Hai không” với 4 nội dung. Thường xuyên kiểm tra công tác giảng dạy của giáo viên ở các Khoa, bộ môn. Công tác tổ chức các lần thi hết môn, thi tốt nghiệp được các khoa, bộ môn trực thuộc thực hiện đúng quy chế của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp. Năm học 2018-2019, trường Cao đẳng nghề Tây Ninh không xảy ra tiêu cực trong thi cử.

2.3.2. Hạn chế

Công tác tuyển sinh của nhà trường chủ yếu thực hiện qua các phương tiện thông tin đại chúng, như thông báo trên đài truyền hình; báo Tây Ninh và gửi thông tin tuyển sinh qua đường bưu điện, mà chưa tổ chức nhiều buổi tư vấn trực tiếp tại các trường THCS và THPT.

Công tác tuyển sinh còn chạy theo số lượng chứ chưa chú trọng nhiều đến chất lượng đầu vào, đặc biệt là công tác hướng nghiệp, giới thiệu về ngành nghề đào tạo phù hợp đối tượng sắp theo học tại trường.

75

Việc xây dựng nội dung chương trình đào tạo chưa toàn diện như: chưa có sự tham gia sâu của đại diện doanh nghiệp là các chuyên gia, kỹ thuật viên giỏi, các giáo viên có kinh nghiệm ngoài nhà trường và chưa thực sự đổi mới phương pháp tiếp cận với nghiên cứu khoa học hiện nay.

Việc quy hoạch đội ngũ cán bộ giáo viên thiếu sự kế thừa và bền vững. Mặc dù, quy trình tuyển chọn giảng viên được xây dựng khá chặt chẽ, song công tác tổ chức thực hiện còn rườm rà, thiếu khoa học; chế độ đãi ngộ đối với giáo viên vẫn còn thấp so với mặt bằng chung, nên chưa thu hút được cán bộ quản lý và giáo viên giỏi phục vụcho công tác đào tạo của nhà trường.

Cán bộ giảng dạy ở một số khoa thiếu cả về số lượng và chất lượng, đặc biệt là giáo viên có trình độ cao, giỏi ngoại ngữ, giỏi thực hành, tâm huyết, làm việc có trách nhiệm. Khi đã đặt ra và muốn đạt được mục tiêu phát triển nhà trường thì vấn đề trình độ học vấn của nhân lực là trở ngại, đòi hỏi phải có thời gian nên đây là nguyên nhân do chưa có sự chuẩn bị chu đáo, đầu tư nhân sự từ xa, còn có lối tư duy nhà trường gần các cơ sở cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng cao, đa dạng về chuyên ngành... thì việc tuyển dụng giảng viên có trình độ đại học, thạc sỹ, theo các ngành, chuyên ngành sẽ thuận lợi hơn, nhưng thực tế việc tuyển dụng giảng viên nhiều năm qua gặp không ít khó khăn, do đó dẫn đến việc phát triển nguồn nhân lực chưa kịp thời.

Cơ chế tài chính còn hạn chế, chưa có điều kiện để thực hiện các chính sách thu hút được người giỏi, người có học hàm, học vị về công tác và thực hiện nghiên cứu khoa học. Trang thiết bị phục vụ giảng dạy và thực hành nghề nhiều khoa còn thiếu, hiệu quả sử dụng chưa cao, số lượng đầu sách trực tiếp phục vụ cho các môn học, mô đun còn chưa đủ.

Sinh viên ghi chép và học thuộc lòng là chủ yếu, không phát huy tư duy sáng tạo. Phần nhiều ý thức học tập của sinh viên còn mang nặng tính thi cử, trả nợ cho xong môn học. Ngoài ra, đầu vào sinh viên của trường thấp do nhà trường không tổ chức thi mà chỉ xét tuyển, nên kết quả học tập của học viên chưa cao. Kỹ năng mềm của học viên như khả năng giao tiếp, kỹ năng tin học văn phòng hay ngoại ngữ còn yếu, chưa đáp ứng được yêu cầu của cơ sở sử dụng lao động và học viên chưa chủ động trong công cuộc đi tìm việc làm. Vì vậy tỷ lệ HSSV tốt nghiệp ra trường xin được việc làm và đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp còn thấp.

Mối quan hệ giữa nhà trường và doanh nghiệp chưa chặt chẽ, chỉ dừng lại là cấu nối trung gian giữa HSSV và doanh nghiệp, bằng cách giới thiệu địa chỉ để HSSV tự liên hệ

76

thực tập, chưa có những chiến lược liên kết đào tạo tầm vĩ mô nhằm mục đích cung cấp nguồn nhân lực cho các cơ sở này. Do vậy, công việc thực tập hàng năm và thực tập cuối khóa mang tính chất hình thức, đối phó, không rút được những kinh nghiệm và bài học quíbáu trong thực tiễn hoạt động du lịch. Hệ quả là sinh viên ra trường chưa đáp ứng được yêu cầu của ngành du lịch nói riêng và yêu cầu xã hội nói chung.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại trường cao đẳng nghề tây ninh (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)