- Về tình hình học tập, rèn luyện của học viên
TRONG GIAI ĐOẠN 2019 –
3.2.1. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giảng viên và cán bộ quản lý
Chất lượng giảng viên có vai trò quyết định trong việc đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo. Theo đánh giá của Piper (1993) thì: “Phát triển đội ngũ giảng viên là công cụ mạnh nhất của công tác phát triển nhà trường. Nó tập trung vào các biện pháp nhằm đạt được các mục tiêu trong tương lai và gắn chặt với việc lập kế hoạch chiến lược”. Do vậy việc nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên được coi là giải pháp đột phá trong việc nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực.
Day, C (1994) định nghĩa phát triển chuyên môn cho đội ngũ giảng viên như sau: “Phát triển chuyên môn bao gồm tất cả những hoạt động có kế hoạch trước, thực hiện trực tiếp hay gián tiếp tới các cá nhân, các nhóm, các trường; bằng cách đó, cung cấp chất lượng giáo dục trong phòng học. Đó là quá trình mà một hoặc nhiều giảng viên cùng xem xét, đổi mới, mở rộng những cam kết đối với mục đích của việc giảng dạy, bằng cách đó, họ có được và phát triển được các kiến thức, kĩ năng quan trọng trong suy nghĩ, lập kế hoạch, thực hành với học viên, với các đồng nghiệp và trong công việc giảng dạy”.
86
Xây dựng quy chế tuyển dụng
Tuyển chọn và sử dụng đội ngũ cán bộ, giảng viên là công việc tất yếu. Việc tuyển chọn đội ngũ cán bộ giảng viên là công việc thu hút nguồn nhân lực chất xám phục vụ cho yêu cầu đào tạo của nhà trường với kết quả cao nhất. Nguồn lực để tuyển lựa đó có thể là những giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, giảng viên hiện đang công tác tại các trường đại học cùng khối kinh tế. Đặc biệt uy tín của nhà trường và uy tín của hiệu trưởng có sức hút ban đầu đối với các ứng viên dự tuyển là khá lớn.Trước hết nhu cầu giảng viên trong nhà trường cần được tính toán cụ thể trong thời gian dài để từ đó có kế hoạch xin cơ quan cấp trên bổ sung chỉ tiêu hàng năm. Việc tuyển chọn giảng viên theo quy định của nhà nước về tuyển chọn công chức cần được thực hiện một cách nghiêm túc để sàng lọc được những người có phẩm chất đạo đức, có năng lực giảng dạy. Nhà trường cũng cần xây dựng một đội ngũ cộng tác viên giỏi về chuyên môn và có kỹ năng sư phạm; có kế hoạch đào tạo sinh viên giỏi để bổ sung vào đội ngũ giảng viên.
Việc tuyển dụng giáo viên cần dựa trên các nguyên tắc:
Về số lượng: Phải đảm bảo cân đối, đầy đủ số lượng giảng viên ở các bộ môn, khắc phục được tình trạng vừa thừa lại vừa thiếu, tình trạng một số giảng viên dạy vượt giờ chuẩn quá nhiều.
Về chất lượng: Tiến tới tất cả giảng viên đều đạt và vượt chuẩn; tăng số lượng giảng viên/chuyên viên chính, giảng viên/chuyên viên có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy chuyên môn cũng như trong nghiên cứu khoa học.
Về cơ cấu: Phải cân đối về độ tuổi, giới tính, cơ cấu các môn học, chuyên ngành đào tạo, phòng ban chức năng.
Trong quá trình lập quy hoạch, quy hoạch phát triển đội ngũ cán bộ giảng viên cần chú trọng tới vấn đề tuyển chọn và bổ sung. Nếu việc tuyển chọn, bổ sung đội ngũ không đúng tiêu chuẩn, không đúng đối tượng theo yêu cầu mà nhà trường đang cần thì chỉ làm cho đội ngũ tăng lên về số lượng nhưng chất lượng không tăng.
