Đánh giá các tính trạng năng suất sinh sản của lợn ná

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình chăn nuôi lợn nái lai CA và c22 theo mô hình trang trại tại huyện quỳnh phụ tỉnh thái bình (Trang 44 - 46)

Cùng với thống kê mô tả, các nghiên cứu trong và ngoài n−ớc đã sử dụng mô hình thống kê để đánh giá các chỉ tiêu khác nhau về năng suất và sức sản xuất của đàn lợn nái. Mô hình thống kê còn đ−ợc sử dụng rộng rãi trong việc phân tích các yếu tố ảnh h−ởng, cũng nh− giúp cho việc hiệu chỉnh số liệu giống nhằm đánh giá chính xác hơn khả năng sản xuất của con vật.

Nguyễn Văn Thiện, Đinh Hồng Luận (1994) [35] đã điều tra khả năng sinh sản của 6118 ổ đẻ lợn nái ỉ và tính toán các tham số thống kê đối với các tính trạng: số con sơ sinh còn sống, số con 30 ngày và 60 ngày tuổi, khối l−ợng toàn ổ sơ sinh, khối l−ợng toàn ổ 30 ngày tuổi và 60 ngày tuổi, khối l−ợng trung bình 1 lợn con 30 ngày và 60 ngày tuổi, tuổi đẻ lứa đầu và khoảng cách giữa 2 lứa đẻ.

Các tác giả trên đã công bố về năng suất sinh sản của giống lợn Móng Cái từ 1973 - 1988:

- Tuổi đẻ lứa đầu: 467,4 ± 7,70 ngày. - Khoảng cách 2 lứa đẻ: 202 ± 2,00 ngày. - Số lứa đẻ/năm: 1,8 ± 0,02 lứa.

- Số con đẻ ra còn sống/ổ: 10,80 ± 0,20 con.

- Tỷ lệ lợn con còn sống đến 60 ngày tuổi: 69,10 ± 0,90%. - Số con cai sữa/nái/năm: 13,5 ± 0,20 con.

- Khối l−ợng lợn con lúc sơ sinh: 0,504 ± 0,008 kg.

Vandersteen (1986) [83] đã sử dụng mô hình thống kê phân tích năng suất sinh sản lợn nái bao gồm các tính trạng: số con đẻ ra, số con đẻ ra còn sống, số con cai sữa, tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa, thời gian cai sữa đến động dục trở lại, thời gian phối giống lần đầu và phối giống cuối cùng của lợn nái.

Đặng Vũ Bình (1992) [5] đã thông báo các tham số thống kê năng suất sinh sản lợn ỉ nuôi tại Trung tâm lợn giống Đồng Giao. Tr−ơng Văn Đa, Lê Thanh Hải (1987) [16] công bố khả năng sinh sản của lợn Yorkshire trong vùng giống Gò Vấp thành phố Hồ Chí Minh.

Nghiên cứu khả năng sinh sản của lợn Móng Cái, Nguyễn Văn Thiện, Nguyễn Văn Đức và Tạ Thị Bích Duyên (1999) [36] kết luận: năng suất sinh sản lợn nái Móng Cái tăng nhanh từ lứa 1 đến lứa 2, tăng dần và t−ơng đối ổn định ở lứa 3 - lứa 10 và giảm đi từ lứa 11 trở đi, nh− vậy nái Móng Cái có tuổi sinh sản dài hơn nái ngoại rất nhiều.

Tại Hội nghị khoa học Chăn nuôi thú y toàn quốc 9/1995 [20] các tác giả đã nghiên cứu và tổng kết khả năng sinh sản của giống lợn trắng Phú Khánh cho thấy:

- Số con sơ sinh còn sống : 9,92 ± 0,13 con

- Số con 21 ngày : 9,33 ± 0,33 con

- Số con cai sữa : 7,48 ± 0,07 con

- Số con 60 ngày : 7,30 ± 0,01 con

- Khối l−ợng toàn ổ sơ sinh : 10,62 ± 0,15 kg - Khối l−ợng toàn ổ 21 ngày : 31,85 ± 0,40 kg - Khối l−ợng toàn ổ cai sữa : 65.81 ± 0,90 kg

Theo kết quả nghiên cứu thì năng suất sinh sản của lợn trắng Phú Khánh tăng dần từ lứa thứ 2 và đạt cao nhất ở lứa thứ 6, sau đó giảm đi. Khối l−ợng sơ sinh/con giữa các lứa biến động ít, khối l−ợng 21 ngày và khối l−ợng cai sữa/con đạt cao nhất ở lứa thứ 7, t−ơng ứng là 4,49 và 10,45 kg. Thời gian động dục sau khi tách con không thấy có qui luật nào ở các lứa đẻ và biến động trong khoảng 6 - 13 ngày. Đặng Vũ Bình (1999) [6] đã sử dụng mô hình thống kê trên, để phân tích một số yếu tố ảnh h−ởng tới năng suất sinh sản của lợn nái Yorkshire và Landrace của xí nghiệp lợn giống Mỹ Văn.

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình chăn nuôi lợn nái lai CA và c22 theo mô hình trang trại tại huyện quỳnh phụ tỉnh thái bình (Trang 44 - 46)