Xây dựng kế hoạch phát triển, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên về chuyên môn
Việc xây dựng đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, ngoại ngữ, tin học cho đội ngũ cán bộ, giảng viên phải thật sự có tác dụng thiết thực, phục vụ tính cực cho việc nâng cao chất lượng công tác chuyên môn và nghiên cứu khoa học trong nhà trường. Mặt khác đáp ứng yêu cầu chuẩn hóa đội ngũ. Việc bồi dưỡng phải đáp ứng yêu cầu nâng cao trình độ chung cho đội ngũ cán bộ, giảng viên, nâng cao năng lực chuyên môn, khả năng sư phạm, khả năng nghiên cứu khoa học và tham gia các hoạt
87
động khác trong nhà trường. Khắc phục tình trạng đội ngũ cán bộ có phát triển nhưng năng lực không được tăng lên tương ứng.
Công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡngcần được coi là một bộ phận cấu thành của hệ thống đào tạo: bồi dưỡng liên tục về sư phạm, kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp. Nội dung các loại hình bồi dưỡng, một mặt đáp ứng yêu cầu hoạt động nghề nghiệp hàng ngày của giảng viên, mặt khác phải trở thành nhân tố nâng cao trình độ của giảng viên. Trong công tác bồi dưỡng, cần chú trọng củng cố và phát triển kỹ năng sư phạm theo từng chuyên ngành; chú trọng nâng cao trình độ ngoại ngữ, vốn học vấn cơ bản và trên cơ sở đó tăng cường bồi dưỡng phương pháp nghiên cứu, phương pháp tự học có hướng dẫn, phương pháp thực nghiệm và đánh giá... tạo điều kiện cho đội ngũ giảng viên nâng cao dần khả năng tự bồi dưỡng theo từng mục tiêu xác định. Nhà trường cần thường xuyên tổ chức thi giáo viên dạy giỏi cấp trường để đẩy mạnh phong trào thi đua dạytốt và giảng viên có điều kiện học tập kinh nghiệm của nhau. Việc đánh giá và phân loại trình độ, năng lực thực tế của đội ngũ giảng viên cần được tiến hành theo định kỳ để làm cơ sở cho việc đào tạo bồi dưỡng. Có như vậy mới thực hiện được việc chuẩn hóa trình độ giảng viên phù hợp với mục tiêu đặt ra.
Tăng cường công tác quản lý hoạt động giảng dạy đối với đội ngũ giáo viên.
Định kỳ tổ chức các hội thi giáo viên dạy giỏi toàn trường để khuyến khích, cổ vũ và tôn vinh sự sáng tạo, nỗ lực của giáo viên; Cử và bồi dưỡng giáo viên tham gia các hội thi giáo viên cấp tỉnh, cấp quốc gia để tạo cơ hội cho giáo viên cọ sát thực tế, thử sức mình và học hỏi kinh nghiệm các trường khác. Dựa vào kế hoạch và tiến độ đào tạo và trình độ chuyên môn, kinh nghiệm giảng dạy để phân công giáo viên giảng dạy đúng, hợp lý; cố gắng phân công cho giáo viên một số lượng môn học ổn định qua các năm học để giáo viên có thời gian trau dồi, nâng cao chất lượng bài giảng. Giảm khối lượng giờ lên lớp của giáo viên bằng cách xây dựng nội dung bài học gắn với thực tế, người học cần phải tự nghiên cứu, quan sát thực tế, để hoàn thành bài tập của mình. Đây là điểm mới để người học rèn luyện kỹ năng tự nghiên cứu, tự học, gắn lý thuyết với thực hành, tăng sự sáng tạo của người học, không dập khuôn kiến thức.
Thực hiện nghiêm túc công tác đánh giá, phân loại, chế độ chính sách đối với giáo viên; đánh giá, phân loại gắn với việc thực hiện chủ trương tinh giản biên chế; rà soát, điều chỉnh kịp thời vị trí việc làm, tổ chức thi, xét thăng hạng và bổ nhiệm, xếp lương theo quy định; thực hiện tốt chế độ, chính sách, làm tốt công tác thi đua, khen thưởng nhằm tạo động lực cho đội ngũ nhà giáo chuyên tâm với nghề.
88